Động lực mới cho hợp tác thương mại Việt Nam-Lào
Sau 55 năm chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao, Việt Nam và Lào luôn giữ vững mối quan hệ hữu nghị truyền thống và không ngừng được củng cố theo thời gian. Đặc biệt, sau khi Cộng đồng Kinh tế ASEAN hình thành cùng nhiều cơ hội và thách thức đặt ra đối với hợp tác giữa các nước thành viên ASEAN, quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa hai nước tiếp tục được khẳng định và phát huy.
Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh, mặc dù cơ chế hợp tác thương mại và khung khổ đa dạng nhưng vẫn chưa đủ mạnh, hấp dẫn để cộng đồng doanh nghiệp tham gia một cách tích cực.
*Tạo động lực mới
Hiện nay, trên toàn tuyến biên giới Việt Nam - Lào có 8 cặp cửa khẩu quốc tế, 7 cửa khẩu chính, 18 cửa khẩu phụ và nhiều đường mòn, lối mở, thành lập được 9 khu kinh tế cửa khẩu nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển thương mại, dịch vụ của các tỉnh biên giới giữa hai nước.
Theo Vụ châu Á - Thái Bình Dương (Bộ Công Thương), thương mại biên giới giữa Việt Nam-Lào thời gian qua đã có nhiều chuyển biến tích cực, thị trường được mở rộng, thu hút nhiều doanh nghiệp tham gia. Cùng với đó, nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa ngày càng đa dạng, kim ngạch trao đổi hàng hóa tăng với tốc độ cao. Các cơ chế, chính sách cũng như thủ tục hành chính được hai bên quan tâm cải thiện, tạo môi trường thông thoáng thuận lợi cho trao đổi hàng hóa qua biên giới giữa hai nước.
Hơn nữa, các cơ sở hạ tầng cửa khẩu, hạ tầng thương mại cũng được Chính phủ hai nước quan tâm đầu tư, nâng cấp. Công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và các hành vi kinh doanh trái pháp luật được chính quyền địa phương phối hợp ngăn chặn hiệu quả.
Thống kê từ Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho thấy, năm 2016 kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam-Lào đạt 801 triệu USD; trong đó, nhập khẩu của Việt Nam từ Lào đạt 342 triệu USD và xuất khẩu từ Việt Nam sang Lào đạt 459 triệu USD.
Các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu chủ yếu là thuỷ sản, giầy da, may mặc và một số vật tư, sắt thép và sản phẩm từ sắt thép các loại, than đá, xăng dầu các loại, phân bón, nguyên liệu, thiết bị, dây điện, cáp điện, máy móc. Với cơ cấu mặt hàng nhập khẩu qua biên giới của Việt Nam từ thị trường Lào tập trung chủ yếu vào những nhóm mặt hàng chính là: gỗ và sản phẩm gỗ, kim loại thường, quặng, nguyên phụ liệu thuốc lá.
Đại diện thương vụ Việt Nam tại Lào cũng chia sẻ, hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư giữa hai nước đã có nhiều chuyển biến quan trọng. Đến nay, vốn đăng ký đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam tại Lào đạt khoảng 5,1 tỷ USD, đứng thứ 3 trong số các nước đầu tư vào Lào.
Riêng năm 2016 đã có thêm một số dự án lớn được đưa vào vận hành khai thác, nổi bật là thủy điện Xê-ka-mản 1 đã hoàn thành và phát điện. Khách sạn Mường Thanh Viêng Chăn cũng kịp thời hoàn thành, đưa vào sử dụng phục vụ khách Hội nghị cấp cao ASEAN vào tháng 9/2016.
*Phát triển kinh tế vùng biên
Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động thương mại biên giới tuy có phát triển thuận lợi nhưng chưa khai thác hết được lợi thế của thương mại biên giới và tương xứng với tiềm năng của mỗi địa phương. Hơn nữa, hành lang pháp lý về buôn bán qua biên giới của hai nước đang trong quá trình hoàn thiện nên hiệu quả pháp lý thấp, còn nhiều bất cập. Đây là lý do tại sao kim ngạch thương mại song phương giữa Việt Nam - Lào đến nay vẫn chưa đạt mục tiêu 2 tỷ USD như kỳ vọng.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Trần Tuấn đã cho biết những hạn chế, bất cập dẫn đến quan hệ thương mại kém hiệu quả như: quy định vẫn còn chồng chéo, phát sinh nhiều thủ tục hành chính chưa phù hợp với đặc thù của hoạt động thương mại biên giới. Ngoài ra, vẫn còn nhiều bất cập trong tổ chức bộ máy quản lý, chỉ đạo, điều hành hoạt động, hạ tầng thương mại biên giới.
