Đồng yen lao dốc gây sức ép thay đổi chính sách lãi suất đối với BoJ
Theo các nhà phân tích, đồng yen suy yếu đang gây áp lực buộc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) phải thắt chặt chính sách tiền tệ, song chính sách lãi suất của ngân hàng này được dự báo sẽ không thay đổi sau khi BoJ kết thúc cuộc họp kéo dài hai ngày vào ngày 26/4 (giờ địa phương).
Giá phòng khách sạn tại Nhật Bản đã tăng lên mức cao nhất trong gần 30 năm qua trong tháng Ba, khi đồng yen rẻ và mùa hoa anh đào nở đã thu hút lượng du khách cao kỷ lục đến với “đất nước Mặt Trời mọc”.
Theo công ty cung cấp thông tin bất động sản toàn cầu CoStar Group, giá phòng khách sạn trung bình trong tháng Ba ở mức khoảng 20.986 yen (136 USD)/đêm, mức cao nhất kể từ tháng 8/1997 và tăng gần 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Tỷ lệ lấp đầy cũng tăng lên 78%. Lượng du khách nước ngoài đến Nhật Bản đã chạm mức cao kỷ lục 3,1 triệu người trong tháng Ba. Đồng yen đang dao động ở mức thấp nhất 34 năm so với đồng USD, khiến Nhật Bản trở thành một điểm đến hấp dẫn với du khách nước ngoài. Dẫn đầu làn sóng du lịch đến Nhật Bản là du khách từ Hàn Quốc, vùng lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc) và Trung Quốc trong mùa hoa anh đào. Đây là thời điểm thường thu hút nhiều du khách đến với Nhật Bản. Theo chuyên gia Harumi Taguchi của công ty S&P Global Market Intelligence, một yếu tố khác cũng góp phần khiến giá phòng khách sạn tại Nhật Bản tăng mạnh là tình trạng thiếu lao động. Bà Taguchi cho biết các khách sạn phải tăng giá phòng để có thể hoạt động trong điều kiện tỷ lệ lấp đầy cao mà thiếu hụt lao động. Bà cho biết nhu cầu cao từ du khách quốc tế, và điều này tạo điều kiện để tăng giá phòng. Đồng yen suy yếu cũng đang thúc đẩy du khách chi tiêu nhiều hơn trong các chuyến du lịch. Du khách nước ngoài đã chi 1.750 tỷ yen trong giai đoạn từ tháng 1-3 năm nay, tăng 52% so với cùng kỳ năm 2019, theo số liệu từ Cơ quan du lịch Nhật Bản. Du khách cũng đang tranh thủ mua các loại hàng hoá xa xỉ ở mức giá hấp dẫn. Bà Taguchi dự đoán nếu nhu cầu từ du khách nước ngoài tiếp tục tăng lên, giá phòng khách sạn có thể cũng vẫn tăng theo, nhưng với đồng yen yếu, thì mức giá đó vẫn rẻ với du khách nước ngoài. Kết quả khảo sát do BoJ công bố mới đây cho thấy chỉ số niềm tin của các công ty dịch vụ lớn của Nhật Bản đã tăng lên mức cao nhất của hơn 30 năm, làm dấy lên hy vọng nhu cầu trong nước sẽ hỗ trợ đà phục hồi kinh tế mong manh. Theo kết quả khảo sát Tankan của BoJ, chỉ số niềm tin doanh nghiệp của các công ty dịch vụ lớn cải thiện từ mức +32 trong ba tháng trước đó lên +34 trong tháng 3/2024, tăng nhẹ so với dự đoán +33 của thị trường. Một quan chức của BoJ cho hay đây là mức cao nhất kể từ tháng 8/1991, khi nền kinh tế Nhật Bản bùng nổ sau đợt bong bóng bất động sản và hoạt động du lịch trong nước gia tăng, cùng với lợi nhuận doanh nghiệp tăng sau các đợt tăng giá. Nhà kinh tế trưởng Takeshi Minami tại Viện nghiên cứu Norinchukin cho biết BoJ dường như