Doanh thu hợp nhất của 19 tập đoàn, tổng công ty nhà nước chiếm 20% GDP
Sáng 26/9, Báo Đầu tư phối hợp với Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp tổ chức Tọa đàm về Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhân dịp kỷ niệm 5 năm Ngày thành lập Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Ông Phạm Văn Sơn, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp cho biết, đến năm 2022, tổng vốn chủ sở hữu hợp nhất của 19 tập đoàn, tổng công ty đạt 1 triệu 154 nghìn tỷ đồng; tổng tài sản hợp nhất đạt 2 triệu 491 nghìn tỷ đồng, chiếm tỷ lệ khoảng 63% tổng vốn chủ sở hữu và 65% tổng tài sản của các doanh nghiệp nhà nước trong cả nước.
So với năm 2018 (thời điểm chuyển về Ủy ban), theo báo cáo tài chính của các tập đoàn, tổng công ty đến thời điểm cuối năm 2022, tổng vốn chủ sở hữu hợp nhất tăng từ 1,056 triệu tỷ đồng lên 1,155 triệu tỷ đồng; tổng tài sản hợp nhất tăng từ 2,360 triệu tỷ đồng lên 2,491 triệu tỷ đồng; các chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh đạt được hàng năm có sự tăng trưởng. Tính riêng trong năm 2022, tổng doanh thu hợp nhất đạt 1,871 triệu tỷ đồng, chiếm 20% GDP cả nước (tăng 0,6% so với năm 2018).Theo ông Hồ Sỹ Hùng, Phó Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, sau 5 năm thành lập (29/9/2018 - 29/9/2023), Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã thực hiện cơ bản đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu đối với 19 tập đoàn, tổng công ty. Đáng chú ý, có một số thay đổi tích cực từ khi Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp được thành lập như cơ bản khắc phục tình trạng một số công việc chưa được thực hiện đầy đủ, tồn đọng nhiều năm.
Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã tích cực, chủ động cùng các cơ quan quản lý nhà nước tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về đầu tư; quản lý, sử dụng vốn và tài sản nhà nước; sắp xếp lại, xử lý đất đai; quản lý, sử dụng tài sản công; cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước; qua đó tháo gỡ khó khăn để thực hiện nhiều dự án đầu tư lớn.
Trong 5 năm kể từ khi Chính phủ ban hành Nghị định số 131/2018/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước và các tập đoàn, tổng công ty đã cố gắng vượt qua khó khăn, tận dụng tối đa những cơ hội; cơ bản đã bảo toàn và phát triển vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp; thể hiện được vai trò nòng cốt trong một số ngành, lĩnh vực trọng yếu của đất nước; bảo đảm các cân đối lớn cho nền kinh tế, tạo nguồn thu đáng kể cho ngân sách nhà nước.
Trong giai đoạn 2018-2023, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã tích cực chỉ đạo, phối hợp với các tập đoàn, tổng công ty thực hiện kế hoạch đầu tư phát triển với tổng giá trị đầu tư ước đạt gần 700 nghìn tỷ đồng
Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã trình Thủ tướng Chính phủ 3 phương án xử lý đối với 4 dự án chậm tiến độ, kém hiệu quả còn lại. Sau khi có ý kiến của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp sẽ báo cáo Bộ Chính trị phương án xử lý đối với 3 dự án còn lại.
Theo ông Nguyễn Đức Trung, Phó Cục trưởng Cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến 30/6/2023, tổng doanh thu của các doanh nghiệp nhà nước trên cả nước đạt gần 690 nghìn tỷ đồng, đạt 50% kế hoạch năm 2023. Lãi phát sinh trước thuế là 67,4 nghìn tỷ đồng. Tổng thuế và các khoản phát sinh nộp ngân sách nhà nước là 67,233 nghìn tỷ đồng, đạt 56% so với kế hoạch năm 2023.
Ước cả năm 2023 tổng doanh thu của toàn khu vực doanh nghiệp nhà nước đạt hơn 1,4 triệu tỷ đồng, tăng 4% so với kế hoạch đề ra. Tổng lãi phát sinh trước thuế của khu vực doanh nghiệp nhà nước năm 2023 ước đạt hơn 117,3 triệu tỷ đồng, tăng 9% so với kế hoạch đề ra.
Tổng thuế và các khoản phát sinh nộp ngân sách nhà nước của doanh nghiệp nhà nước cả năm 2023 ước đạt gần 129 nghìn tỷ đồng, tăng 7% so với kế hoạch. Ông Đỗ Thành Trung, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư cho rằng, việc nâng cao vị trí vai trò, hiệu quả hoạt động và huy động nguồn lực của hệ thống khu vực doanh nghiệp nhà nước cho phát triển kinh tế-xã hội lâu nay đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quan tâm chỉ đạo sát sao. Sự phát triển lớn mạnh của các doanh nghiệp Nhà nước không chỉ đóng góp cho sự phát triển kinh tế-xã hội mà còn là công cụ hữu hiệu trong thực hiện điều tiết vĩ mô, ổn định giá cả, an sinh xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng và chủ quyền quốc gia, nhất là chế độ an sinh xã hội ở các địa bàn khó khăn, biên giới, hải đảo. Doanh nghiệp nhà nước còn là khu vực xây dựng, phát triển hạ tầng kinh tế quan trọng và những ngành, lĩnh vực mũi nhọn để tạo động lực phát triển kinh tế, trong điều kiện khu vực tư nhân còn chưa lớn mạnh và không có khả năng thực hiện.
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đỗ Thành Trung nhìn nhận, bên cạnh các kết quả tích cực đã đạt được, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước, đặc biệt là hoạt động đầu tư còn một số hạn chế.
