Đồng bằng sông Cửu Long mùa nước nổi-Bài cuối: Mong chờ mùa lũ "đẹp"
Đã có thời kỳ, người ta nhìn nhận về lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long là những đau thương, mất mát. Nhưng cái thời “nước tràn bờ đê, đau thương khắp cả miền quê” đã qua rồi, giờ đây nói về lũ là là nói về phù sa, về tôm cá đầy đồng, sản vật phong phú, là sinh kế cho hàng nghìn hộ dân nghèo. Do đó, người dân khắp vùng đều mong chờ những mùa lũ đẹp.
Trận lũ lịch sử năm 2000 đã gây ra thiệt hại rất nghiêm trọng cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long với 539 người chết, 212 người bị thương, 890.000 căn nhà, gần 14.000 phòng học, 383 cơ sở y tế bị ngập, hơn 9.000 căn nhà bị sập hoàn toàn, hơn 62.000 hộ dân phải dời nhà ở, hơn nửa triệu người phải cứu trợ khẩn cấp... Tổng thiệt hại ước tính trên 4.600 tỷ đồng. Từ đó, lũ trở thành nổi ám ảnh cho bao người dân miền Tây Nam bộ.
Cũng từ đó, chính quyền các cấp đẩy mạnh thực hiện hàng loại các công trình, dự án ứng phó với lũ. Nếu như trước đây, nỗi lo canh cánh của người dân các tỉnh đầu nguồn như An Giang, Đồng Tháp, Long An trong mùa lũ là nước ngập, nhà cửa tan hoang, ruộng vườn xơ xác… thì giờ đây chỗ ở đã dần ổn định, ruộng vườn được đê bao che chắn tương đối an toàn. Chương trình xây dựng cụm tuyến dân cư vùng lũ do Chính phủ triển khai với hàng nghìn tỷ đồng đầu tư của nhà nước đã giúp cho hơn 200.000 hộ dân (tương đương với 1 triệu dân) được xây dựng nhà cửa vững chắc, khang trang trên các cụm tuyến dân cư, đảm bảo không bị ngập nước, bảo vệ an toàn tài sản và tính mạng bà con.Hàng trăm công trình xây dựng đê bao phục vụ sản xuất được triển khai ở khắp các tỉnh, thành trong khu vực giúp người dân yên tâm, chủ động được việc sản xuất hay xả nước cho lũ tràn vào lấy phù sa…
Nhiều địa phương trong vùng cũng triển khai thực hiện các đề án khai thác tài nguyên mùa nước nổi với hàng chục mô hình sản xuất được phân theo 3 nhóm trồng trọt; đánh bắt, nuôi trồng thủy sản và các ngành nghề dịch vụ.Ngoài việc khai thác nguồn lợi tự nhiên như đánh bắt thủy sản, thu hoạch các sản vật... hàng chục ngàn hộ nông dân nghèo được hướng dẫn kỹ thuật tận dụng lợi thế lũ để nuôi cá trên ruộng, trồng bông điên điển, sen, bông súng... để tăng thêm thu nhập, cải thiện cuộc sống.
Khi con nước tràn đồng, mang theo cơ man phù sa, tôm cá, cũng là lúc người dân miền Tây Nam bộ bước vào mùa mưu sinh với nhiều nghề nghiệp khác nhau như đan lưới, đóng xuồng, đánh bắt tôm cá hay thu hoạch bông súng, điên điển… Mùa nước nổi đã trở thành mùa làm ăn, người dân miền Tây Nam bộ không còn lo ngại mà ngược lại, còn rất mong chờ. Anh Trần Văn Ngang, xã Tân Tập, huyện Mộc Hóa (Long An) cho biết, mùa nước về, anh đi nhổ hẹ nước mỗi ngày cũng kiếm được mấy trăm nghìn đồng. 0Ngoài ra, tranh thủ con nước để khoanh lưới dưới ruộng nuôi thêm cá lóc, mùa này cá tạp là thức ăn cũng rẻ nên nuôi có lời lắm. Tính sơ sơ hết mùa nước cũng dư ra 50-60 triệu. Dân đây ai cũng mong nước về, chứ không thì không biết làm gì.
