Đồng USD mạnh lên - “món quà” dành cho các doanh nghiệp châu Âu
Trong những tháng tới, thuế quan của Mỹ đối với hàng hóa từ châu Âu có nguy cơ làm giảm thu nhập của các công ty, cũng như làm trầm trọng thêm suy thoái ở thị trường nội địa Đức. Tuy nhiên, trong tình hình khó khăn này, các công ty Đức và châu Âu lại đang bất ngờ nhận được hỗ trợ do đồng USD mạnh lên. Thực tế này giúp các công ty giảm bớt gánh nặng về thuế quan có thể được áp dụng tại Mỹ, đồng thời đóng vai trò là động lực thúc đẩy kinh doanh.
Kể từ tháng 9/2024, đồng euro đã yếu đi dần và đang tiến gần đến mức ngang bằng với đồng USD. Hiện nay, đồng euro có giá trị khoảng 1,04 USD.Xu hướng tăng giá của đồng USD bắt đầu khi thị trường đồn đoán về việc ông Donald Trump sẽ tái đắc cử Tổng thống Mỹ. Kể từ sau ngày 5/11/2024, khi ông Trump chiến thắng trong cuộc bầu cử, xu thế tăng giá của đồng USD càng được đẩy mạnh hơn nữa.Các công ty Đức có hoạt động kinh doanh mạnh ở khu vực giao dịch bằng đồng USD có thể hưởng lợi từ sự tăng giá của đồng tiền này theo nhiều cách. Các nhà phân tích tại ngân hàng Baader Bank bình luận: “Sức mạnh của đồng USD là tin tốt cho các công ty xuất khẩu của Đức, bởi vì sản phẩm của họ sẽ rẻ hơn ở Mỹ”.
Đồng euro yếu khiến hàng xuất khẩu rẻ hơn, sản phẩm và dịch vụ của châu Âu rẻ hơn và cạnh tranh hơn ở khu vực sử dụng đồng USD và ở nhiều nơi tại châu Mỹ và châu Á. Bởi vậy, mặc dù thuế nhập khẩu tăng tại Mỹ sẽ khiến sản phẩm trở nên đắt đỏ hơn, nhưng cuối cùng, hai tác động này gần như có thể trung hoà lẫn nhau.Các công ty Đức hiện đang dự báo kinh doanh theo hướng này. Ví dụ, tập đoàn công nghệ y tế Siemens Healthineers hầu như không quan tâm đến thuế nhập khẩu sắp áp dụng tại Mỹ. Mặc dù cũng lo ngại về một cuộc chiến thương mại toàn cầu, nhưng Giám đốc Tài chính Jochen Schmitz của tập đoàn này cho rằng “cơn gió ngược” do thuế quan và cơn gió xuôi do đồng USD mạnh lên sẽ trung hoà lẫn nhau.Trong khi đó, những nhà quản lý cấp cao khác vẫn tỏ ra thận trọng. Tổng Giám đốc điều hành (CEO) của Siemens Energy, Christian Bruch, dự kiến thuế quan sẽ có tác động tiêu cực, nhưng không cung cấp bất kỳ thông tin chi tiết nào, bao gồm cả tác động của tỷ giá hối đoái. Ông cho rằng hiện chưa thể định lượng được hai đối trọng này có thể cân bằng nhau được hay không.Nhưng lợi thế từ đồng USD mạnh có thể vẫn tiếp tục hỗ trợ các công ty trong một thời gian dài sắp tới. “Đồng euro sẽ trở thành một loại tiền tệ thực sự yếu”, nhà quản lý quỹ nổi tiếng của Đức, Jens Ehrhardt, người sáng lập và Giám đốc của DJE Kapital, nhận định, đồng thời dự đoán rằng tỷ giá hai đồng tiền này có khả năng nhanh chóng giảm xuống dưới mức ngang giá và đạt ngưỡng 0,95 euro đổi 1 USD.* ECB kỳ vọng đồng USD mạnh sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu châu Âu
