Đột phá hạ tầng cho vận tải bứt tốc
Về đột phá hạ tầng, năm 2024, Bộ Giao thông vận tải đã khởi công 10 dự án, khánh thành đưa vào khai thác 8 dự án. Nhiều vướng mắc, khó khăn phức tạp đã được tập trung xử lý, tháo gỡ như giải phóng mặt bằng, nguồn vật liệu phục vụ các dự án, nhất là khu vực phía Nam, đến nay tiến độ các dự án trọng điểm được đảm bảo. Một số dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam đoạn từ Quảng Ngãi đến Khánh Hòa dự kiến sẽ hoàn thành vượt tiến độ từ 3 đến 6 tháng. Về đường bộ, Bộ Giao thông vận tải đã trình Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư Dự án cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành, đã khởi công 8 dự án, hoàn thành đưa vào khai thác 7 dự án, đặc biệt hoàn thành 2 Dự án thành phần còn lại đoạn Diễn Châu - Bãi Vọt, Nha Trang - Cam Lâm để hoàn thành toàn bộ Dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2017 - 2020, nâng tổng số km đường cao tốc cả nước đến nay lên 2.021 km; đã rà soát, xây dựng kế hoạch chi tiết, chỉ đạo các chủ đầu tư, nhà thầu quyết liệt tổ chức triển khai để hoàn thành mục tiêu 3.000 km vào năm 2025; đã hoàn thành công tác lựa chọn nhà đầu tư 8 trạm dừng nghỉ, đang triển khai mời thầu 13 trạm dừng nghỉ còn lại. Bên cạnh đó, Bộ Giao thông vận tải đã trình Quốc hội thông qua điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Cảng Hàng không quốc tế Long Thành; tiến độ các dự án cảng hàng không Quốc tế Long Thành, dự án Nhà ga hành khách T3 - Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất cơ bản được bảo đảm, đặc biệt Dự án thành phần 2, Dự án thành phần 3 Cảng Hàng không quốc tế Long Thành có nhiều hạng mục vượt kế hoạch. Ngoài ra, Bộ Giao thông vận tải đã trình Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam; đang tích cực triển khai dự án Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng để phấn đấu khởi công vào cuối năm 2025; phối hợp với thành phố Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh đưa vào khai thác các dự án đường sắt đô thị gồm đoạn trên cao tuyến Nhổn - Ga Hà Nội và tuyến Bến Thành - Suối Tiên. Bên cạnh những kết quả đạt được, Tư lệnh ngành giao thông vận tải cũng thẳng thắn nhìn nhận một số tồn tại, hạn chế cần được xem xét, giải quyết để có được sự chuyển biến thực chất, mạnh mẽ hơn trong thời gian tới. Theo Bộ trưởng Trần Hồng Minh, một số dự án trọng điểm chưa được bàn giao 100% mặt bằng; tiến độ triển khai Dự án thành phần 4 Cảng Hàng không quốc tế Long Thành còn chậm. Nguồn cung cấp cát khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tuy được giải quyết nhưng chưa triệt để, công suất khai thác vẫn chưa đáp ứng được tiến độ yêu cầu. Mặc dù nhiều công trình dự án đường bộ cao tốc sớm hoàn thành, đưa vào khai thác, tuy nhiên các trạm dừng nghỉ, hệ thống giám sát điều hành giao thông chưa được đầu tư đồng bộ dẫn đến sự bất tiện đối với người dân. Việc thu hút nguồn vốn xã hội trong đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông còn hạn chế, chưa đáp ứng được kỳ vọng. Đồng thời, tai nạn giao thông vẫn tiềm ẩn diễn biến phức tạp, còn xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng. Theo ghi nhận từ Báo cáo Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của Bộ Giao thông vận tải, với vai trò là cơ quan quản lý chuyên ngành, Bộ Giao thông vận tải đã phối hợp chặt chẽ, hỗ trợ các địa phương trong quá trình chuẩn bị, triển khai 9 dự án đường bộ cao tốc do địa phương là cơ quan chủ quản. Nhiều khó khăn, vướng mắc của các địa phương trong quá trình chuẩn bị đầu tư, triển khai dự án, nhất là trong thẩm định dự án, thủ tục khai thác vật liệu phục vụ thi công, chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, công tác tác tổ chức thi công, quản lý dự án đã được Bộ Giao thông vận tải phối hợp, hỗ trợ, cùng các địa phương tháo gỡ kịp thời hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền sớm cho chủ trương. Đối với công tác giải ngân đầu tư công, với quyết tâm giải ngân tối đa số vốn đầu tư công được Thủ tướng Chính phủ giao, Bộ Giao thông vận tải đã quyết liệt triển khai nhiều giải pháp, coi giải ngân vốn đầu tư công là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu và gắn trách nhiệm người đứng đầu các chủ thể liên quan trong giải ngân vốn đầu tư công, yêu cầu giải ngân phải đi đôi với kết quả thực chất là sản lượng trên công trường. Năm 2024, Bộ Giao thông vận tải đã được được giao khoảng 75.481 tỷ đồng; trong đó, 71.288 tỷ đồng được giao và kéo dài theo Kế hoạch năm 2024, 4.193 tỷ được giao bổ sung từ tháng 11 năm 2024. Dự kiến hết tháng 12/2024, Bộ Giao thông vận tải giải ngân khoảng 60.200 tỷ đồng, đạt 80% kế hoạch và phấn đấu hết niên độ tài chính đạt 95% kế hoạch. Hoạt động vận tải tiếp tục giữ được đà tăng trưởng ổn định 2 con số gắn với việc cắt giảm mạnh mẽ thủ tục hành chính, phí lệ phí, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin. Năm 2024, sản lượng vận chuyển hàng hóa ước đạt 2.450 triệu tấn, tăng 14,5%; Vận chuyển hành khách ước đạt 4.7 triệu lượt khách, tăng 11,2% so với năm 2023./.
