Đột phá ngành dệt may - Bài cuối: Nâng cấp giá trị sản phẩm
Áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt, cộng với việc các thị trường liên tục nâng cao tiêu chuẩn chất lượng vừa là thách thức nhưng cũng là động lực để doanh nghiệp dệt may Việt Nam chủ động cập nhật xu hướng sản xuất, tiêu dùng; đầu tư nghiên cứu phát triển, hướng đến mục tiêu trở thành ngành công nghiệp thời trang có giá trị gia tăng cao.
*Đổi mới công nghệ và số hoáTừ cuối năm 2022 đến nay, lượng đơn hàng của các doanh nghiệp dệt may trong nước sụt giảm mạnh, do ảnh hưởng của lạm phát, suy giảm kinh tế ở các thị trường xuất khẩu lớn như Mỹ và EU. Tính riêng 6 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu dệt may đạt 18,6 tỷ USD giảm 17,6% so với cùng kỳ. Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam nhận định: đà tăng trưởng của dệt may Việt Nam chững lại do tác động liên hoàn của lạm phát, suy giảm kinh tế, xung đột giữa các quốc gia khiến sức mua của người tiêu dùng chậm lại, tồn kho các mặt hàng ở mức cao. Trong bối cảnh này, các doanh nghiệp phải cơ cấu lại cả thị trường và sản phẩm. Nhiều doanh nghiệp không chỉ sản xuất các mặt hàng truyền thống như áo sơ mi, denim, hàng dệt kim…mà còn làm cả áo cho người theo đạo Hồi để khai thác thị trường khu vực Trung Đông.Theo ông Vũ Đức Giang, trong bối cảnh sức mua thị trường yếu và áp lực cạnh tranh ngày càng lớn, để khai thác được các đơn hàng số lượng nhỏ và cần giao nhanh đòi hỏi doanh nghiệp phải có sự điều chỉnh nhất định về dây chuyền sản xuất, phân công lao động… Do đó, những giải pháp về số hoá, đầu tư về công nghệ được coi là chìa khoá giúp doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá bán và rút ngắn thời gian giao hàng.
Bà Nguyễn Thị Tuyết Mai, Phó tổng Thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam cũng cho rằng, giải pháp từ tự động hoá đến sản xuất thông minh là một trong những gải pháp mang tính quyết định. Chuyển đổi số sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, tăng năng suất lao động, tạo sự kết nối giữa các bộ phận, tăng tốc độ ra thị trường và mở rộng khả năng thu hút và giữ khách hàng. Tuy nhiên, đến nay việc đưa công nghệ số vào sản xuất trong ngành dệt may vẫn còn khiêm tốn. Thực tế tại một số doanh nghiệp đã áp dụng công nghệ, chuyển đổi số cho quy trình quản trị, vận hành nhà máy cho thấy, ứng dụng công nghệ số có thể làm thay đổi cục diện và nâng cao vị thế cạnh tranh cho doanh nghiệp bằng việc giải quyết bài toán sử dụng ít lao động hơn nhưng vẫn đảm bảo năng lực sản xuất, thích ứng được với yêu cầu đa dạng của khách hàng. Ông Phạm Văn Việt, Chủ tịch HĐQT Công ty Việt Thắng Jean, cho biết, Việt Thắng Jean đã ứng dụng các công nghệ hiện đại vào những công đoạn có độ phức tạp cao với máy laser, máy ozone, máy phun màu, dây chuyền sấy tự động đáp ứng các tiêu chuẩn cao nhất của thị trường EU. Việc đầu tư vào công nghệ hiện đại cũng giúp doanh nghiệp cắt giảm đáng kể chi phí nhân công, hạ được giá thành sản phẩm để cạnh tranh tốt hơn trong giai đoạn khó khăn. Nhờ đó, trong khi nhiều doanh nghiệp vẫn đang khan hiếm đơn hàng, từ tháng 3 đến nay, Việt Thắng Jean đã có đơn hàng tương đối, duy trì được khoảng 90% công suất hoạt động của nhà máy. Tới nay, các thị trường xuất khẩu chính như EU, Mỹ vẫn chưa phục hồi nhưng Việt Thắng Jean vẫn duy trì được đơn hàng ở các thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản và mở rộng sang các thị trường mới như Canada, Australia… *Xanh hoá và gia tăng giá trịKhông chỉ số hoá, áp dụng công nghệ, ngành dệt may còn phải xanh hoá để đáp ứng xu hướng tiêu dùng mới. Hiện nay, nhiều thị trường lớn như: EU yêu cầu sản phẩm dệt may phải có tuổi thọ cao, có thể tái chế, tái sử dụng để giảm tiêu thụ tài nguyên, giảm phát thải khí nhà kính, giảm sử dụng nước và hoá chất độc hại. Nói cách khác, số hoá và xanh hoá là xu hướng tất yếu mà doanh nghiệp phải ứng dụng càng nhanh càng tốt.Ông Phan Thanh Tuấn, Giám đốc Công ty may Thành Phát cũng cho biết, dù hiện tại nhà máy đang phải chạy đơn hàng nhỏ lẻ, các sản phẩm giá thành thấp nhưng đó không phải là chiến lược dài hơi. Công ty đang triển khai các dự án sản xuất sản phẩm từ nguyên liệu tự nhiên như: sợi sen, sợi hàu, sợi bạc hà… phù hợp nhu cầu tiêu dùng sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên, thân thiện với môi trường và xu hướng kinh tế tuần hoàn đang ngày càng phổ biến.