Hiện tại, tỷ giá đồng euro ổn định ở mức 1,04 USD. Nhưng các nhà kinh tế tại ngân hàng Deutsche Bank dự kiến tỷ giá hối đoái sẽ giảm xuống mức ngang giá trong năm nay. Họ tin rằng nếu chính sách của Mỹ trở nên quyết liệt hơn, tỷ giá đồng euro thậm chí có thể giảm xuống dưới mức 1 USD.Đồng euro đã phản ứng yếu trước những tuyên bố và lời đe dọa trước đây của ông Trump. Lý do là các nhà giao dịch kỳ vọng nền kinh tế Mỹ sẽ phục hồi và mạnh mẽ, trong khi kinh tế châu Âu vẫn tiếp tục trì trệ. Sức mạnh của đồng USD cũng là do lãi suất ở Mỹ cao hơn so với Khu vực đồng euro (Eurozone) khiến luồng vốn đầu tư bị thu hút về Mỹ.Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) kỳ vọng đồng USD mạnh sẽ hỗ trợ các công ty xuất khẩu trong trường hợp có khả năng bị áp thuế nhập khẩu vào Mỹ. Thành viên Hội đồng ECB Pierre Wunsch cho biết: “Cần phải đưa đồng euro xuống mức ngang giá để về cơ bản bù đắp cho việc thuế quan tăng 10%”.Nhiều công ty sản xuất và bán hàng hóa tại Mỹ cũng được hưởng lợi từ đồng USD mạnh. Hiệu ứng bảng cân đối kế toán thậm chí còn mạnh hơn khi các công ty chuyển đổi thu nhập tạo ra bằng USD sang đồng nội tệ euro. Với mỗi USD lợi nhuận thu được, hiện tại họ có thêm 7 xu euro so với giai đoạn mùa Thu năm 2024.Các công ty đã cảm nhận được những tác động tích cực. Vài ngày trước, công ty sản xuất chất bán dẫn (chip) Infineon đã nâng doanh thu dự báo cho năm tài chính hiện tại. Trước đó, nhà sản xuất có trụ sở tại Munich (München) này vẫn dự kiến doanh số sẽ giảm nhẹ, nhưng hiện ước tính doanh thu sẽ ổn định hoặc tăng nhẹ.Một trong những lý do là đồng USD mạnh lên. Infineon giờ đây dự kiến tỷ giá hối đoái euro/USD là 1 euro đổi 1,05 USD trong năm nay, so với mức tỷ giá dự kiến trước đó là 1,10 USD. “Sự điều chỉnh này và tỷ giá hối đoái tốt hơn trong quý đầu tiên của năm 2025 làm tăng kỳ vọng doanh số của chúng tôi thêm khoảng 450 triệu euro”, CEO Jochen Hanebeck tính toán. Thị trường chứng khoán vui mừng và giá cổ phiếu của Infineon tăng hơn 10%.* Những công ty nào của Đức được hưởng lợi?Các đánh giá cho thấy những bên hưởng lợi lớn nhất từ đồng euro yếu hơn là các công ty toàn cầu hóa có hoạt động kinh doanh mạnh mẽ trong khu vực đồng USD. Ngoài nhà sản xuất chip Infineon, còn có công ty dược phẩm Bayer với hoạt động kinh doanh mạnh mẽ tại Mỹ và nhà sản xuất máy bay Airbus. Liên doanh châu Âu này chủ yếu sản xuất máy bay ở Đức và Pháp, nhưng bán máy bay trên toàn thế giới bằng đồng USD.Tập đoàn sản xuất vũ khí Rheinmetall cũng được hưởng lợi vì thiết bị quân sự thường được tính bằng USD, nhưng công ty có trụ sở tại Düsseldorf này lại có tài khoản bằng đồng euro. Điều đó dẫn đến doanh thu cao hơn chỉ từ việc chuyển đổi tiền tệ. Tại tập đoàn dược phẩm và nông nghiệp Bayer, tác động của đồng USD mạnh có thể được hiểu chính xác bằng cách sử dụng phép tính mô phỏng tỷ giá có sẵn trên trang web: Đồng euro mất giá mỗi xu đều có tác động tích cực đến kết quả ròng của công ty có trụ sở tại Leverkusen này.Ngoài