Đồng bảng Anh mất giá có thể kéo lạm phát và lãi suất lên cao hơn
Quyết định của Chính phủ Vương quốc Anh trong việc cắt giảm thuế mạnh nhất trong 50 năm, trong khi vay hàng chục tỷ USD để hỗ trợ hóa đơn năng lượng trong mùa Đông này là một "canh bạc lớn" đã gây biến động cho các thị trường tài chính.
Kể từ ngày 23/9, khi Bộ trưởng Tài chính Anh Kwasi Kwarteng chính thức thông báo các kế hoạch trên, đồng bảng Anh giảm 5% so với đồng USD, đưa mức giảm kể từ đầu năm nay lên 21%. Trong khi đó, đồng euro giảm khoảng 15% so với đồng USD. Đà giảm giá của đồng bảng chưa dừng lại. Các nhà đầu tư đang chạy đua bán ra trái phiếu chính phủ Anh, do lo ngại khoản vay bổ sung 72 tỷ bảng (77 tỷ USD) trước tháng Tư. Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 5 năm tăng từ khoảng 3,6% lên hơn 4,4% trong hai phiên giao dịch vừa qua. Ngân hàng trung ương Anh (BoE) trong một thông báo khẩn cho biết đang giám sát chặt chẽ diễn biến của thị trường tài chính, trong khi Bộ Tài chính Anh cho biết kế hoạch đảm bảo sự ổn định tài chính công sẽ được công bố vào cuối năm nay. Tuy nhiên, điều đó có thể không chấm dứt được đà xuống giá của đồng bảng, và những tác động đến các thị trường. Đồng bảng giảm sẽ tác động tiêu cực đến nền kinh tế vốn đã đối mặt với nguy cơ suy thoái, khi khiến các hàng hóa nhập khẩu thiết yếu như thực phẩm và nhiên liệu trở nên đắt hơn.Điều này có thể thổi bùng lạm phát đã cao kỷ lục trong nhiều thập kỷ, gây ra cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt đối với hàng triệu gia đình.
BoE sẽ chịu sức ép tiếp tục tăng lãi suất với tốc độ nhanh hơn. Điều này khiến chi phí đi vạy của các doanh nghiệp và các cá nhân tăng, dẫn tới khả năng đầu tư của các doanh nghiệp và khả năng chi tiêu của các gia đình giảm đi. Đồng bảng chạm mức thấp kỷ lục so với đồng USD trong phiên 26/9, giảm xuống gần 1,03 USD trước khi phục hồi lên gần 1,07 USD. Khi đồng tiền mất giá trị, điều này có thể có lợi cho các nhà sản xuất, khi giúp hàng xuất khẩu rẻ hơn. Tuy nhiên, trong điều kiện nền kinh tế chung, ít người sẽ cho rằng việc đồng tiền giảm mạnh là một diễn biến tích cực. Một lo ngại lớn là tác động đến hàng hóa nhập khẩu. Giá năng lượng là điều đặc biệt quan tâm khi mùa Đông đến. Do hàng hóa được thanh toán bằng đồng USD, đồng bạc xanh phục hồi và đồng bảng giảm có nghĩa giá hàng hóa nhập khẩu tăng. Trong khi các nước châu Âu đang trong cuộc đua dự trữ khí đốt tự nhiên, trong nỗ lực giảm sự phụ thuộc vào Nga, Anh thiếu khả năng dự trữ như vậy, khiến nước này chịu tác động lớn hơn khi giá tăng. Tiếp đến, chi phí đi vay của chính phủ, doanh nghiệp và các gia đình sẽ tăng. Các nhà đầu tư nhận định BoE sẽ phải tăng lãi suất mạnh hơn để kiểm soát lạm phát. Lãi suất đang được nhận định sẽ tăng lên khoảng 6% trong mùa Xuân 2023. Đó là mức cao nhất kể từ năm 2000. Do BoE mới chỉ bắt đầu tăng lãi suất vào tháng 12/2021, khi lãi suất ở mức 0,1%, việc tăng mạnh có thể khiến nền kinh tế giảm tốc mạnh./.- Từ khóa :
- Anh
- vương quốc anh
- đồng bảng anh
- tỷ giá bảng anh
Tin liên quan
-
Tài chính & Ngân hàng
Đâu là điểm tích cực trong bức tranh tỷ giá hiện nay?