Các khách hàng của Thành Phát tại Nhật Bản luôn đi đầu về các sản phẩm chống tia cực tím, kháng khuẩn… nên sợi hàu, sợi sen, sợi bạc hà sẽ có cơ hội lớn trong thời gian tới. Khi kinh tế thế giới hồi phục đà tăng trưởng, những sản phẩm chất lượng cao chắc chắn sẽ được khách hàng đón nhận tích cực. Trong khi đó, Việt Thắng Jean lại “xanh hoá” nhà máy và sản phẩm bằng cách lắp đặt điện mặt trời gắn trên mái nhà xưởng để phục vụ sản xuất, giảm tiêu thụ năng lượng điện lưới, góp phần giảm chi phí và phát thải. Nguyên liệu vải cũng được chọn lọc theo các tiêu chí thân thiện với môi trường và có khả năng tái sử dụng, kéo dài vòng đời sử dụng của sản phẩm. Ông Phạm Văn Việt cho rằng, những nổ lực của từng doanh nghiệp là rất cần thiết nhưng chưa đủ để đẩy nhanh việc “xanh hoá” và phát triển ngành dệt may Việt Nam một cách bền vững.Theo đó, hầu hết doanh nghiệp may mặc Việt Nam đều là doanh nghiệp nhỏ, sử dụng công nghệ cũ và phụ thuộc vào nguyên liệu nhập. Ngành dệt may rất cần sự hỗ trợ của Nhà nước thông qua việc đẩy mạnh ngành công nghiệp hỗ trợ và hình thành khu công nghiệp dệt may phục vụ sản xuất tập trung theo mô hình xanh, bền vững, tuần hoàn.
Cụ thể, Thành phố cần có quy hoạch khu công nghiệp có quy mô đủ lớn, có hạ tầng sản xuất, công nghệ xử lý nước thải, chất thải đạt tiêu chuẩn quốc tế, sử dụng năng lượng xanh, năng lượng tái tạo đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế cho các doanh nghiệp sản xuất nguyên phụ liệu và doanh nghiệp may.Việc sản xuất nguyên liệu tập trung cũng sẽ giúp các doanh nghiệp may mặc chủ động được đầu vào, cắt giảm chi phí logistics, đáp ứng quy tắc xuất xứ để tận dụng ưu đãi xuất khẩu.
Theo ông Phạm Văn Việt, trên thực tế, doanh nghiệp dệt may Việt Nam chỉ thực hiện được một phần ở khâu cắt may trong sản xuất sản phẩm, còn các nhãn hiệu nổi tiếng, nhà phân phối đẳng cấp có ảnh hưởng đến thị trường và người mua đều thuộc về các doanh nghiệp quốc tế.Nguyên nhân gốc rễ vẫn do mảng thiết kế và phát triển thiết kế của doanh nghiệp Việt Nam còn quá yếu, ít có các sản phẩm mang thương hiệu riêng để tiếp cận với các nhà bán lẻ trên toàn cầu.
“Thiết kế là khâu có tỷ suất lợi nhuận cao trong chuỗi giá trị may mặc, do vậy các quốc gia đi trước chỉ tập trung vào khâu nghiên cứu và thiết kế sản phẩm mới nhằm tạo ra những thương hiệu nổi tiếng. Yếu tố quan trọng để thâm nhập và trụ vững được ở mắt xích này đòi hỏi các doanh nghiệp cần có các nhà thiết kế có khả năng nắm được xu hướng, thị hiếu thời trang của người mua toàn cầu.Chính vì vậy, trong tầm nhìn dài hạn, nếu muốn đưa ngành dệt may Việt Nam thoát khỏi “bẫy gia công” giá trị thấp, ngành dệt may cần đầu tư xứng tầm cho nghiên cứu chất liệu, đào tạo đội ngũ thiết kế để tạo nên sản phẩm mang thương hiệu Việt tham gia vào thị trường thời trang quốc tế.”, ông Phạm Văn Việt đề xuất./.