ra còn có những công ty được hưởng lợi trong lĩnh vực tài chính. Trong triển vọng năm 2025, Giám đốc Tài chính của Deutsche Bank, James von Moltke, đã chỉ ra tiềm năng đạt được mức thu nhập cao hơn so với mục tiêu trước đó là 32 tỷ euro. Năm ngoái, ngân hàng đã lên kế hoạch kinh doanh với tỷ giá hối đoái là 1,10 USD đổi 1 euro – tức là mỗi euro mạnh hơn 5 xu USD so với giá trị hiện tại.Tuy nhiên, theo ông Moltkes, vì Deutsche Bank có doanh thu tính bằng USD nhiều hơn chi phí tính bằng USD và không phòng ngừa rủi ro tiền tệ này, nên ngân hàng được hưởng lợi khi đồng euro yếu.Đồng euro yếu cũng giúp ích cho ngành công nghiệp ô tô – ngành chủ chốt và cũng là ngành đang có nhiều vấn đề của Đức. Nhiều loại xe hạng sang được sản xuất tại Đức nhưng được bán trên toàn thế giới, đặc biệt là ở Mỹ. Cứ bốn chiếc xe Porsche bán ra thì có một chiếc được bán tại thị trường Mỹ, nhưng công ty lại không sản xuất chiếc nào tại đây.“Điều này sẽ có tác động tích cực lên bảng cân đối kế toán của Porsche và con số tăng thêm lên tới hàng trăm triệu euro”, một nhà giao dịch chứng khoán trên sàn Frankfurt cho biết khi xem xét kết quả doanh thu của năm nay. Tuy nhiên, thuế quan của Mỹ đối với ô tô nhập khẩu từ châu Âu có thể xoá bỏ tác động tích cực này.Sức mạnh của đồng USD cũng có thể gây ra hậu quả tiêu cực: Hàng nhập khẩu vào châu Âu được giao dịch bằng đồng USD trở nên đắt đỏ hơn đối với các nhà sản xuất trong nước. Trường hợp này thường xảy ra với các nguyên liệu thô như dầu.Nhưng về trung hạn, giá dầu chịu ảnh hưởng nhiều hơn từ các yếu tố khác: khả năng xung đột ở Ukraine kết thúc và nỗ lực của Tổng thống Trump nhằm giảm lạm phát và xuất khẩu nhiều dầu hơn có thể sẽ làm giảm giá dầu. Do đó, các chuyên gia tiền tệ, chẳng hạn như những chuyên gia từ ngân hàng Baader, coi tác động của tỷ giá hối đoái lên giá dầu là không đáng kể.Tin liên quan
-
Phân tích - Dự báo
“Cuộc hôn nhân bất thành” giữa Honda và Nissan
06:30' - 17/02/2025
Cuộc “chia tay” của Nissan và Honda là minh chứng cho một trật tự cũ đang bị tan rã - khi lộ trình kỹ thuật khác nhau và quy luật thị trường được viết lại hoàn toàn.
-
Phân tích - Dự báo
Ấn Độ sẽ là “điểm sáng” của nhu cầu hóa dầu toàn cầu trong năm 2025
09:01' - 15/02/2025
Ấn Độ được dự báo sẽ là điểm sáng của nhu cầu hóa dầu toàn cầu trong năm 2025 nhờ nhu cầu gia tăng với linh kiện xe điện, tấm pin Mặt Trời và đồ gia dụng.
-
Phân tích - Dự báo
Xu hướng ngành kinh doanh thú cưng - Bài cuối: Những cơ hội mới
06:30' - 15/02/2025
Theo Viện nghiên cứu kinh tế Samjeong (KPMG), xu hướng bầu bạn cùng thú cưng đang ngày càng trở nên phổ biến trên toàn cầu.
-
Phân tích - Dự báo
Xu hướng ngành kinh doanh thú cưng - Bài 1: Những "thành viên" gia đình không thể thiếu
05:30' - 15/02/2025
Bloomberg Intelligence dự đoán thị trường thú cưng toàn cầu sẽ tăng trưởng gấp 1,5 lần so với năm 2022, đạt 493 tỷ USD vào năm 2030.
-
Phân tích - Dự báo
Tăng trưởng kinh tế EAEU sắp vượt qua Eurozone?
06:30' - 14/02/2025
Viện Hàn lâm Khoa học Nga dự báo nền kinh tế các nước Liên minh Kinh tế Á-Âu (EAEU) sẽ tăng trưởng trung bình 4,5% mỗi năm, cho đến năm 2030.
-
Phân tích - Dự báo
Khí hậu và kinh tế: Đức có cần phải lựa chọn?
06:30' - 13/02/2025
Việc làm, thu nhập và nền kinh tế đang suy yếu là những vấn đề trọng tâm chính của các chính đảng tại Đức ngay trước thềm cuộc bầu cử trước thời hạn, sẽ diễn ra vào ngày 23/2.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Đồng USD có khởi đầu năm tệ nhất trong nửa thế kỷ
06:30'
Theo tờ New York Times, đồng tiền của Mỹ đã giảm hơn 10% trong sáu tháng qua, khi so sánh với những đồng tiền của các đối tác thương mại lớn trong rổ tiền tệ quốc tế.
-
Phân tích - Dự báo
Cuộc dịch chuyển chiến lược của ngành công nghiệp ô tô toàn cầu
05:30'
Theo tờ China Daily, các chuyên gia trong ngành cho biết những nhà sản xuất ô tô đa quốc gia đang đẩy nhanh các nỗ lực để nội địa hóa hoạt động ở Trung Quốc.
-
Phân tích - Dự báo
Đông Nam Á trên bàn cờ thương mại mới - Bài cuối: Địa kinh tế xoay trục
06:30' - 03/07/2025
Theo trang thediplomat.com, tầm ảnh hưởng kinh tế ngày càng gia tăng của các quốc gia Đông Nam Á đã thu hút sự chú ý mạnh mẽ từ các cường quốc thương mại hàng đầu thế giới.
-
Phân tích - Dự báo
Đông Nam Á trên bàn cờ thương mại mới - Bài 1: Sự tham gia chiến lược
05:30' - 03/07/2025
Chính sách thuế quan đối ứng của Chính phủ Mỹ đã đóng vai trò như một chất xúc tác, thúc đẩy quá trình tái cấu trúc nhanh chóng các khối thương mại trong khu vực châu Á, đặc biệt là tại Đông Nam Á.
-
Phân tích - Dự báo
Trung Quốc và bàn cờ ảnh hưởng tại lục địa Đen
06:30' - 02/07/2025
Theo tờ The Economist, hàng hóa giá rẻ từ Trung Quốc, bao gồm từ quần áo đến nồi chiên không dầu tràn ngập thị trường, đang thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của tầng lớp trung lưu ở châu Phi.
-
Phân tích - Dự báo
Chi phí và lợi ích của các chuỗi giá trị toàn cầu
05:30' - 02/07/2025
Tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu (GVC) không phải lúc nào cũng mang lại lợi ích, song lập luận kinh tế để rút lui khỏi chúng cũng không hề rõ ràng.
-
Phân tích - Dự báo
Nhà Trắng và Fed: Cuộc đọ sức định hình lại trật tự tài khoá Mỹ
06:30' - 01/07/2025
Trong hàng loạt phát biểu và bài đăng trên mạng xã hội, ông Trump công khai chỉ trích Chủ tịch Fed Jerome Powell vì từ chối hạ lãi suất.
-
Phân tích - Dự báo
Cuộc đua chuyển đổi năng lượng: Đức có lỡ nhịp?
05:30' - 01/07/2025
Theo Chiến lược hydro quốc gia của chính phủ liên bang, đến năm 2030, Đức sẽ xây dựng các nhà máy sản xuất hydro xanh với tổng công suất 10 gigawatt (GW).
-
Phân tích - Dự báo
Đông Á già đi: "Trung tâm tăng trưởng toàn cầu" dời bước
06:30' - 30/06/2025
Do tỷ lệ sinh thấp dẫn đến suy giảm dân số và ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế, Đông Á đang bị buộc phải từ bỏ danh xưng “trung tâm tăng trưởng của thế giới” và nhường cho khu vực khác.