vẫn lạc quan về niềm tin doanh nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ. Ông cho rằng BoJ có thể sẽ tăng lãi suất một lần nữa trong năm nay nếu tốc độ tăng lương nhanh. Khảo sát của Tankan cũng cho thấy chỉ số niềm tin của các nhà sản xuất lớn tại nước này đã giảm sau 3 quý tăng liên tiếp. Cụ thể là chỉ số niềm tin của các công ty sản xuất lớn ở mức +11 trong tháng 3/2024, thấp hơn so với mức +13 trong tháng 12/2023. Tuy nhiên, cuộc khảo sát cho thấy cả các nhà sản xuất và dịch vụ lớn đều dự đoán tình hình sẽ trở nên tồi tệ hơn trong ba tháng tới. Một quan chức của BoJ cho biết một số công ty lo lắng về sự bất ổn kinh tế toàn cầu và triển vọng chi phí lao động tăng cao do thị trường việc làm bị thắt chặt. Nền kinh tế Nhật Bản đã tăng trưởng 0,4% trong quý cuối cùng của năm 2023, ngăn chặn một cuộc suy thoái kỹ thuật trong gang tấc nhờ chi tiêu vốn mạnh mẽ bù đắp cho những điểm yếu trong tiêu dùng. Các nhà phân tích dự đoán nền kinh tế sẽ hầu như không tăng trưởng trong quý đầu tiên của năm 2024 do chi phí sinh hoạt tăng cao ảnh hưởng đến tiêu dùng và hoạt động sản xuất bị gián đoạn tại một số nhà máy ô tô gây sức ép lên sản xuất công nghiệp. Niềm tin doanh nghiệp và nhu cầu chi tiêu của doanh nghiệp là chìa khóa quyết định liệu nền kinh tế Nhật Bản có thể duy trì sự phục hồi vừa phải và cho phép ngân hàng trung ương tăng lãi suất một lần nữa hay không. Bất chấp quyết định chấm dứt lãi suất âm gần đây của BoJ, các đồn đoán về việc BoJ sẽ chậm tăng lãi suất trong thời gian tới đã gây sức ép lên đồng yen và nhanh chóng đẩy đồng nội tệ xuống mức thấp nhất trong 34 năm so với đồng USD. Trong năm tài chính 2023 (kết thúc vào tháng 3/2024), Nhật Bản đã ghi nhận hơn 9.000 doanh nghiệp phá sản lần đầu tiên sau 9 năm. Nguyên nhân là do sự sụp đổ hàng loạt của các công ty phụ thuộc vào viện trợ của Chính phủ Nhật Bản trong thời đại dịch COVID-19. Một số nhà phân tích dự đoán rằng con số này có thể vượt 10.000 trong năm tài chính 2024 (kết thúc vào tháng 3/2025). Theo dữ liệu công bố mới đây của Tokyo Shoko Research, các vụ phá sản doanh nghiệp liên quan đến các khoản nợ từ 10 triệu yen (66.000 USD) trở lên đã tăng 32% lên 9.053 trong năm tài chính kết thúc vào 31/3/2024. Ngoài việc hoàn trả các khoản vay và giá cả tăng cao, giới hạn về thời gian làm thêm giờ đã có hiệu lực trong ngành xây dựng và hậu cần từ tháng Tư này. Trong bối cảnh ngày càng khó khăn trong việc tuyển dụng lao động như tài xế, số vụ phá sản do thiếu lao động đã lên tới 191 vụ trên tất cả các ngành trong năm tài chính 2023 và có khả năng còn tăng thêm. Theo Nobuo Tomoda - Giám đốc điều hành của Tokyo Shoko Research,: “Sự gia tăng chi phí vận tải do tình trạng thiếu lao động trong lĩnh vực logistics sẽ có tác động lan tỏa đến nhiều ngành công nghiệp”.Tin liên quan
-
Ngân hàng
Ngân hàng lớn nhất nước Mỹ "gặp hạn"
08:16' - 25/04/2024
Tòa Trọng tài St. Petersburg và Tỉnh Leningrad ngày 24/4 đã ra phán quyết tịch thu số tiền 439,5 triệu USD ở Nga của ngân hàng Mỹ JPMorgan.
