Động lực mới cho kinh tế Myanmar
Sự kiện ông Htin Kyaw vừa nhậm chức Tổng thống Myanmar đánh dấu lần đầu tiên kể từ sau cuộc đảo chính của Tướng Ne Win năm 1962, Myanmar có một vị tổng thống và một chính phủ phi quân sự, được bầu chọn một cách dân chủ.
Chính phủ mới của Myanmar được hy vọng sẽ đem tới nhiều động lực cho kinh tế Myanmar. Nhưng con đường phía trước chắc sẽ không dễ dàng trong bối cảnh Myanmar vẫn đang đối mặt với hàng loạt thách thức như xung đột, đói nghèo và chưa hoàn toàn thoát khỏi sự chi phối của quân đội.
Hiện Myanmar có tiềm năng rất lớn trong lĩnh vực nông nghiệp khi trước đây quốc gia này từng là nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới. Trong khi đó, nguồn lao động dồi dào của Myanmar có thể đáp ứng nhu cầu của các nhà máy với mức chi phí thấp, rất phù hợp với các lĩnh vực như dệt may, giày dép.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) mới đây đưa ra dự báo Myanmar có thể đạt nhịp độ tăng trưởng cao hàng đầu thế giới, khoảng 8,6% trong năm 2016. Tổ chức tư vấn McKinsey Global Institute cũng từng dự báo Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này sẽ tăng gấp 4 lần, từ mức khoảng 45 tỷ USD năm 2013 lên 200 tỷ USD vào năm 2030.
Tuy vậy, Myanmar vẫn sẽ còn phải đi một chặng đường rất dài để vươn tới các mục tiêu trên, khi mà điều kiện sống của phần lớn người dân nước Đông Nam Á này tại vùng nông thôn hết sức khó khăn. Nhiều người trong số họ đang có mức sống ít hơn 1,25 USD/ngày và GDP bình quân đầu người mới chỉ đạt 1.300 USD.
Tình trạng đói nghèo của đại bộ phận dân chúng, cơ sở hạ tầng lạc hậu và phụ thuộc nặng nề vào ngành nông nghiệp kém phát triển là những gánh nặng cho chính phủ mới.
Sau khi lên nắm quyền, NLD đã tiếp xúc với chính phủ nhiều nước, tranh thủ viện trợ quốc tế, hướng dẫn doanh nghiệp tư nhân đầu tư, để đạt được mục tiêu phát triển kinh tế lý tưởng.
Bên cạnh đó, một câu hỏi khác cũng được đặt ra là chính trường Myanmar sẽ như thế nào sau khi nước này có chính phủ mới do NLD lãnh đạo? Cuộc đấu tranh chính trị ở Myanmar sau khi chính phủ mới lên nắm quyền có thể sẽ lặng lẽ hơn, nhưng không giảm đi phần quyết liệt.
Một ngày sau khi có kết quả bầu tổng thống, Tư lệnh Lực lượng vũ trang Myanmar, Tướng Min Aung Hlaing cam kết các lực lượng vũ trang "sẽ hợp tác với chính phủ mới trong mọi lĩnh vực để có được hòa bình, thống nhất và phát triển cho đất nước".
Tuy nhiên, giữa quân đội với bà Aung Suu Kyi, Bộ trưởng Ngoại giao Myanmar và là Chủ tịch NLD, nhiều khả năng sẽ tiếp tục một mối quan hệ đối đầu không bình yên.
Trong mối quan hệ này có tất cả mọi phương diện của cả sự hợp tác miễn cưỡng và sự đấu tranh kéo dài. Cuộc đấu tranh này trong dài hạn sẽ là trận chiến để xác định lực lượng nào có thể đảm đương sứ mệnh đáp ứng các yêu cầu ổn định và phát triển của đất nước và người dân Myanmar.
Bên cạnh đó, việc xây dựng và triển khai một chính sách đối ngoại cân bằng được quan hệ với các nước lớn đang muốn có ảnh hưởng tại khu vực giữ vị trí chiến lược này cũng là một nhiệm vụ nặng nề. Chính sách đối ngoại của chính phủ mới tại Myanmar chắc chắn phải nhằm giải quyết bài toán cân bằng lợi ích các nước lớn và khu vực đang giằng co ảnh hưởng tại đây.Giới phân tích quốc tế đều có chung nhận định rằng đất nước Myanmar, với nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào chưa khai thác, nguồn nhân lực sử dụng tiếng Anh khá tốt, cộng với vị trí chiến lược giữa Ấn Độ và Trung Quốc, hoàn toàn có thể phát triển thịnh vượng và có được vị thế đáng tôn trọng trên sân chơi toàn cầu.
Tuy nhiên để đi đến cái đích khá xa đó, con đường mà chính phủ do NLD lãnh đạo do ông Htin Kyaw đứng ra thành lập hay bất kỳ chính phủ kế nhiệm nào phải đi qua đều không bằng phẳng và hoàn toàn có thể ẩn giấu các khúc ngoặt bất ngờ.
Dù triển vọng phát triển của Myanmar được đánh giá tốt song các chuyên gia khuyến cáo nước này cần khắc phục một số vấn đề đã bộc lộ trong quá trình vận hành và cơ cấu kinh tế. Trước hết là bong bóng bất động sản khá nghiêm trọng.
