Đón làn sóng công nghệ tài chính - triển vọng hợp tác Ấn Độ-ASEAN
Công nghệ kỹ thuật số đang chứng tỏ là nhân tố thay đổi cuộc chơi đối với nhiều lĩnh vực. Nhiệm kỳ Chủ tịch Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) của Ấn Độ năm nay được thiết kế nhằm mục đích vừa kết nối vừa đại diện cho Nam Bán Cầu để đưa khu vực này vào một chương trình nghị sự phát triển rộng lớn hơn, tập trung cơ sở hạ tầng kết nối, kinh tế kỹ thuật số toàn diện và giải pháp y tế sáng tạo.
Đại dịch COVID-19 làm thay đổi bối cảnh thanh toán của châu Á và đẩy nhanh việc áp dụng thanh toán kỹ thuật số và thời gian thực. Với việc giãn cách xã hội trở thành một tiêu chuẩn trong giai đoạn này, giao dịch tài chính không tiếp xúc và tính chất thời gian thực của chúng trở thành một giải pháp đơn giản và tức thời cho các vấn đề thanh toán của người tiêu dùng. Thị trường thanh toán kỹ thuật số hậu COVID-19 ở châu Á cho thấy quỹ đạo tăng trưởng và dự kiến đạt 2.000 tỷ USD theo giá trị giao dịch vào năm 2030. Thanh toán kỹ thuật số là một phần của sự bùng nổ nền kinh tế kỹ thuật số rộng lớn ở châu lục, mang đến cơ hội phát triển đáng kể.* Liên kết thanh toán xuyên biên giớiTháng 2/2023, Ấn Độ và Singapore triển khai liên kết thanh toán theo thời gian thực giữa Giao diện thanh toán hợp nhất (UPI) của Ấn Độ và Dịch vụ chuyển tiền nhanh Pay Now của Singapore (dịch vụ chuyển tiền ngang hàng dựa trên thiết bị di động cho phép công dân thực hiện thanh toán cho người dùng đã đăng ký chỉ bằng số điện thoại di động hoặc số Căn cước công dân NRIC).Được giới thiệu bởi Tập đoàn thanh toán quốc gia Ấn Độ (NPCI), UPI là một hệ thống thanh toán tức thời theo thời gian thực cho phép người dùng chuyển tiền trên cơ sở thời gian thực qua nhiều tài khoản ngân hàng mà không tiết lộ chi tiết tài khoản ngân hàng của một bên cho bên kia. Singapore là quốc gia đầu tiên Ấn Độ triển khai phương tiện thanh toán cá nhân với cá nhân xuyên biên giới, cho phép người dùng Pay Now của Singapore và UPI của Ấn Độ gửi tiền ngay lập tức và an toàn từ cả hai quốc gia. Mối liên kết này giúp thanh toán nhanh và rẻ hơn, mang lại lợi ích cho người dân của hai quốc gia.Ấn Độ và Singapore bắt đầu hợp tác về fintech và kỹ thuật số ngay cả trước khi xảy ra đại dịch. Năm 2018, một Nhóm công tác chung (JWG) được thành lập giữa hai nước để hợp tác trong lĩnh vực fintech. JWG này không giới hạn ở UPI. Nhóm này bao gồm các công nghệ, quy định và giải pháp tài chính trong khu vực ASEAN, lĩnh vực bảo hiểm và khung pháp lý về fintech. Trường hợp Ấn Độ-Singapore là một ví dụ nổi bật trong đó fintech không phải là lĩnh vực duy nhất hai bên hợp tác. Hai nước cũng hợp tác trong tăng cường cơ sở hạ tầng công cộng kỹ thuật số. Ấn Độ trong khoảng một thập kỷ qua đã tiến bước trong việc tạo ra môi trường thuận lợi cho đổi mới và hiện đại hóa. Chương trình "Ấn Độ kỹ thuật số" cải thiện phương tiện kinh doanh và cuộc sống người dân, phát triển tài chính cùng với kết nối kỹ thuật số.