Hợp tác ASEAN-Myanmar dưới thời tân Ngoại trưởng Suu Kyi
Theo một số nhà phân tích, Tân Ngoại trưởng Myanmar, Suu Kyi, sẽ sớm đi thăm các nước châu Á và rộng hơn thế, để dự các hội nghị thượng đỉnh quốc tế và đại diện cho chính phủ của Liên đoàn quốc gia vì dân chủ (NLD) trên các diễn đàn đối ngoại.
Trên cương vị Ngoại trưởng, Quý bà (biệt danh của bà Suu Kyi) sẽ vạch ra các đường hướng chính sách ngoại giao của Myanmar. Những người trong cuộc đã dự đoán rằng Myanmar sẽ tiếp tục cách tiếp cận “độc lập” và “chủ động” hiện tại trong quan hệ quốc tế, nhưng cũng tồn tại hy vọng rằng họ sẽ trở thành một nhân tố năng động hơn ở cấp khu vực.
Không có gì ngạc nhiên khi cuộc gặp gỡ ngoại giao đầu tiên của bà Suu Kyi trên cương vị Ngoại trưởng là với người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị vào ngày 4/4. Bà đã từ chối thảo luận về việc xây dựng đập Myitsone trị giá hàng triệu USD do Trung Quốc đầu tư. Dự án này hiện đang bị đình chỉ.
Đây sẽ là vấn đề chủ chốt và dai dẳng trong quan hệ Trung Quốc – Myanmar bởi giới đầu tư và các nhà hoạt động môi trường đang chờ đợi quan điểm chính thức về dự án sẽ cấp điện cho Trung Quốc này.
Trong bốn năm qua, bà Suu Kyi đã thăm Thái Lan, Singapore và đã là khách của Tổng thống Mỹ Barack Obama tại Nhà Trắng. Bà cũng đã đến châu Âu để gặp nhiều nhà lãnh đạo cấp quốc gia.
Bên cạnh chuyến thăm Nhật Bản theo lời mời của Thủ tướng Shinzo Abe năm 2015, bà Suu Kyi cũng đã đến Bắc Kinh, nơi bà được Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tiếp đón năm 2015. Không nghi ngờ gì nữa, bà đã trở thành một nhân vật tiếng tăm quốc tế.
Lịch sử hiện đại của Myanmar trong mối quan hệ với khu vực ASEAN có thể nói là bắt đầu từ năm 1997, khi quốc gia này trở thành thành viên của khối. Cũng chính trong năm này, bà Suu Kyi đã có cuộc gặp đầu tiên với Ngoại trưởng Philippines khi đó, ông Domigo Siazon tại tư dinh ở Rangoon. Năm sau, bà cũng đã tiếp Ngoại trưởng Malaysia Abdullah Ahmad Badawi.
Trong tháng Năm này, Tổng thống Htin Kyaw sẽ dự Hội nghị cấp cao ASEAN – Nga tại Sochi và các tin tức báo chí cho biết bà Suu Kyi nhiều khả năng sẽ đi cùng ông này. Bà sẽ mang đến hội nghị thông điệp gì và bà sẽ tương tác thế nào với các nhà ngoại giao khác sẽ là điểm nhấn thú vị cho giới quan sát.
Kế hoạch phát triển kinh tế quốc gia mới của Myanmar đặt mục tiêu đến năm 2030 sẽ thu hút 140 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Trước đó, trong gần 30 năm (tính từ năm 1988 đến tháng 3/2016), Myanmar mới chỉ cấp phép đầu từ nước ngoài với tổng vốn đầu tư là 63,7 tỷ USD.
Theo kế hoạch mới, Myanmar đặt trọng tâm vào việc thu hút FDI và phát triển xuất khẩu cũng như thị trường nội địa. Trong giai đoan 2017-2020, chiến lược của Myanmar là tập trung vào phát triển công nghiệp, tận dụng các lợi thế của Cộng đồng Kinh tế ASEAN và thu hút FDI.
Chiến lược của Myanmar trong giai đoạn 2021-2030 là phát triển bền vững, hỗ trợ doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển công nghiệp và cơ sở hạ tầng.
Cục Quản lý Đầu tư và Doanh nghiệp Myanmar (DICA) cho hay trong tài khóa 2015-2016, dòng vốn FDI chảy vào nước này đạt mức cao kỷ lục 9,48 tỷ USD, dù đã có giai đoạn chững lại trước thềm cuộc tổng tuyển cử tháng 11/2015, tăng 50% so với mục tiêu đặt ra ban đầu là 6 tỷ USD. Lượng FDI này tiếp nối đà tăng của các tài khóa 2014-2015 (8 tỷ USD ) và 2013-2014 (4,1 tỷ USD).
Hiện Singapore là nước có vốn đầu tư FDI vào Myanmar lớn nhất (với khoảng 4,3 tỷ USD trong 55 dự án), tiếp theo là Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của Myanmar , với 3,3 tỷ USD.
Kế hoạch phát triển kinh tế quốc gia mới của Myanmar được đề ra trên cơ sở đón đầu việc Mỹ sẽ tái lập Hệ thống ưu đãi phổ cập (GSP) dành cho quốc gia Đông Nam Á này trong năm 2016. Hồi năm 2013, Liên minh châu Âu (EU) đã tái lập GSP dành cho Myanmar, dẫn tới việc nhiều công ty nước ngoài đầu tư xây dựng các nhà máy tại đây.
Trong khi đó, theo truyền thông Myanmar, Mỹ và Myanmar sẽ nối lại cuộc thương lượng về việc Mỹ tái lập GSP cho Myanmar vào khoảng thời gian từ tháng 6-7/2016. Trước đó, Mỹ đã tiến hành một đợt rà soát về vấn đề quyền lợi người lao động và những quy định của luật pháp liên quan tới bảo vệ bản quyền của Myanmar .
Các chuyên gia kinh tế cho rằng việc Mỹ tái lập GSP và dỡ bỏ các hạn chế đối với các thể chế tài chính hoạt động tại Myanmar sẽ mở ra một làn sóng đầu tư mới vào quốc gia Đông Nam Á này.
Bên cạnh đầu tư, thương mại quốc tế của Myanmar cũng có bước phát triển mạnh. Theo Bộ Thương mại Myanmar, trong 9 tháng đầu của tài khóa 2015-2016, kim ngạch thương mại của nước này với EU đã vượt 500 triệu USD./.
- Từ khóa :
- myanmar
- asean
- ngoại trưởng Suu Kyi
- ngoại trưởng myanmar
Tin liên quan
-
Chuyển động DN
Viettel chính thức được cấp phép đầu tư vào Myanmar
16:23' - 15/04/2016
Viettel sẽ nhanh chóng cung cấp dịch vụ 4G trên dải tần 1800Mhz nếu được Chính phủ Myanmar cấp phép bổ sung vào cuối năm nay
-
Kinh tế Thế giới
Thị trường Myanmar hấp dẫn giới đầu tư nước ngoài
08:10' - 05/04/2016
Thời gian gần đây, đồng kyat của Myanmar tăng lên so với đồng USD với tỷ giá đồng kyat đã bắt đầu “bật” lên so với đồng bạc xanh kể từ đầu năm nay.
-
Kinh tế Thế giới
ADB khuyến nghị Myanmar đầu tư mạnh cho giao thông vận tải
06:30' - 03/04/2016
Trong báo cáo mới nhất về Myanmar, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) nhấn mạnh chính phủ mới ở nước này cần đầu tư nhiều hơn vào lĩnh vực giao thông vận tải nhằm phát triển kinh tế đất nước.
-
Kinh tế Thế giới
Thị trường chứng khoán Myanmar giao dịch phiên đầu tiên
15:17' - 25/03/2016
Thị trường chứng khoán Myanmar đã chính thức đi vào hoạt động với phiên giao dịch đầu tiên ngày 25/3.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Bloomberg: Mỹ dỡ bỏ hạn chế xuất khẩu phần mềm thiết kế chip sang Trung Quốc
12:27'
Hãng tin Bloomberg dẫn tuyên bố của Tập đoàn Siemens AG của Đức cho biết công ty đã nhận được thông báo từ Chính phủ Mỹ về việc chấm dứt các hạn chế xuất khẩu phần mềm thiết kế chip sang Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Mercosur và EU tiến gần tới FTA
10:37'
Ngoại trưởng Brazil Mauro Vieira bày tỏ tin tưởng khả năng khối Thị trường chung Nam Mỹ (Mercosur) và Liên minh châu Âu (EU) sớm ký kết Hiệp định tự do thương mại (FTA).
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ tiếp tục kêu gọi Chủ tịch Fed sớm từ chức
10:28'
Ngày 2/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tiếp tục nhắc lại lời kêu gọi Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell từ chức.
-
Kinh tế Thế giới
Kênh đào Suez vẫn hoạt động bình thường sau sự cố chìm giàn khoan
10:27'
Hoạt động hàng hải qua kênh đào này vẫn diễn ra bình thường theo cả hai hướng và không bị ảnh hưởng do vụ chìm giàn khoan ADMARINE-12 xảy ra mới đây ở cửa Vịnh Suez.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ thông báo đạt được thỏa thuận thương mại với Việt Nam
21:57' - 02/07/2025
Tổng thống Trump viết: “Tôi vừa đạt được một thỏa thuận thương mại với Việt Nam. Các chi tiết sẽ được cung cấp sau!”
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Hàn Quốc lo ngại tác động từ thuế đối ứng sau ngày 9/7
17:59' - 02/07/2025
Hiện Hàn Quốc đang tiến hành đàm phán với Mỹ về chính sách thuế mới nhằm tránh mức thuế đối ứng 25% sẽ được áp dụng kể từ ngày 9/7, khi lệnh hoãn áp thuế hiện nay sẽ chính thức hết hạn sau 90 ngày.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia ưu tiên tăng sức đề kháng của nền kinh tế trong năm 2026
15:55' - 02/07/2025
Định hướng chính sách kinh tế và tài khóa của Indonesia trong năm 2026 sẽ tập trung vào việc xây dựng và củng cố khả năng phục hồi quốc gia trong bối cảnh bất định toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Nhóm Bộ tứ (Quad) thúc đẩy hợp tác chuỗi cung ứng khoáng sản
12:01' - 02/07/2025
Ngày 1/7, Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio đã tiếp đón những người đồng cấp từ Australia, Ấn Độ và Nhật Bản đến thủ đô Washington để họp nhóm Bộ tứ (Quad).
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ khẳng định không gia hạn thời gian tạm hoãn áp thuế
11:27' - 02/07/2025
Ngày 1/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố không gia hạn thời gian tạm hoãn áp thuế với các nước, trong đó có Nhật Bản.