- Từ khóa :
- Đột phá hạ tầng
- vận tải
- giao thông
- hạ tầng giao thông
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Ngành giao thông đặt mục tiêu năm 2025 khởi công 19 dự án, hoàn thành 50 dự án
17:30' - 30/12/2024
Ngành giao thông vận tải phấn đấu hoàn thành các dự án thành phần, nối thông tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông và cùng với các địa phương hoàn thành một số dự án đường bộ cao tốc...
-
Kinh tế tổng hợp
Hà Nội điều chỉnh giao thông nút giao Láng- Yên Lãng
13:47' - 30/12/2024
Từ hôm nay 30/12, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội tổ chức lại giao thông đường Láng tại nút giao Láng - Yên Lãng.
-
Kinh tế Việt Nam
Tp. Hồ Chí Minh đưa vào khai thác 4 công trình giao thông phía Nam và phía Tây
12:43' - 30/12/2024
Sáng 30/12, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông Tp. Hồ Chí Minh cùng các đơn vị, địa phương đã tổ chức thông xe, đưa vào khai thác 4 công trình hạ tầng giao thông.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Mưa to, lũ lớn gây nhiều thiệt hại tại vùng núi phía Tây Nghệ An
18:59'
Một số gia đình phải di chuyển ra khỏi vị trí nguy hiểm đề phòng sạt lở, sụt trượt đất đá để đảm bảo an toàn.
-
Kinh tế Việt Nam
Nửa đầu năm 2025, Việt Nam đón gần 10,7 triệu lượt khách quốc tế
14:34'
Tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong nửa đầu năm 2025 đã tăng 20,7% so với cùng kỳ năm trước, vượt 25,7% so với cùng kỳ năm 2019 (thời điểm trước dịch COVID-19).
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam và Brazil mở ra kỷ nguyên mới trong hợp tác nông nghiệp
10:48'
Thủ tướng tin tưởng kết quả chuyến thăm lần này sẽ mở ra một kỷ nguyên mới cho hợp tác nông nghiệp giữa hai nước, đưa nông nghiệp thành lĩnh vực đột phá của hợp tác song phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Truyền thông Brazil đưa tin đậm nét hoạt động của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Rio de Janeiro
10:45'
Theo Planalto, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng thống Lula da Silva đều khẳng định tầm quan trọng của việc tăng cường hội nhập và bổ trợ giữa hai nền kinh tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Tạo nền tảng chiến lược để phát triển “siêu đô thị” Thành phố Hồ Chí Minh
10:44'
Việc tái cấu trúc đơn vị hành chính cấp tỉnh đang mở ra cơ hội lịch sử để kiến tạo một Thành phố Hồ Chí Minh với diện mạo không gian và địa giới mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Tọa đàm Doanh nghiệp Việt Nam – Brazil
09:59'
Thủ tướng đánh giá quan hệ song phương Việt Nam - Brazil, sau nhiều năm thiết lập, đã không ngừng phát triển và hiện đang ở giai đoạn tốt đẹp nhất từ trước đến nay.
-
Kinh tế Việt Nam
Sự kiện kinh tế Việt Nam nổi bật tuần qua
09:36'
Hàng loạt chuyển động kinh tế đáng chú ý đã diễn ra trong tuần đầu tháng 7/2025 như Hòa Phát tiếp nhận tàu hàng lớn nhất, Vietnam Airlines mở đường bay thẳng Hà Nội – Milan...
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva
08:56'
Thủ tướng đánh giá cao vai trò ngày càng cao của Brazil trong thúc đẩy các chương trình nghị sự toàn cầu, tin tưởng Brazil sẽ tiếp tục phát huy hơn nữa vai trò trong các cơ chế đa phương quan trọng.
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp “kiệt sức” vì hàng giả: Cần trận tuyến đồng lòng
20:20' - 05/07/2025
Cuộc chiến chống hàng giả ngày càng khốc liệt, khiến nhiều doanh nghiệp Việt kiệt sức vì vừa sản xuất kinh doanh, vừa tự bảo vệ thương hiệu trước thủ đoạn ngày càng tinh vi của gian thương.