Đơn vị nào kiểm tra nghiệm thu công trình đường sắt?
Đơn vị ông V.M.T (Hà Nội) được giao quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước chi thường xuyên hoạt động giao thông đường sắt.
Trong quá trình quản lý, đơn vị gặp vướng mắc liên quan đến công tác nghiệm thu công tác bảo dưỡng thường xuyên công trình giao thông.
Ông T đề nghị cơ quan có thẩm quyền giải đáp, công trình xây dựng (bao gồm bảo trì công trình) sử dụng vốn ngân sách Nhà nước có cần phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định kiểm tra công tác nghiệm thu trong quá trình thi công và khi hoàn thành thi công xây dựng công trình?
Trường hợp bảo trì công trình giao thông phải được cơ quan Nhà nước thẩm quyền kiểm tra nghiệm thu thì đối với hợp đồng đặt hàng cung cấp dịch vụ sự nghiệp công quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông giữa Bộ Giao thông Vận tải với đơn vị cung cấp sản phẩm dịch vụ công, việc kiểm tra công tác nghiệm thu sẽ do Cục Quản lý xây dựng và Chất lượng công trình giao thông (cơ quan chuyên môn xây dựng thuộc Bộ Giao thông vận tải) hoặc Bộ Giao thông Vận tải ủy quyền cho Cục chuyên ngành thực hiện kiểm tra nghiệm thu trên cơ sở hồ sơ hoàn thành bảo trì hằng quý do đơn vị cung cấp dịch vụ sự nghiệp công thực hiện và nộp về Bộ Giao thông vận tải.
Việc kiểm tra nghiệm thu bảo dưỡng thường xuyên được thực hiện 6 tháng đầu năm, hằng qúy được hiểu là nghiệm thu từng phần (hoặc giai đoạn) và nghiệm thu hoàn thành công tác bảo dưỡng.
Ông T hỏi, khi đó các Cục nêu trên sẽ vừa thực hiện kiểm tra nghiệm thu sản phẩm bảo dưỡng công trình do đơn vị cung cấp dịch vụ sự nghiệp công và đồng thời ký nghiệm thu vào biên bản nghiệm thu (vai trò bên đặt hàng theo hợp đồng đặt hàng) có đúng không? Trường hợp công trình không phải kiểm tra nghiệm thu của cấp thẩm quyền theo quy định thì được hiểu là bên đặt hàng tổ chức nghiệm thu sản phẩm bảo dưỡng do bên nhận đặt hàng đề nghị nghiệm thu?
Về chi phí quản lý bảo trì thuộc trách nhiệm của Chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình, căn cứ Điều 35 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP; Điều 3 Thông tư số 14/2021/TT-BXD; Điều 22 Thông tư số 03/2021/TT-BGTVT; Điều 4 Thông tư số 11/2021/TT-BGTVT thì chi phí quản lý bảo trì chỉ dành cho sửa chữa công trình có chi phí trên-dưới 500 triệu đồng và không có chi phí quản lý bảo dưỡng thường xuyên công trình đường sắt?
Trường hợp hợp đồng đặt hàng có nội dung: “Tổ chức quản lý và chi phí khác trong công tác quản lý bảo dưỡng công trình đường sắt (tạm tính)”, nhưng quy định pháp luật không có thì xử lý tình huống nêu trên như thế nào?