Bên cạnh đó, hai bên vẫn chưa xây dựng, ký kết Hiệp định Thương mại hàng hóa và dịch vụ qua biên giới tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động giao thương qua các cửa khẩu biên giới. Điều này gây ảnh hưởng tới sự thống nhất đồng thuận, giải quyết một số vấn đề trong hoạt động thương mại biên giới giữa hai nước Việt Nam-Lào.
Hơn nữa, dù kim ngạch trao đổi hàng hoá liên tục tăng qua các năm nhưng chưa tăng mạnh và đồng đều trên cả tuyến biên giới, một số tỉnh có tiềm năng như Điện Biên, Sơn La, Kon Tum... nhưng cơ sở hạ tầng cửa khẩu, thương mại, giao thông chưa được đầu tư tương xứng.
Điều đáng lưu ý là việc phối hợp trong chống buôn lậu và gian lận thương mại còn nhiều hạn chế. Sở dĩ vậy bởi do địa hình, phân bố dân cư kèm theo những khó khăn về kinh tế của vùng biên giới. Ngoài ra còn một nguyên nhân khác nữa là sự chồng chéo, vướng mắc trong các văn bản quy định của pháp luật và sự khác biệt trong chính sách quản lý của mỗi nước.
Để đẩy mạnh quan hệ thương mại Việt Nam-Lào, theo các chuyên gia thương mại hai bên cần đơn giản thủ tục quản lý biên giới nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc xúc tiến thương mại. Ngoài ra, Việt Nam- Lào phải xây dựng cơ chế phối hợp để việc trao đổi thông tin gắn với việc quản lý công tác thương mại biên giới được diễn ra nhanh chóng giúp giải quyết kịp thời các vấn đề tồn đọng.
Đặc biệt là thúc đẩy các thành phần kinh doanh tham gia vào việc phát triển thương mại biên giới và xây dựng chợ biên giới, nhất là chợ vùng biên, nằm trong kế hoạch tổng thể phát triển mạng lưới chợ biên giới Việt – Lào 2020.
Bộ Công Thương đã thống nhất việc tiếp tục phối tổ chức thực hiện dự án “Quy hoạch phát triển mạng lưới chợ biên giới Việt Nam - Lào đến năm 2020” trên cơ sở Quy hoạch đã được mỗi Bên phê duyệt. Đồng thời, phối hợp nghiên cứu lập Quy hoạch tổng thể phát triển thương mại biên giới chung giữa hai nước Việt Nam - Lào giai đoạn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035.
Đặc biệt, hai bên sẽ nghiên cứu đề xuất lên Chính phủ mỗi nước về khả năng thành lập cũng như hỗ trợ đầu tư nâng cấp các cặp cửa khẩu, Khu hợp tác kinh tế dọc tuyến biên giới Việt Nam - Lào.
Dự kiến từ nay đến cuối năm, hai bên sẽ triển khai đồng bộ có hiệu quả Hiệp định thương mại mới và Hiệp định thương mại biên giới. Bên cạnh đó, phối hợp nghiên cứu và xây dựng Đề án Tổng thể phát triển Thương mại Việt Nam-Lào giai đoạn 10 năm (2017-2026).
Không chỉ vậy, hai bên còn tìm kiếm giải pháp cần thiết thúc đẩy tăng trưởng đưa kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam-Lào tăng 10% so với năm 2016.
Nhằm thúc đẩy các hoạt động thương mại tại các tỉnh biên giới, Bộ Công Thương sẽ tăng cường trao đổi các đoàn tiếp xúc, quan hệ cùng hợp tác đầu tư giữa các doanh nhân Việt Nam và Lào.Cùng đó, xây dựng các chương trình, kế hoạch phát triển thương mại biên giới để quảng bá, thu hút tài chính của các nước trong khu vực và quốc tế nhằm xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống của cư dân ở khu vực biên giới hai nước./.