Ông Trung chỉ ra, các doanh nghiệp nhà nước đang chậm chuyển mình trong xu hướng mới, thời đại mới; vai trò dẫn dắt, tạo động lực, mở đường, thúc đẩy các thành phần kinh tế khác chưa được phát huy rõ nét.
Doanh nghiệp nhà nước có hiệu quả hoạt động tích cực, nhưng chưa tương xứng với nguồn lực nắm giữ, đặc biệt là khi khối tổng tài sản lên tới hơn 3,7 triệu tỷ đồng của đất nước.
Hoạt động đầu tư của doanh nghiệp nhà nước chưa được như kỳ vọng, nhất là việc đầu tư nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo còn hạn chế, đặc biệt trong các ngành có khả năng dẫn dắt chuyển đổi số. Cùng đó, khả năng cạnh tranh; trong đó có cạnh tranh quốc tế của doanh nghiệp nhà nước còn hạn chế.
Đánh giá tầm quan trọng của doanh nghiệp nhà nước, ông Lê Trọng Minh, Tổng Biên tập Báo Đầu tư nhìn nhận, khu vực doanh nghiệp nhà nước đang đóng vai trò chi phối, chủ đạo trong những ngành, lĩnh vực quan trọng, thiết yếu của nền kinh tế.
Trong lĩnh vực năng lượng các nhà máy của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKT) và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) cung cấp khoảng 87% sản lượng cho toàn xã hội. Trong lĩnh vực xăng dầu, các doanh nghiệp nhà nước đóng góp hơn 84% thị phần bán lẻ.
Trong lĩnh vực tìm kiếm thăm dò, chế biến và khai thác dầu khí, doanh nghiệp nhà nước cung cấp 100% thị phần khí thô và 70% thị phần LNG toàn quốc; 70 - 75% phân đạm cho sản xuất nông nghiệp.
Doanh nghiệp nhà nước cũng đóng vai trò quyết định trong nhiều lĩnh vực hạ tầng quan trọng của nền kinh tế viễn thông, công nghệ thông tin, với hơn 90% thị phần thuê bao di động và băng thông rộng di động mặt đất; hạ tầng giao thông vận tải, cảng biển, tài chính ngân hàng.
Doanh nghiệp nhà nước cung cấp nguyên vật liệu sản xuất đầu vào cho nền kinh tế gồm xi măng, hóa chất cơ bản, các nguyên vật liệu dầu khí, than, xơ sợi, cao su… ./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thông qua kế hoạch đầu tư nhiều dự án quan trọng trong năm 2024
08:06' - 08/08/2023
Tây Ninh vừa thông qua kế hoạch đầu tư công năm 2024 là trên 4.020 tỷ đồng, với nhiều dự án quan trọng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
-
Kinh tế & Xã hội
Bắt nguyên Phó Giám đốc Sở Kế hoạch đầu tư tỉnh Phú Thọ để làm rõ vi phạm trong lĩnh vực đất đai
20:06' - 14/07/2023
Công an tỉnh Phú Thọ đã bắt, khám xét đối với 5 đối tượng để điều tra, làm rõ về hành vi “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” trong lĩnh vực đất đai xảy ra tại thị xã Phú Thọ.
-
Kinh tế và pháp luật
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công nhằm thúc đẩy giải ngân kế hoạch đầu tư công
20:03' - 14/06/2023
Bộ Kế hoạch và Đầu tư có văn bản về việc lấy ý kiến về đề nghị xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 40/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đầu tư công.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Mai Văn Chính dự khánh thành cầu Liêm Chính (Hà Nam)
20:08' - 10/05/2025
Chiều 10/5, UBND tỉnh Hà Nam tổ chức Lễ khánh thành cầu Liêm Chính, đơn nguyên 2 và các công trình hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, thành phố Phủ Lý.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm: Vun đắp quan hệ hữu nghị truyền thống Việt –Nga trong kỷ nguyên mới
19:56' - 10/05/2025
Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã gặp gỡ và phát biểu tại Học viện Hành chính công và Kinh tế quốc dân trực thuộc Tổng thống Liên bang Nga.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam phải có lối đi riêng, chính sách đột phá
19:53' - 10/05/2025
Tối 10/5, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành, địa phương liên quan về xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV: Bảo đảm tính minh bạch và đồng bộ trong quy hoạch
18:34' - 10/05/2025
Chiều 10/5, Quốc hội thảo luận ở tổ về các nội dung: Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp; Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch....
-
Kinh tế Việt Nam
Củng cố nội lực cho doanh nghiệp Việt trước biến động thương mại toàn cầu
18:30' - 10/05/2025
Xu hướng thương mại toàn cầu biến động khó lường, mức độ rủi ro tăng cao đang đặt ra yêu cầu cấp thiết phải củng cố nội lực và khả năng thích nghi cho doanh nghiệp và nền kinh tế Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 3-9/5/2025
18:07' - 10/05/2025
Bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện đầu tư kinh doanh, giảm ít nhất 30% thời gian giải quyết thủ tục hành chính... là những thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng nổi bật tuần từ 3-9/5/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Nhất trí đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Gia Bình cấp 4E
17:34' - 10/05/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp về việc đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh và tuyến đường kết nối sân bay Gia Bình với Thủ đô Hà Nội.
-
Kinh tế Việt Nam
Khai mạc Phiên họp thứ 45 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
17:30' - 10/05/2025
Chiều 10/5, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành Phiên họp thứ 45.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến Chủ tịch Duma Quốc gia Liên bang Nga
17:18' - 10/05/2025
Tổng Bí thư Tô Lâm đã hội kiến Chủ tịch Duma Quốc gia Vyacheslav Volodin trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Liên bang Nga và tham dự Lễ kỷ niệm 80 năm Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại.