Đồng USD đi xuống so với nhiều đồng tiền châu Á
Các số liệu đáng thất vọng mới phát đi từ nền kinh tế Mỹ đã làm dấy lên đồn đoán về khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ trì hoãn việc nâng lãi suất, qua đó đã "hâm nóng" lại nhu cầu tìm kiếm tài sản rủi ro của giới đầu tư và khiến đồng USD đi xuống so với hầu hết các đồng tiền của khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Cuối phiên giao dịch ngày 6/10 tại thị trường Tokyo, đồng rupiah của Indonesia tăng giá 1,8% so với đồng USD, lên 14.233 rupiah/USD. Thậm chí trong phiên này, có thời điểm đồng rupiah còn "vọt" tăng 2,2% so với đồng USD. Trong khi đó, đồng won của Hàn Quốc cũng lên giá so với đồng USD, khi tăng 0,52%.
Đồng tiền Mỹ cũng lùi bước so với đồng yen của Nhật Bản, hạ nhẹ từ mức 120,46 yen/USD ghi nhận trong phiên giao dịch 5/10 tại thị trường New York, xuống 120,45 yen/USD, song lại tăng giá so với đồng tiền chung châu Âu, từ mức 1,1187 USD/euro lên 1,1182 USD/euro. Đồng SGD của Singapore và đồng baht của Thái Lan cũng lần lượt giảm 0,38% và 0,22% so với đồng bạc xanh.
Sự xuống giá của đồng USD trong phiên này bắt nguồn chủ yếu từ báo cáo việc làm tháng 9/2015, vừa được Bộ Lao động Mỹ công bố ngày 2/10. Cụ thể nền kinh tế số một thế giới chỉ tạo thêm được 142.000 việc làm trong tháng Chín, thấp hơn nhiều so với con số 205.000 việc làm mà các nhà phân tích dự đoán trước đó. Chính phủ Mỹ cũng đã từng cắt giảm các dự báo về việc làm được tạo ra trong các tháng Bảy và Tám. Chuyên gia phân tích Hugh Johnson tại Hugh Johnson Advisors cho rằng số liệu việc làm mới nhất này cho thấy nền kinh tế Mỹ rõ ràng là đang yếu đi nhiều hơn dự kiến. Thêm vào đó, Chỉ số nhà quản lý mua hàng (PMI) được công bố trong tuần trước cũng cho thấy hoạt động của ngành công nghiệp Mỹ đã chững lại trong tháng Chín. Thông tin này đã khiến nhiều người hoài nghi về kế hoạch nâng lãi suất của Fed trong năm nay, đồng thời thúc đẩy giới đầu tư tìm đến các tài sản rủi ro và thị trường chứng khoán.
Trong khi đó, đồng nội tệ Nhật Bản được dự báo sẽ còn hạ thấp hơn trong thời gian tới, khi Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ), đã bước vào cuộc họp chính sách hai ngày từ 6/10, có thể sẽ tung ra thêm các biện pháp nới lỏng tiền tệ vào cuối năm nay.
Minh Trang (Theo AFP)
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính & Ngân hàng
Tiếp tục giảm lãi suất, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế cuối năm
12:32'
Ngân hàng Nhà nước tiếp tục chỉ đạo các TCTD tiết giảm chi phí hoạt động, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số và các giải pháp khác để giảm lãi suất cho vay.
-
Tài chính & Ngân hàng
Hạn chót thuế quan cận kề gây áp lực lớn lên đồng USD
14:36' - 07/07/2025
Trong phiên giao dịch châu Á, đồng euro giảm 0,1% xuống 1,1773 USD đổi 1 euro, không xa mức đỉnh kể từ tháng 9/2021 là 1,1829 USD đạt được trong phiên 1/7.
-
Tài chính & Ngân hàng
Nhật Bản: Tỷ lệ tiền mới trong lưu thông chưa đến 30% sau 1 năm phát hành
12:12' - 07/07/2025
Tính đến cuối tháng 5/2025, trong khoảng 16 tỷ tờ tiền giấy đang lưu hành, hiện chỉ có 5 tỷ tờ tiền giấy mới, đạt tỷ lệ 28,8%.
-
Tài chính & Ngân hàng
Hàn Quốc công bố ngân sách bổ sung kích thích tiêu dùng nội địa
07:37' - 07/07/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, ngân sách bổ sung của Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc tập trung vào ba lĩnh vực để hỗ trợ phục hồi kinh tế và đầu tư vào thực phẩm trong tương lai.
-
Tài chính & Ngân hàng
Công điện của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa
13:39' - 06/07/2025
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo dõi sát diễn biến, tình hình kinh tế thế giới, trong nước để điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả.
-
Tài chính & Ngân hàng
BRICS lần đầu thông qua đề xuất chung về cải cách IMF
12:57' - 06/07/2025
Đây là lần đầu tiên nhóm BRICS - hiện đã mở rộng từ 5 lên 11 quốc gia thành viên - đạt đồng thuận về lập trường thống nhất chung trong vấn đề cải cách IMF.
-
Tài chính & Ngân hàng
ABBANK khuyến cáo 2 cách định danh sinh trắc học cho doanh nghiệp
10:02' - 05/07/2025
ABBANK cho biết định danh sinh trắc học là bước bắt buộc không chỉ nhằm tuân thủ pháp luật, mà còn giúp tăng cường an toàn trong mọi giao dịch.
-
Tài chính & Ngân hàng
Nhà đầu tư toàn cầu “quay xe” với đồng yen giữa loạt bất ổn kinh tế
06:00' - 04/07/2025
Chính sách tiền tệ hiện là rào cản lớn nhất đối với đồng yen, sau khi BoJ ra tín hiệu không vội tăng lãi suất thêm trong năm nay, sau lần tăng hồi tháng 1/2025.
-
Tài chính & Ngân hàng
Tín dụng tăng tốc, tiếp sức cho phục hồi kinh tế
17:40' - 03/07/2025
Điểm đáng chú ý là tín dụng không còn “chờ” đến quý cuối cùng mới tăng tốc như thông lệ mà đã bứt phá ngay từ quý đầu năm.