Ấn Độ chiếm số lượng giao dịch kỹ thuật số theo thời gian thực lớn nhất thế giới năm 2021. Thị trường thanh toán kỹ thuật số của Ấn Độ dự kiến tăng hơn gấp ba lần từ 3.000 tỷ USD lên 10.000 tỷ USD vào năm 2026. UPI đã thành công trong việc xử lý một số lượng lớn khách hàng một cách dễ dàng và an toàn, cũng hợp tác với các quốc gia khác nhau.Theo Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Ấn Độ Rajkumar Singh, NPCI hiện đang đàm phán với 30 quốc gia việc áp dụng thẻ thanh toán RuPay và UPI. Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), Bhutan và Singapore chấp nhận thẻ thanh toán dựa trên RuPay và UPI. Năm 2021, Bhutan trở thành quốc gia đầu tiên áp dụng tiêu chuẩn UPI triển khai QR. Ấn Độ cũng đã ký một biên bản ghi nhớ (MoU) với Oman ra mắt thẻ RuPay và nền tảng UPI. Kể từ tháng 2/2023, Ấn Độ ký biên bản ghi nhớ với 13 quốc gia để tích hợp nền tảng UPI.* Đông Nam Á là tâm điểmĐông Nam Á hiện đang ở đỉnh cao của cuộc cách mạng thanh toán kỹ thuật số này. Đến năm 2025, dự kiến có hơn 440 triệu tài khoản ví điện tử đang hoạt động trên khắp ASEAN-5 và Việt Nam, khiến ngành ví điện tử có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Khu vực Đông Nam Á cũng đang trải qua làn sóng số hóa với 400 triệu người dùng Internet mới được bổ sung trong năm đầu tiên xảy ra đại dịch COVID-19 và 70% dân số ASEAN hiện đang trực tuyến. Đại dịch cũng kích hoạt sự mở rộng của thương mại điện tử và nhu cầu chuyển khoản. Thanh toán không tiếp xúc không hề giảm đi ngay cả khi đại dịch qua đi. Tuy nhiên, với tốc độ tăng trưởng chóng mặt trong chuyển khoản thanh toán kỹ thuật số, khoảng 70% người trưởng thành ở Đông Nam Á vẫn chưa có tài khoản ngân hàng hoặc có tài khoản ngân hàng dưới mức cho phép, mặc dù tỷ lệ sử dụng Internet tăng. Ngoài ra, doanh nghiệp vừa và nhỏ, chiếm 97% doanh nghiệp trong khu vực và sử dụng 2/3 lực lượng lao động, bị thiếu hụt tài chính 300 tỷ USD và thường bị loại khỏi nguồn tài chính chính thống.Hơn nữa, thanh toán xuyên biên giới rất khó thực hiện ở châu Á mặc dù có cơ hội kinh doanh và lợi ích đáng kể trong việc tích hợp các chương trình thanh toán khu vực. Các khoản thanh toán theo thời gian thực hiện chỉ giới hạn ở các chương trình trong nước, nhưng vẫn đang gia tăng các thỏa thuận song phương giữa các nước láng giềng. Tuy nhiên, nhiều nỗ lực hơn đang được thực hiện thay đổi điều này. Các ngân hàng trung ương Đông Nam Á đang xem xét chương trình phối hợp trong ASEAN và khu vực châu Á-Thái Bình Dương rộng lớn hơn.* Hợp tác với Ấn ĐộSố hóa và fintech là những lĩnh vực hợp tác quan trọng giữa Ấn Độ và ASEAN. Tại Hội nghị thượng đỉnh kinh doanh Ấn Độ-ASEAN vừa kết thúc, Bộ trưởng Bộ Điện tử và Công nghệ thông tin Ấn Độ Rajeev Chandrashekhar lưu ý rằng quá trình số hóa nhanh chóng của Ấn Độ trong các lĩnh vực mang lại tiềm năng lớn cho quan hệ đối tác với ASEAN. Bộ trưởng cũng nói thêm rằng sau thông báo gần đây về hệ thống liên kết thanh toán theo thời gian thực giữa Ấn Độ và Singapore, Ấn Độ bắt đầu làm việc với Malaysia và các nước ASEAN khác để vận hành hệ thống này cho nhiều quốc gia hơn trong khu vực. Trước đó, đối tác Merchantrade Asia của Malaysia hợp tác với NPCI cung cấp dịch vụ chuyển tiền theo thời gian thực đến Ấn Độ. Đã cho phép Merchantrade và mạng kết nối với NPCI International Payments Limited (NIPL) và tạo điều kiện chuyển tiền đến ngân hàng thụ hưởng ở Ấn Độ thông qua UPI. Theo một báo cáo, các quốc gia ASEAN đang xem