Bộ Giao thông Vận tải trả lời vấn đề này như sau:Về kiểm tra công tác nghiệm thu: Công trình xây dựng (bao gồm bảo trì công trình) phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện kiểm tra công tác nghiệm thu theo quy định tại Khoản 1 Điều 24 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/1/2021 của Chính phủ, cụ thể:"1. Công trình xây dựng phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Khoản 2 Điều này kiểm tra công tác nghiệm thu trong quá trình thi công và khi hoàn thành thi công xây dựng công trình theo quy định tại Khoản 45 Điều 1 Luật số 62/2020/QH14.a) Công trình xây dựng thuộc dự án quan trọng quốc gia; công trình có quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp theo quy định tại Phụ lục VIII Nghị định này;b) Công trình xây dựng sử dụng vốn đầu tư công;c) Công trình có ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng theo quy định của pháp luật về quản lý dự án đầu tư xây dựng ngoài các công trình đã nêu tại Điểm a, Điểm b Khoản này".Căn cứ quy định nêu trên, kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện.Nghiệm thu sản phẩm theo nội dung hợp đồng đặt hàngĐối với công tác nghiệm thu sản phẩm bảo dưỡng công trình đường sắt quốc gia năm 2021: Việc nghiệm thu sản phẩm của hợp đồng đặt hàng được thực hiện quy định tại Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10/4/2019 của Chính phủ và nội dung hợp đồng đặt hàng được ký kết giữa bên đặt hàng và đơn vị nhận hợp đồng đặt hàng.Cụ thể, theo hợp đồng đặt hàng giữa Cục Đường sắt Việt Nam (bên đặt hàng) và Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (bên nhận đặt hàng) thống nhất: “Bên nhận đặt hàng nghiệm thu, xác nhận hoàn thành với các đơn vị trực tiếp thực hiện bảo dưỡng kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia trước khi bên đặt hàng nghiệm thu sản phẩm theo mẫu quy định trong hợp đồng. Đối với công tác sửa chữa, bên nhận đặt hàng tổ chức nghiệm thu công trình, hạng mục công trình theo quy định của pháp luật về xây dựng, bên đặt hàng nghiệm thu, thanh lý hợp đồng theo quy định”.Theo quy định tại Khoản 2 Điều 24 Nghị định số 32/2019/NĐ-CP, một trong những điều kiện cần để thanh toán khối lượng bảo dưỡng kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, bao gồm biên bản nghiệm thu sản phẩm theo quy định của cấp có thẩm quyền; mẫu biên bản nghiệm thu nêu trên đã được Cục Đường sắt Việt Nam và Tổng công ty Đường sắt Việt Nam thống nhất tại nội dung hợp đồng đặt hàng cung cấp dịch vụ sự nghiệp công quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia năm 2021 làm cơ sở để thanh toán và thanh lý hợp đồng đặt hàng.Cách xác định chi phí sửa chữa, bảo dưỡng đường sắtVề chi phí quản lý bảo trì thuộc trách nhiệm của chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình:- Đối với chi phí quản lý, giám sát xây dựng các công trình sửa chữa kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia năm 2021, xác định theo quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng và hướng dẫn của Bộ Xây dựng về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình (Khoản 4 Điều 35 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/1/2021 của Chính phủ).- Đối với chi phí tổ chức quản lý và chi phí khác trong công tác quản lý bảo dưỡng công trình đường sắt:Việc tổ chức thực hiện công tác quản lý, giám sát bảo dưỡng công trình đường sắt được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 5 và Điểm 3 Mục I Biểu 02 Phụ lục I Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10/4/2019 của Chính phủ. Tại Khoản 4 Điều 14 của Nghị định này đã quy định: Ngoài các nội dung đặt hàng quy định, các bộ, cơ quan trung ương, các địa phương có thể bổ sung một số nội dung khác về đặt hàng để phù hợp với yêu cầu quản lý đối với từng lĩnh vực cụ thể hoặc theo nội dung đặt hàng theo quy định của pháp luật chuyên ngành (nếu có).Chi phí quản lý, giám sát công tác bảo dưỡng công trình đường sắt năm 2021 được xác định theo hướng dẫn tại Khoản 2 Điều 5 Thông tư liên tịch số 09/2016/TTLT-BGTVT-BTC ngày 10/5/2016 (từ ngày 1/1/2021 đến thời điểm ngày 10/7/2021); Khoản 2 Điều 4 và Phụ lục số III Thông tư số 11/2021/TT-BGTVT ngày 21/5/2021 (từ sau ngày 10/7/2021)./.Tin liên quan
-
DN cần biết
Thu hồi giấy phép nếu doanh nghiệp không xuất khẩu gạo
09:11' - 17/12/2021
205 thương nhân đã được Bộ Công Thương cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo theo quy định, nhưng trong số này có 39 thương nhân không xuất khẩu gạo từ tháng 12/2019 đến nay.
-
DN cần biết
Trường hợp nào phải điều chỉnh giá trị quyết toán đã duyệt?
06:04' - 17/12/2021
Việc xử lý các kết luận, kiến nghị của các cơ quan thanh tra, kiểm toán Nhà nước thực hiện theo quy định của Luật Kiểm toán Nhà nước, Luật Thanh tra và các văn bản hướng dẫn có liên quan.