Anh Trần Thanh Hùng, xã Thường Phước 1, huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp) cho biết, người dân ở đây ai cũng mong chờ những mua lũ "đẹp", không chỉ năm nay mà những năm sau nữa cũng vậy.Niềm tin của bà con là nước lũ về, giúp vệ sinh đồng ruộng, tạo độ lắng phù sa và cho những vụ sản xuất tới được bội thu. Mặt khác, khi con nước tràn bờ, người dân vùng ngập lũ có thể tận dụng và khai khác những nguồn lợi thuỷ sản do mùa nước lũ mang lại.
Giá trị của lũ càng khẳng định hơn khi liên tiếp nhiều năm sau trận lũ năm 2011, Đồng bằng sông Cửu Long không có lũ hoặc lũ về rất thấp.Đỉnh điểm là năm 2015, Đồng bằng sông Cửu Long không có lũ thì đến 2016 xảy ra hạn hán, xâm nhập mặn khiến cho ruộng đồng khô cháy, cá tôm cạn kiệt, những nguồn lợi khác càng khan hiếm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hàng triệu người dân trong vùng. Người ta lại mong chờ con nước tràn về để cho ruộng đồng tốt tươi, tôm cá ngập tràn.
Theo các nhà khoa học, lũ về không chỉ mang theo những nguồn lợi tự nhiên như tôm, cá để tạo thêm công ăn việc làm cho người dân địa phương, mà còn mang một lượng phù sa khổng lồ để bồi tụ cho đồng ruộng.Đồng thời, mùa lũ cũng là lúc được nghỉ ngơi để có thời gian tái tạo lại, được ngâm nước để diệt trừ mầm bệnh, tẩy rửa phèn, chất độc… giúp cho nông dân giảm chi phí cho những vụ sau và năng suất cao hơn.
Ngược lại, lũ không về hoặc về ở mực nước thấp sẽ làm cho chi phí sản xuất nông nghiệp tăng lên nhiều hơn vì phải gia tăng phân bón, thuốc trừ sâu; đặc sản mùa nước nổi không có điều kiện phát triển...
Giáo sư Võ Tòng Xuân, chuyên gia hàng đầu về nông nghiệp của Việt Nam khẳng định, phù sa đóng vai trò quan trọng đối với canh tác lúa nói riêng và sản xuất nông nghiệp nói chung. Do đó, khi lũ về nên cho nước vào đồng ruộng vì đây là việc làm hợp với tự nhiên, lũ vào cho đất thêm phù sa, có thời gian “phục hồi”, giúp nhà nông cải tạo đất mà không tốn chi phí.Việc đồng ruộng trữ nước vừa cho đất nghỉ ngơi vừa tích nước làm giảm đi lưu lượng nước trên các sông lớn nên giảm khả năng gây xói mòn, sạt lở bờ sông. Lũ vào tạo điều kiện cho cá đồng có chỗ sinh sôi, giúp người dân khai thác nguồn lợi thủy sản rất lớn…
Những giá trị của nước lũ đối với vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã thấy rõ rệt không chỉ đối với sản xuất nông nghiệp mà còn cả sinh kế của nhiều hộ dân, đặc biệt là đối với những người dân nghèo. Những nỗi lo trong mùa lũ không còn, mà được thay thế bằng sự mong chờ của chính họ./.Xem thêm:
>>Đồng bằng sông Cửu Long mùa nước nổi - Bài 3: Làng nghề ngư cụ vào mùa
>>Đồng bằng sông Cửu Long mùa nước nổi - Bài 4: Lũ về mang theo nhiều tôm cá
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Đồng bằng sông Cửu Long mùa nước nổi: - Bài 2: Xả lũ đón phù sa
10:49' - 23/09/2018
Ở Đồng bằng sông Cửu Long, nước lũ kéo về bất thường, có màu đỏ bạc, mang theo lượng lớn phù sa màu mỡ bồi tụ cho ruộng đồng.
-
Kinh tế & Xã hội
Đồng bằng sông Cửu Long mùa nước nổi - Bài 1: Ứng phó với lũ
10:40' - 23/09/2018
Năm nay, lũ tràn về các tỉnh vùng thượng nguồn Đồng bằng sông Cửu Long sớm hơn mọi năm với diễn biến phức tạp đe dọa nhiều diện tích sản xuất nông nghiệp nơi đây.