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Đột phá ngành dệt may - Bài 1: Khó khăn bủa vây
16:41' - 21/07/2023
Ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đang chịu cạnh tranh ngày càng gay gắt từ các đối thủ có sự đầu tư về công nghệ cũng như nắm bắt tốt xu hướng.
-
Kinh tế Việt Nam
Liên kết hợp tác sản xuất, tiêu dùng trong ngành dệt may, thời trang
16:03' - 21/07/2023
Chương trình đã kết nối các chuỗi sản xuất, kích cầu tiêu dùng trong nước, hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh quảng bá sản phẩm, kích cầu tiêu dùng, thúc đẩy sản xuất.
-
Ý kiến và Bình luận
"Xanh hóa" dệt may, yếu tố để doanh nghiệp vươn xa
12:23' - 19/07/2023
“Xanh hóa” trong sản xuất dệt may có thể giúp doanh nghiệp đáp ứng các yêu cầu của nhà nhập khẩu từ châu Âu, cùng đó là phát triển bền vững doanh nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Những yếu tố đem lại thành công của ngành dệt may Việt Nam
19:59' - 14/07/2023
Theo trang fibre2fashion.com, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu hàng dệt may hàng đầu thế giới.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
"Ông lớn" ô tô Nhật Bản đẩy mạnh tái cơ cấu
16:00' - 22/11/2024
Nissan Motor sẽ cắt giảm hoặc chuyển đổi khoảng 1.000 việc làm tại Thái Lan do hãng xe Nhật Bản này đang thu hẹp quy mô sản xuất.
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp Trung Quốc đa dạng hóa chiến lược giảm rủi ro tiền tệ
12:43' - 22/11/2024
Các doanh nghiệp Trung Quốc đang tăng cường tích trữ USD, định giá hợp đồng bằng NDT và mở rộng các kênh nhập khẩu để giảm thiểu rủi ro tiền tệ.
-
Doanh nghiệp
BP đầu tư dự án khí đốt 7 tỷ USD tại Indonesia
12:39' - 22/11/2024
Tập đoàn dầu mỏ Anh BP ngày 21/11 đã công bố một dự án chung trị giá 7 tỷ USD nhằm khai thác gần 85 tỷ m3 khí đốt tại Tangguh, tỉnh Tây Papua của Indonesia.
-
Doanh nghiệp
"Gã khổng lồ" pin châu Âu Northvolt xin bảo hộ phá sản
10:30' - 22/11/2024
Ngành công nghiệp xe điện toàn cầu hứng chịu cú sốc lớn khi Northvolt, một trong những nhà sản xuất pin hàng đầu châu Âu, chính thức đệ đơn xin bảo hộ phá sản theo Chương 11 tại Mỹ.
-
Doanh nghiệp
Apple đề xuất tăng gấp 10 lần khoản đầu tư vào Indonesia
09:50' - 22/11/2024
Bộ Công nghiệp Indonesia ngày 21/11 cho biết tập đoàn công nghệ Apple (Mỹ) đã đề xuất kế hoạch đầu tư 100 triệu USD vào Indonesia để phát triển sản xuất linh kiện điện tử.
-
Doanh nghiệp
Qualcomm dự báo doanh thu tăng thêm 22 tỷ USD từ các thị trường mới
08:18' - 22/11/2024
Qualcomm mới đây dự báo doanh thu hàng năm của nhà cung cấp các bộ vi xử lý cho điện thoại di động lớn nhất thế giới này sẽ tăng thêm 22 tỷ USD vào năm 2029 nhờ mở rộng sang các thị trường mới.
-
Doanh nghiệp
Đón xu hướng chuyển dịch của các trung tâm công nghiệp lớn Đông Nam bộ
18:37' - 21/11/2024
Bình Phước hoàn toàn có tiềm năng trở thành một trung tâm phát triển kinh tế nhanh, xanh và năng động của vùng Đông Nam bộ, góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của cả nước.
-
Doanh nghiệp
Huawei sẽ sản xuất hàng loạt chip AI tiên tiến nhất vào quý I/2025
16:16' - 21/11/2024
Huawei có kế hoạch bắt đầu sản xuất hàng loạt chip trí tuệ nhân tạo (AI) tiên tiến nhất vào quý I/2025, bất chấp những khó khăn trong tăng năng suất chip.
-
Doanh nghiệp
Sun Group 5 năm liên tiếp vào “Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam”
15:41' - 21/11/2024
Sun Group tiếp tục được vinh danh “Top 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam” tại lễ trao giải “Môi trường làm việc tốt nhất Việt Nam” năm 2024.