Thêm vào đó, ngành công nghiệp Myanmar tương đối lạc hậu, sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là sản phẩm sơ cấp như khí đốt và nông sản phẩm, sản phẩm chế biến có giá trị gia tăng cao xuất khẩu ít, nhập siêu lớn.
Chính phủ mới phải chứng minh được năng lực thực sự của mình nếu muốn thực hiện thành công công cuộc cải tổ. Đặc biệt, các ưu tiên của chính quyền mới có thể xung đột với lợi ích của giới quân sự khi tầng lớp này vẫn nắm giữ những vị trí then chốt trong Nội các và 25% số ghế trong Quốc hội./.
- Từ khóa :
- myanmar
- chính quyền mới
- kinh tế myanmar
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Hợp tác ASEAN-Myanmar dưới thời tân Ngoại trưởng Suu Kyi
07:13' - 13/05/2016
Myanmar, từng một thời tách biệt với khu vực và trên toàn thế giới, đang nhanh chóng mở cửa và phát triển quan hệ đối ngoại, đặc biệt với ASEAN.
-
Chuyển động DN
Viettel chính thức được cấp phép đầu tư vào Myanmar
16:23' - 15/04/2016
Viettel sẽ nhanh chóng cung cấp dịch vụ 4G trên dải tần 1800Mhz nếu được Chính phủ Myanmar cấp phép bổ sung vào cuối năm nay
-
Kinh tế Thế giới
Thị trường Myanmar hấp dẫn giới đầu tư nước ngoài
08:10' - 05/04/2016
Thời gian gần đây, đồng kyat của Myanmar tăng lên so với đồng USD với tỷ giá đồng kyat đã bắt đầu “bật” lên so với đồng bạc xanh kể từ đầu năm nay.
-
Kinh tế Thế giới
ADB khuyến nghị Myanmar đầu tư mạnh cho giao thông vận tải
06:30' - 03/04/2016
Trong báo cáo mới nhất về Myanmar, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) nhấn mạnh chính phủ mới ở nước này cần đầu tư nhiều hơn vào lĩnh vực giao thông vận tải nhằm phát triển kinh tế đất nước.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ thông báo đạt được thỏa thuận thương mại với Việt Nam
21:57' - 02/07/2025
Tổng thống Trump viết: “Tôi vừa đạt được một thỏa thuận thương mại với Việt Nam. Các chi tiết sẽ được cung cấp sau!”
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Hàn Quốc lo ngại tác động từ thuế đối ứng sau ngày 9/7
17:59' - 02/07/2025
Hiện Hàn Quốc đang tiến hành đàm phán với Mỹ về chính sách thuế mới nhằm tránh mức thuế đối ứng 25% sẽ được áp dụng kể từ ngày 9/7, khi lệnh hoãn áp thuế hiện nay sẽ chính thức hết hạn sau 90 ngày.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia ưu tiên tăng sức đề kháng của nền kinh tế trong năm 2026
15:55' - 02/07/2025
Định hướng chính sách kinh tế và tài khóa của Indonesia trong năm 2026 sẽ tập trung vào việc xây dựng và củng cố khả năng phục hồi quốc gia trong bối cảnh bất định toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Nhóm Bộ tứ (Quad) thúc đẩy hợp tác chuỗi cung ứng khoáng sản
12:01' - 02/07/2025
Ngày 1/7, Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio đã tiếp đón những người đồng cấp từ Australia, Ấn Độ và Nhật Bản đến thủ đô Washington để họp nhóm Bộ tứ (Quad).
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ khẳng định không gia hạn thời gian tạm hoãn áp thuế
11:27' - 02/07/2025
Ngày 1/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố không gia hạn thời gian tạm hoãn áp thuế với các nước, trong đó có Nhật Bản.
-
Kinh tế Thế giới
Triều Tiên mở cửa khu du lịch ven biển để thu hút ngoại tệ
10:17' - 02/07/2025
Triều Tiên đã mở cửa khu du lịch Wonsan Kalma quy mô lớn ở bờ biển phía Đông nước này, một động thái được kỳ vọng sẽ vực dậy ngành du lịch và thu hút nguồn ngoại tệ.
-
Kinh tế Thế giới
Giảm phát thải carbon mở ra cơ hội đầu tư lớn cho ngành công nghiệp toàn cầu
09:56' - 02/07/2025
Giảm phát thải carbon và công nghệ lưu trữ carbon đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của các ngành công nghiệp, đặc biệt là lĩnh vực dầu khí.
-
Kinh tế Thế giới
Điện Mặt trời của Trung Quốc chiếm gần 30% cơ cấu nguồn điện cả nước
09:29' - 02/07/2025
Tổng công suất lắp đặt điện Mặt trời của Trung Quốc hiện tại đã vượt mốc 1 tỷ kW, chiếm gần 30% tổng công suất lắp đặt điện trên cả nước.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ có thể thiệt hại kinh tế lớn nếu đàm phán thuế quan thất bại
09:18' - 02/07/2025
Theo Báo cáo của Văn phòng Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BoK) tại New York, nếu các quốc gia trả đũa việc Mỹ tăng thuế quan thì rất có khả năng Washington sẽ trở thành bên chịu tổn thất lớn nhất.