Đồng yen Nhật Bản chạm mức thấp kỷ lục so với franc Thụy Sỹ
Đồng yen của Nhật Bản đã giảm xuống mức thấp lịch sử so với đồng franc Thụy Sỹ (CHF), một dấu hiệu cho thấy thâm hụt thương mại kinh niên của Nhật Bản và việc nới lỏng tiền tệ đã làm giảm sức hấp dẫn của đồng tiền này đối với các nhà đầu tư e ngại rủi ro.
Cả đồng yen và đồng CHF từ lâu đã được coi là nơi trú ẩn an toàn. Nhưng đồng tiền của Thụy Sỹ có lợi thế trong môi trường rủi ro hiện tại, ngay cả với tình trạng hỗn loạn trong hệ thống ngân hàng Mỹ và châu Âu.
Daisuke Karakama, nhà kinh tế trưởng tại Ngân hàng Mizuho cho biết: “Thật khó để đặt đồng yen và đồng franc Thụy Sỹ ở cùng mức xếp hạng tiền tệ”.
Vào ngày 12/5, đồng yen đã chạm mức cao nhất trong ngày, lên khoảng 134,2 yen/USD, tăng 3,5 yen so với mức thấp nhất trong ngắn hạn ghi nhận ngày 2/5. Tuy nhiên, sức mua đồng yen khác xa so với mức được chứng kiến trong cuộc khủng hoảng nợ châu Âu năm 2011, đã đẩy đồng yen lên mức cao kỷ lục 75,32 yen/USD vào tháng 10/2011. Kể từ đó, Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn duy nhất tiếp tục chính sách nới lỏng tiền tệ.
Tháng trước, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) tại cuộc họp chính sách đầu tiên dưới thời tân Thống đốc Kazuo Ueda đã quyết định duy trì chính sách tiền tệ siêu nới lỏng. Ngược lại, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã tăng lãi suất cơ bản thêm khoảng 5 điểm phần trăm kể từ tháng 3/2022, còn Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) dự kiến sẽ tiếp tục tăng lãi suất.
Một trong những chiến lược giao dịch ngoại hối lớn nhất là giao dịch chênh lệch hoặc bán các loại tiền tệ có lãi suất thấp hơn để mua các loại tiền tệ có lãi suất cao hơn. Do vậy, chính sách nới lỏng tiền tệ tại Nhật Bản đồng nghĩa với việc các nhà đầu tư có nhiều khả năng bán đồng yen như một phần của chiến lược này.
Điều đó đã làm đồng yen suy yếu so với nhiều loại tiền tệ. Chỉ số tiền tệ Nikkei cho thấy đồng yen đã suy yếu 2,5% kể từ cuối năm ngoái, trong khi đồng CHF đã tăng 1,7%.
Sự thay đổi trong hoạt động thương mại cũng đóng một vai trò trong sự suy yếu của đồng yen. Từng là nước xuất khẩu hàng đầu thế giới, Nhật Bản vào năm 2022 đã ghi nhận mức thâm hụt thương mại kỷ lục 19.900 tỷ yen (147 tỷ USD) trong bối cảnh giá năng lượng tăng cao.
Ngược lại, Thụy Sỹ ghi nhận mức thặng dư lớn thứ ba thế giới với 42,8 tỷ CHF (47,7 tỷ USD), nhờ các mặt hàng xuất khẩu có giá trị gia tăng cao như dược phẩm, hóa chất và đồng hồ xa xỉ. Sự phụ thuộc lớn vào điện hạt nhân và thủy điện của Thụy Sỹ giúp nước này ít chịu ảnh hưởng của những biến động về giá năng lượng hơn so với Nhật Bản.
Tohru Sasaki, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu thị trường Nhật Bản tại ngân hàng JPMorgan Chase, cho biết: “Sức cạnh tranh của nền kinh tế Nhật Bản đang giảm dẫn đến chênh lệch tỷ giá hối đoái”.