xét kỹ lưỡng cơ sở hạ tầng kỹ thuật số thành công của Ấn Độ để phục hồi kinh tế. Ngân hàng trung ương Malaysia, Bank Negara, bày tỏ sự quan tâm đến việc tham gia vào hệ sinh thái UPI.Trong khi đó, những "kỳ lân" fintech của Ấn Độ như Pine Labs, Razorpay và Zeta Services thâm nhập thị trường Đông Nam Á với hy vọng tái tạo thành công đạt được ở Ấn Độ. NIPL cũng hợp tác với Tập đoàn Liquid Group, nhà cung cấp dịch vụ thanh toán kỹ thuật số xuyên biên giới hàng đầu, cho phép chấp nhận thanh toán dựa trên UPI QR tại 10 thị trường trên khắp Bắc Á và Đông Nam Á. Với điều này, UPI có thể được kích hoạt ở Singapore, Malaysia, Thái Lan, Philippines, Việt Nam, Campuchia, Hong Kong (Trung Quốc), Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc và Nhật Bản.* Giải pháp cho các lĩnh vực khácCông nghệ kỹ thuật số đang chứng tỏ là nhân tố thay đổi cuộc chơi đối với nhiều lĩnh vực. Nhiệm kỳ chủ tịch G20 của Ấn Độ giúp đưa khu vực này vào một chương trình nghị sự phát triển rộng lớn hơn, tập trung vào cơ sở hạ tầng kết nối, kinh tế kỹ thuật số toàn diện và các giải pháp y tế sáng tạo.Ví dụ, ngành chăm sóc sức khỏe được hưởng lợi rất nhiều từ lĩnh vực fintech, ví dụ như cung cấp các công cụ thanh toán đơn giản hơn trong thời điểm cần thiết. Thời gian chờ đợi lâu được giải quyết bằng kỹ thuật thanh toán kỹ thuật số, giúp thủ tục thanh toán trở nên đơn giản hơn cho cả bệnh nhân và bệnh viện.Hiện tại, Ấn Độ đang có kế hoạch tạo ra các nền tảng giống như UPI cho các lĩnh vực và mục đích khác nhau. Những nền tảng sắp tới này được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm hậu cần, nông nghiệp và giáo dục, sẽ hoạt động tương tự như UPI.Một trong những sáng kiến quan trọng được chính phủ thực hiện đối với hệ sinh thái fintech ở Ấn Độ là tăng cường tài chính toàn diện ở Ấn Độ bằng cách giúp đăng ký tài khoản ngân hàng mới cho những người thụ hưởng để chuyển lợi ích trực tiếp và khả năng tiếp cận với nhiều dịch vụ tài chính các ứng dụng.Hơn nữa, để tăng khả năng tiếp cận của người dân với dịch vụ công cộng và tính di động kinh tế, quốc gia này cũng mong muốn đạt được tiến triển tốt với nỗ lực số hóa đầy tham vọng "Ấn Độ Stack". Điều này cho phép các công ty khởi nghiệp fintech xây dựng sản phẩm công nghệ thâm nhập vào cơ sở người tiêu dùng lớn ở Ấn Độ. Theo Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, việc triển khai và hỗ trợ khung chính sách cho cơ sở hạ tầng công cộng kỹ thuật số là "sự thay đổi đáng chú ý nhất trong thời đại".Là một phần trong cam kết với cộng đồng toàn cầu, Ấn Độ đã giới thiệu giao diện chương trình ứng dụng và công nghệ 5G trong nước tại phiên thảo luận chính thức của G20 với cộng đồng doanh nghiệp toàn cầu (B20). Do đó, việc Ấn Độ làm Chủ tịch G20 năm nay mang đến cơ hội lãnh đạo Nam bán cầu. ASEAN nên đưa ra gợi ý và hợp tác với Ấn Độ và các quốc gia khác trong sáng kiến và giải pháp tài chính kỹ thuật số./.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN thảo luận các chương trình nghị sự tài chính và tiền tệ
15:10' - 31/03/2023
Ngày 30/3, Hội nghị Thứ trưởng Tài chính và Phó Thống đốc Ngân hàng Trung ương ASEAN (AFCDM) đã thảo luận thảo luận về các chương trình nghị sự tài chính và tiền tệ khu vực.