12:40' - 24/09/2022
Việc Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tăng một loạt lãi suất điều hành ngay sau khi Fed tăng mạnh lãi suất được đánh giá là bước đi phù hợp, nhằm ứng phó với việc tỷ giá đang suy yếu.
-
Tài chính & Ngân hàng
Malaysia áp dụng chính sách tỷ giá hối đoái linh hoạt để hỗ trợ nền kinh tế
15:25' - 22/09/2022
Bộ trưởng Tài chính Malaysia Zafrul Tengku Abdul Aziz khẳng định việc áp dụng tỷ giá hối đoái linh hoạt là chính sách quan trọng để thích ứng với các cú sốc bên ngoài để hỗ trợ hoạt động kinh tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất ổn định lãi suất, tỷ giá để kiểm soát lạm phát
19:37' - 18/09/2022
Kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, điều hành lãi suất, tỷ giá và tín dụng là vấn đề nhiều đại biểu, chuyên gia cho ý kiến tại tọa đàm.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính & Ngân hàng
Đồng USD duy trì sát mức cao nhất trong 13 tháng
15:39'
Trong phiên 22/11, đồng USD vẫn ở sát mức cao nhất trong 13 tháng khi các nhà đầu tư đánh giá về lộ trình lãi suất của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed).
-
Tài chính & Ngân hàng
Thái Lan lên kế hoạch hoãn thanh toán lãi trong 3 năm với các khoản nợ xấu
09:18'
Bộ Tài chính Thái Lan đã ấn định ngày cắt hạn cho các khoản nợ xấu là ngày 31/10/2024, để ngăn chặn các tài khoản mới cố tình vỡ nợ nhằm tham gia chiến dịch.
-
Tài chính & Ngân hàng
Bitcoin nối dài đà tăng, tiến sát ngưỡng 100.000 USD
22:16' - 21/11/2024
Đà tăng của Bitcoin vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại khi đồng tiền điện tử này đã vượt qua mốc 98.000 USD trong ngày 21/11.
-
Tài chính & Ngân hàng
Ngân hàng trung ương Nga có thể giảm lãi suất vào năm 2025
16:10' - 21/11/2024
Thống đốc Ngân hàng trung ương Nga Elvira Nabiullina không loại trừ việc giảm dần lãi suất cơ bản vào năm 2025 nếu lạm phát chậm lại và không có cú sốc mới bên ngoài.
-
Tài chính & Ngân hàng
Ngân hàng Trung ương châu Âu cảnh báo về bong bóng cổ phiếu AI
08:35' - 21/11/2024
Ngày 20/11, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cảnh báo rằng bong bóng cổ phiếu liên quan đến trí tuệ nhân tạo (AI) có thể phát nổ bất ngờ nếu kỳ vọng lạc quan của nhà đầu tư không được đáp ứng.
-
Tài chính & Ngân hàng
Tỷ giá euro-yen có thể giảm vào cuối năm 2025?
17:50' - 20/11/2024
Tỷ giá giữa đồng euro và yen đang ngày càng được quan tâm do chính sách khác biệt giữa hai khu vực.
-
Tài chính & Ngân hàng
Cựu quan chức IMF thúc giục các quốc gia kiểm soát nợ
14:10' - 20/11/2024
Ông Raghuram Rajan, người từng là nhà kinh tế trưởng của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), cảnh báo các quốc gia, bao gồm cả Mỹ, không thể để nợ công tiếp tục gia tăng.
-
Tài chính & Ngân hàng
WHO huy động được gần 4 tỷ USD thông qua cơ chế tài chính mới
12:05' - 20/11/2024
Ngày 19/11, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết đã huy động được gần 4 tỷ USD thông qua một cơ chế mới, qua đó giúp đáp ứng nhu cầu tài chính của tổ chức này trong 4 năm tới.
-
Tài chính & Ngân hàng
IMF cảnh báo hệ lụy từ chính sách thuế “ăn miếng, trả miếng”
17:50' - 19/11/2024
Chính sách thuế quan đáp trả lẫn nhau có thể làm suy yếu triển vọng kinh tế của châu Á, làm tăng chi phí và gây đứt gãy chuỗi cung ứng,