- Từ khóa :
- Động lực
- hợp tác
- thương mại
- song phương
- xuất khẩu
- Việt Nam-Lào
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Đưa kim ngạch thương mại Việt Nam-Campuchia chạm ngưỡng 5 tỷ USD
11:19' - 11/04/2017
Việt Nam đang là đối tác thương mại lớn thứ ba và đứng thứ năm trong số các nhà đầu tư nước ngoài vào Campuchia.
-
Kinh tế Thế giới
Việt Nam tiếp tục nằm trong top 5 nước đầu tư lớn nhất ở Campuchia
17:24' - 06/04/2017
Việt Nam tiếp tục nằm trong top 5 nước có giá trị đầu tư lớn nhất tại Campuchia.
-
Kinh tế Việt Nam
Tiếp tục cam kết triển khai hiệu quả các thỏa thuận cấp cao Việt Nam - Lào
20:43' - 08/02/2017
Chiều 8/2, Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith đã lên đường về nước sau khi tham dự và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 39 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Lào diễn ra tại Hà Nội từ ngày 7-8/2/2017.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu xanh - Bài 2: Lựa chọn sống còn để tiến xa hơn
08:10'
Các hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp dệt may, da giày đã chia sẻ về mô hình chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, các bài học kinh nghiệm và đề xuất giải pháp hỗ trợ để doanh nghiệp có bước tiến xa hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu xanh - Bài 1: Bắt nhịp "cuộc chơi" toàn cầu
08:08'
Thông tấn xã Việt Nam thực hiện 4 bài viết về chuyển đổi xanh, chuyển đổi số với những bài học thực tế và những giải pháp để các nhà xuất khẩu của Việt Nam tiến xa hơn trong "cuộc chơi" toàn cầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Nghị quyết 57: Nắm bắt cơ hội đột phá từ ngoại giao khoa học và công nghệ
21:49' - 16/02/2025
Hợp tác quốc tế về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực nghiên cứu, phát triển công nghệ và khả năng cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Ưu tiên vốn cho các dự án trọng điểm, cấp bách
16:07' - 16/02/2025
Năm 2025, Bộ Giao thông vận tải được giao 81.218 tỷ đồng, gồm: 71.284 tỷ đồng từ nguồn vốn năm 2025 và 9.394 tỷ đồng từ nguồn vượt thu tiết kiệm chi năm 2022.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất giải pháp để công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục dẫn dắt tăng trưởng
16:06' - 16/02/2025
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất các bộ, ngành và địa phương cần thúc đẩy đầu tư tư nhân và công nghiệp chế biến, chế tạo.
-
Kinh tế Việt Nam
Tinh gọn bộ máy: Nhanh chóng kiện toàn, triển khai công tác theo mô hình tổ chức mới
11:12' - 16/02/2025
Tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, thảo luận ở tổ ngày 13/2 vừa qua, Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết chủ trương tinh gọn bộ máy nhà nước là điều người dân mong đợi từ lâu.
-
Kinh tế Việt Nam
Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong triển khai các dự án đường sắt, đường đô thị
19:36' - 15/02/2025
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Trần Hồng Minh cho biết sẽ đẩy mạnh phân cấp, phân quyền để rút ngắn thời gian sẽ giảm từ 3-5 năm trong triển khai các dự án đường sắt, đường đô thị.
-
Kinh tế Việt Nam
Khơi thông nguồn lực đầu tư để đạt mục tiêu tăng trưởng trên 8%
17:32' - 15/02/2025
Chiều 15/2, tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội thảo luận ở hội trường về Đề án bổ sung về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm: Đi sau thì phải đi tắt, đón đầu về khoa học công nghệ
16:29' - 15/02/2025
Theo Tổng Bí thư Tô Lâm, chúng ta đi sau thì phải biết đi tắt, đón đầu khoa học công nghệ. Thế giới phát triển, mình không biết người ta đi đến đâu, đi theo người ta thì lúc nào cũng “lũn cũn” đi sau.