-
Ngân hàng
Tỷ giá đồng yen giảm xuống mức thấp nhất trong 34 năm
07:36' - 25/04/2024
Tình trạng đồng yen tiếp tục trượt giá so với đồng USD làm dấy lên những nghi ngại rằng Chính phủ Nhật Bản sẽ can thiệp để ổn định giá nội tệ.
-
Ngân hàng
Indonesia bất ngờ tăng lãi suất lên mức cao nhất trong 7 năm
17:04' - 24/04/2024
Ngày 24/4, Ngân hàng trung ương Indonesia (Bank Indonesia) đã tăng lãi suất lên mức cao nhất trong 7 năm.
Tin cùng chuyên mục
-
Ngân hàng
Tỷ giá hôm nay 25/11: Đồng USD và NDT cùng giảm nhẹ phiên đầu tuần
08:53' - 25/11/2024
Vietcombank niêm yết tỷ giá USD hôm nay ở mức 25.197 - 25.506 VND/USD (mua vào - bán ra), giảm 8 đồng chiều mua vào và giảm 3 đồng chiều bán ra so với cuối tuần trước.
-
Ngân hàng
Cuộc đua thu hút nguồn vốn huy động đang sôi động
08:48' - 24/11/2024
Tháng 11/2024 chứng kiến sự điều chỉnh tăng mạnh lãi suất tiền gửi tiết kiệm tại nhiều ngân hàng sau thời gian giữ ổn định hồi tháng 9 và 10.
-
Ngân hàng
Nhận kiều hối qua thẻ Sacombank Visa, nhận ưu đãi lên đến 1 triệu đồng
07:46' - 24/11/2024
Sacombank cung cấp dịch vụ Visa Direct, cho phép chuyển tiền từ nước ngoài trực tiếp vào thẻ thanh toán Sacombank Visa.
-
Ngân hàng
Fed cảnh báo về những thách thức đối với khối doanh nghiệp nhỏ
07:42' - 24/11/2024
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nhận định các doanh nghiệp nhỏ ở Mỹ đang phải đối mặt với thách thức kép là khả năng tín dụng thắt chặt hơn và khả năng trả nợ ngày càng khó khăn.
-
Ngân hàng
Đồng bitcoin đã tăng giá khoảng 130% trong năm nay
12:23' - 23/11/2024
Giá trị của đồng bitcoin đã tăng gấp hai lần trong năm nay và tăng khoảng 45% kể từ chiến thắng của ông Trump trong cuộc bầu cử ngày 5/11.
-
Ngân hàng
Tỷ giá hôm nay 22/11: Giá bán USD và NDT tăng nhẹ
08:43' - 22/11/2024
Vietcombank niêm yết tỷ giá USD hôm nay ở mức 25.205 - 25.509 VND/USD (mua vào - bán ra), tăng 5 đồng ở cả chiều mua vào và bán ra.
-
Ngân hàng
Agribank xây dựng sản phẩm tín dụng chuyên biệt phục vụ phát triển 1 triệu ha lúa chất lượng cao
08:30' - 22/11/2024
Các sản phẩm về cho vay sẽ được tối ưu hóa về lãi suất, giảm bớt thủ tục trên cơ sở quản lý được dòng tiền trong liên kết, từ đó góp phần thực hiện thành công Đề án 1 triệu hecta lúa.
-
Ngân hàng
Agribank thúc đẩy tín dụng cho nông sản chủ lực Đồng bằng sông Cửu Long
15:31' - 21/11/2024
Dư nợ của khu vực ĐBSCL đạt 262 nghìn tỷ đồng, chiếm trên 22% thị phần tín dụng toàn ngành ngân hàng trong khu vực và chiếm 20,8% dư nợ lĩnh vực nông nghiệp nông thôn của Agribank.
-
Ngân hàng
Giới chức Fed đánh giá về khả năng cắt giảm thêm lãi suất
13:39' - 21/11/2024
Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) cho biết, lạm phát của nước này tiếp tục giảm, với tiền lương và thị trường việc làm "hạ nhiệt", giá cả tăng cao chủ yếu thiên về lĩnh vực nhà ở.