-
DN cần biết
Nhiều quy định mới về vé sử dụng đường bộ sắp có hiệu lực
18:26' - 16/12/2021
Bộ Giao thông Vận tải vừa ban hành Thông tư số 28/2021/TT-BGTVT quy định mức giá tối đa dịch vụ sử dụng đường bộ các dự án đầu tư xây dựng đường bộ để kinh doanh do Bộ Giao thông Vận tải quản lý.
-
DN cần biết
Đề xuất miễn giấy phép kiểm tra chuyên ngành hàng hóa giao dịch qua thương mại điện tử
17:17' - 16/12/2021
VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo bổ sung quy định theo hướng không áp dụng quy định về cảnh báo với các đơn hàng đã gửi thông tin đến cho hệ thống.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
VCCI và AmCham cùng lên tiếng đề nghị phía Mỹ hoãn chính sách thuế đối ứng
21:38' - 06/04/2025
Theo tin từ Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), cơ quan này và Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ tại Hà Nội (AmCham) vừa gửi thư kêu gọi Tổng thống Trump tạm hoãn áp thuế đối ứng.
-
DN cần biết
Hiệp định RCEP kết nối và thúc đẩy hợp tác thương mại
16:39' - 04/04/2025
RCEP là FTA lớn nhất thế giới xét về quy mô dân số với khoảng 2,3 tỷ người tiêu dùng (tương đương khoảng 30% dân số thế giới) quy mô tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tương đương khoảng 30% GDP toàn cầu.
-
DN cần biết
Ngành công thương thực hiện loạt giải pháp thích ứng với biến động thị trường
16:29' - 04/04/2025
Nhằm hoàn thành nhiệm vụ do Chính phủ giao, ngành công thương chú trọng thị trường trong nước, đẩy nhanh tiến độ đàm phán các FTA mới và nâng cấp FTA đã có; lấy sản xuất công nghiệp làm trọng tâm.
-
DN cần biết
Chiến lược dài hạn và điều chỉnh sản phẩm để tiến sâu vào thị trường Halal
12:12' - 04/04/2025
Việt Nam có cơ hội lớn để tham gia vào thị trường thực phẩm Halal toàn cầu, trị giá 3 nghìn tỷ USD nhưng vẫn chưa được đáp ứng đầy đủ, với chưa đến 10% nhu cầu được thỏa mãn.
-
DN cần biết
5 nhóm hàng tạm "thoát" thuế quan của Mỹ
09:58' - 04/04/2025
Theo báo La Tribune của Pháp, một số sản phẩm chủ chốt không bị áp thuế vì được coi là thiết yếu đối với nền kinh tế Mỹ.
-
DN cần biết
Hà Nội thành lập Trung tâm Dịch vụ và Hỗ trợ doanh nghiệp
20:53' - 03/04/2025
Trung tâm Dịch vụ và Hỗ trợ doanh nghiệp có trụ sở tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc, huyện Thạch Thất.
-
DN cần biết
Khởi xướng điều tra chống bán phá giá sợi Elastomeric Filament yarn từ Việt Nam
21:19' - 02/04/2025
Tổng vụ Phòng vệ thương mại Ấn Độ (DGTR) đã thông báo khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với sợi Elastomeric filament yarn có xuất xứ hoặc xuất khẩu từ Trung Quốc và Việt Nam.
-
DN cần biết
Khánh Hòa khởi công xây dựng Khu công nghiệp Dốc Đá Trắng
21:09' - 02/04/2025
Chiều 2/4, tại xã Vạn Hưng, huyện Vạn Ninh, UBND tỉnh Khánh Hòa tổ chức Lễ động thổ xây dựng Khu công nghiệp Dốc Đá Trắng nằm trong Khu kinh tế Vân Phong.
-
DN cần biết
Đề xuất đầu tư gần 30.000 tỷ đồng mở rộng nhà máy Alumin Nhân Cơ
17:14' - 02/04/2025
Dự án nhà máy alumin Nhân Cơ (hiện tại) là 1 trong 2 dự án thí điểm của ngành khai thác quặng bô xít để sản xuất alumin, tiến tới sản xuất nhôm trên cả nước.