-
Dự báo thời tiết
Cảnh báo lũ Đồng bằng sông Cửu Long có thể lên báo động 3
11:35' - 14/08/2018
Dự báo mưa lũ cực đoan và xả lũ của các hồ chứa ở thượng nguồn sông Mê Kông, diễn biến lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long có thể biến động bất thường, tiềm ẩn nguy cơ xuất hiện cao hơn, ở mức báo động 3.
-
Kinh tế & Xã hội
Ứng phó với lũ sớm ở Đồng bằng sông Cửu Long
11:52' - 31/07/2018
Cục Trồng trọt đã chỉ đạo các địa phương nhanh chóng thu hoạch lúa Hè Thu, ưu tiên thu hoạch những diện tích bị ngập úng, có nguy cơ bị ngập với phương châm “xanh nhà hơn già đồng”.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế & Xã hội
Sẵn sàng ứng phó với dịch bệnh chưa rõ tác nhân từ châu Phi
11:12'
Tại sân bay Tân Sơn Nhất, các kiểm dịch viên y tế giám sát liên tục hành khách nhập cảnh qua hệ thống đo thân nhiệt từ xa và quan sát các biểu hiện bất thường về sức khỏe.
-
Kinh tế & Xã hội
Bà Rịa-Vũng Tàu xử phạt tàu cá ngắt kết nối thiết bị giám sát hành trình
11:01'
Theo UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, từ đầu năm đến nay các cơ quan chức năng của tỉnh đã xử phạt nhiều trường hợp chủ tàu cá ngắt, gửi, vận chuyển thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá.
-
Kinh tế & Xã hội
Trực tiếp Philippines vs Việt Nam, 20h00 ngày 18/12. Trực tiếp ASEAN Cup 2024
10:35'
Trận đấu Philippines vs Việt Nam trong khuôn khổ bảng B ASEAN Cup 2024 diễn ra vào 20h00 ngày 18/12 trên sân vận động Rizal Memorial (Philippines).
-
Kinh tế & Xã hội
Hình ảnh tuyến Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên trước ngày khai thác chính thức
09:10'
Toàn tuyến dài gần 20km, gồm 3 ga ngầm và 11 ga trên cao với 17 đoàn tàu, mỗi đoàn tàu có thể chở 930 khách; tổng mức đầu tư dự án hơn 43.700 tỷ đồng.
-
Kinh tế & Xã hội
Tiền đạo Brazil Vinicius giành giải cầu thủ xuất sắc nhất năm của FIFA
08:52'
Tiền đạo người Brazil Vinicius Junior, hiện đang thi đấu cho câu lạc bộ Real Madrid, đã được trao giải nam Cầu thủ xuất sắc nhất năm 2024 (The Best 2024) của Liên đoàn bóng đá thế giới (FIFA).
-
Kinh tế & Xã hội
Các làng hoa Hà Nội tất bật ngày đêm chuẩn bị cho Tết
08:19'
Chỉ còn hơn 1 tháng nữa là đến Tết nguyên đán, các làng trồng hoa nổi tiếng ở Hà Nội như Mê Linh, Tây Tựu, Tứ Liên đang tất bật chăm sóc để hoa đào, hoa ly, hoa cúc, violet, hồng... bung nở đúng dịp.
-
Kinh tế & Xã hội
Mô hình thoát nghèo từ nuôi trâu, bò sinh sản trên cao nguyên đá
08:00'
Chăn nuôi trâu, bò sinh sản ở Niêm Tòng là một điển hình trong chiến lược xóa đói giảm nghèo của đồng bào dân tộc Mông trên Cao nguyên đá Đồng Văn.
-
Kinh tế & Xã hội
CHDC Congo công bố kết luận bệnh lạ X là một dạng sốt rét nặng
07:50'
Ngày 17/12, Bộ Y tế CHDC Congo khẳng định căn bệnh lạ X đang lưu hành trong khu vực Panzi của nước này là một dạng sốt rét nặng.
-
Kinh tế & Xã hội
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay ngày 18/12/2024
05:00'
Bnews. Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 18/12, sáng mai 19/12, các trận đấu trong nước, quốc tế đêm nay và sáng mai được cập nhật mới nhất, chính xác nhất. Lịch thi đấu ngoại hạng Anh,La Liga, Bundesliga.