-
Kinh tế Thế giới
Thúc đẩy hợp tác tài chính ASEAN+3
15:14' - 30/03/2023
Văn phòng nghiên cứu kinh tế vĩ mô ASEAN+3 (AMRO) đánh giá tăng trưởng kinh tế khu vực ASEAN+3 trong năm 2022 ghi nhận sự phục hồi sau giai đoạn COVID-19, chủ yếu đến từ tăng nhu cầu nội địa.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Rủi ro toàn cầu gia tăng vì những “cú ngoặt” chính sách từ Mỹ
06:30'
Khi thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump gây ra sự gia tăng các biện pháp bảo hộ trên toàn thế giới, kỷ nguyên tự do, thương mại không bị hạn chế dần đi đến hồi kết.
-
Phân tích - Dự báo
Kỷ nguyên “đồng USD không rủi ro” đang dần khép lại?
05:30'
Thị trường tài chính biến động mạnh trong hai ngày đầu tuần này, với giá vàng giao ngay tăng lên trên ngưỡng kỷ lục 3.500 USD/ounce, trong khi đồng USD giảm xuống mức thấp nhất của ba năm.
-
Phân tích - Dự báo
"Cuộc chơi" khoáng sản toàn cầu ngày một "nóng"
06:30' - 24/04/2025
Trung Quốc cũng đang xem xét đề xuất gắn giá trị của những nguyên tố khoáng sản chủ chốt với giá vàng, nâng tầm chúng từ nguyên liệu công nghiệp trở thành tài sản địa chính trị.
-
Phân tích - Dự báo
Châu Âu đối mặt với áp lực lớn về kinh tế-xã hội
05:30' - 24/04/2025
Tỷ lệ sinh thấp không chỉ là vấn đề của riêng châu Âu mà còn là xu hướng toàn cầu, gây áp lực lớn về kinh tế và xã hội cho các quốc gia.
-
Phân tích - Dự báo
Ngành sản xuất ô tô trước nguy cơ đóng cửa do thiếu đất hiếm
06:30' - 23/04/2025
Các biện pháp kiểm soát xuất khẩu mới nhất của Trung Quốc đối với khoáng sản đất hiếm có thể gây ra tình trạng đình trệ đối với lĩnh vực sản xuất ô tô toàn cầu.
-
Phân tích - Dự báo
Bất ổn thương mại bao trùm cuộc họp của IMF và WB
05:30' - 23/04/2025
Niềm tin thị trường sụt giảm và bất ổn thương mại toàn cầu gia tăng đang phủ bóng lên các cuộc họp của IMF và WB trong khuông khổ hội nghị mùa Xuân 2025.
-
Phân tích - Dự báo
IMF hạ dự báo triển vọng tăng trưởng toàn cầu
21:54' - 22/04/2025
Ngày 22/4, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu trong năm 2025, viện dẫn chính sách thuế quan mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump gây nhiều tác động đối với nền kinh tế thế giới.
-
Phân tích - Dự báo
Tương lai của đồng bạc xanh
06:30' - 22/04/2025
Tờ Economist đăng bài viết nhận định về nguy cơ đồng USD suy yếu sau nhiều thập kỷ, với nội dung chính như sau:
-
Phân tích - Dự báo
Các Big Tech trước sóng gió pháp lý
05:30' - 22/04/2025
Nền tảng tìm kiếm trực tuyến Google vừa phải hứng chịu một thất bại pháp lý quan trọng tại Mỹ, liên quan tới vụ kiện chống độc quyền trong lĩnh vực quảng cáo trực tuyến.