Sự khác biệt có thể thấy rõ qua việc những chiếc đồng hồ sang trọng của Thụy Sỹ vẫn bán chạy ở Nhật Bản. Giá của một số mẫu đồng hồ Omega Moonwatch trong tháng 2/2023 đã tăng khoảng 30% so với tháng 1/2021. Một nhân viên tại một cửa hàng kinh doanh sản phẩm điện tử ở Tokyo gọi tốc độ tăng giá trong năm 2022 là "chưa từng có"./.
Tin liên quan
-
Ngân hàng
Bộ trưởng Tài chính Yellen khẳng định khả năng thanh toán của các ngân hàng Mỹ
18:11' - 12/05/2023
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen khẳng định hầu hết các ngân hàng Mỹ sẽ đủ khả năng trả các khoản tiền gửi không được bảo hiểm nếu người gửi tiền muốn rút.
Tin cùng chuyên mục
-
Ngân hàng
Ngân hàng Trung ương Nhật Bản có thể tăng lãi suất vào cuối năm 2025
20:21'
Lạm phát tại Nhật Bản đang tăng mạnh một cách đáng ngạc nhiên, làm dấy lên khả năng Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) sẽ nâng lãi suất vào cuối năm nay.
-
Ngân hàng
Vietcombank nhận cú đúp giải thưởng quản trị rủi ro tại Asian Banking and Finance Awards 2025
09:41'
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) vừa được vinh danh tại Lễ trao giải Asian Banking and Finance Awards 2025 với hai giải thưởng danh giá ở cả phân khúc ngân hàng bán buôn và bán lẻ.
-
Ngân hàng
Tỷ giá hôm nay 4/7: Giá mua vào đồng USD vượt mức 26.000 VND/USD
08:54' - 04/07/2025
Tại các ngân hàng thương mại vào lúc 8h25 sáng nay, Vietcombank niêm yết tỷ giá USD ở mức 26.010 - 26.370 VND/USD (mua vào - bán ra), tăng 25 đồng ở cả chiều mua và bán.
-
Ngân hàng
Tăng trưởng tín dụng cho công nghiệp hỗ trợ, công nghệ cao gấp đôi mức trung bình của nền kinh tế
19:18' - 03/07/2025
Tính đến ngày 26/6/2025, dư nợ toàn hệ thống đạt trên 16,9 triệu tỷ đồng, tăng 8,3% so với cuối năm 2024, tăng 18,87% so với cùng kỳ năm 2024.
-
Ngân hàng
Agribank - Doanh nghiệp ESG Việt Nam xanh 2025
16:18' - 03/07/2025
Tại Agribank, phát triển bền vững được hiện thực hóa thông qua hệ giá trị vững chắc đó là ba trụ cột: Môi trường, xã hội và quản trị.
-
Ngân hàng
Tỷ giá hôm nay 3/7: Giá USD và NDT cùng tăng sau thông tin Mỹ-Việt Nam đạt được thỏa thuận thương mại
08:57' - 03/07/2025
Vietcombank và BIDV cùng niêm yết tỷ giá USD hôm nay 3/7 tăng lên mức 25.985 - 26.345 VND/USD (mua vào - bán ra).
-
Ngân hàng
Partnership Marketing dần trở thành xu hướng
15:27' - 02/07/2025
Ngày càng nhiều doanh nghiệp Việt – đặc biệt là các thương hiệu vừa và nhỏ tìm đến một chiến lược marketing cũ nhưng chưa bao giờ lỗi thời: Partnership Marketing (Tiếp thị qua hợp tác thương hiệu).
-
Ngân hàng
SHB SAHA: Hướng tới khách hàng, thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia
14:34' - 02/07/2025
Ngày nay, người dùng, nhất là nhóm trẻ, kinh doanh tự do hoặc bận rộn, cần ứng dụng ngân hàng dễ thao tác trên điện thoại, ít bước phức tạp.
-
Ngân hàng
Lãi suất ưu đãi mới cho vay nhà ở xã hội thấp nhất chỉ 5,9%/năm
14:16' - 02/07/2025
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa công bố mức lãi suất cho vay ưu đãi mới áp dụng cho người mua và đầu tư nhà ở xã hội.