Đột phá nhờ “số hóa”
“Nhìn lại bối cảnh những năm qua, ngành đường thủy nội địa luôn bị xem là chậm chạp trong ứng dụng công nghệ thông tin.
Việc cùng lúc có 32 thủ tục hành chính của ngành được “số hóa” để tạo thuận lợi cho các tổ chức, doanh nghiệp, người dân thể hiện sự nỗ lực cao của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành đường thủy”, ông Hoàng Hồng Giang - Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam đánh giá.
Từ cuối năm 2016, Bộ Giao thông Vận tải chính thức khai trương cùng một lúc 32 thủ tục hành chính trong lĩnh vực đường thủy cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3-4 (giao dịch và xử lý hồ sơ qua mạng), vượt tiến độ so với mục tiêu đặt ra. Các dịch vụ công này tập trung chủ yếu vào 4 lĩnh vực gồm: quản lý phương tiện và thuyền viên, pháp chế thanh tra, kết cấu hạ tầng và lĩnh vực vận tải – an toàn giao thông.Trước đó, năm 2015 Cục Đường thủy Việt Nam cũng đã cũng cấp 25 thủ tục công trực tuyến. Trong số này, có 2 thủ tục được tiếp nhận, trả kết quả theo cơ chế Cổng thông tin điện tử quốc gia tại địa chỉ www.vnsw.gov.vn và 19 thủ tục được thực hiện qua Cổng thông tin của Bộ Giao thông Vận tải tại địa chỉ www.mt.gov.vn.
Riêng đối với 2 thủ tục tàu biển xuất nhập cảnh tại cảng thủy nội địa. Cục Đường thủy nội địa Việt Nam đã phối hợp với các đơn vị Tổng cục Hải Quan và các đơn vị liên quan triển khai theo quy định.
Có thể nói bên cạnh việc trực tuyến hóa các dịch vụ công, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam cũng ưu tiên cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính, gắn kết quả cải cách hành chính vào nội dung bình xét thi đua, khen thưởng cuối năm.Năm 2016, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam thực hiện rà soát 57 thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực đường thủy nội địa và kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải công bố sửa đổi bổ sung, thay thế 22 thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của ngành đường thủy nội địa; trong đó kiến nghị hủy bỏ 4 thủ tục hành chính; sửa đổi 14 thủ tục hành chính; công bố bổ sung 8 thủ tục hành chính...
Việc phổ biến thông tin về quy trình thực hiện thủ tục hành chính được Cục Đường thủy nội địa Việt Nam đẩy mạnh bằng nhiều hình thức, từ niêm yết công khai tại các trụ sở cơ quan, đơn vị đến đăng tải trên cổng thông tin điện tử, hướng dẫn qua đường dây nóng, tiếp xúc trực tiếp doanh nghiệp, người dân.Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Nhật đánh giá, những năm trước, ngành đường thủy liên tục nằm cuối bảng xếp hạng trong các đơn vị của ngành giao thông vận tải về mức độ ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ cải cách hành chính, quản lý nhà nước, phục vụ người dân và doanh nghiệp. Tuy nhiên từ năm 2015 đến nay, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam nói riêng và ngành đường thủy nói chung đã có những “nhảy vọt” về ứng dụng công nghệ thông tin.
Còn theo bà Trịnh Thị Hằng Nga, Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Giao thông Vận tải), việc cải cách thủ tục hành chính được Bộ Giao thông Vận tải tiến hành quyết liệt tại tất cả các lĩnh vực. Trong 532 thủ tục hành chính của Bộ Giao thông Vận tải đã được tiến hành rà soát tổng thể, có tới, 88 thủ tục đường thủy. Sau khi rà soát, nhiều thủ tục trong lĩnh vực đường thủy không cần thiết đã được bãi bỏ.
“Phải nói rằng, việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến chắc chắn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân và doanh nghiệp, góp phần làm giảm áp lực giấy tờ trong công việc lên chính các cơ quan quản lý nhà nước”, bà Trịnh Hằng Nga chia sẻ.
Trong kết quả xếp hạng được Bộ Giao thông Vận tải công bố trong năm vừa qua, Cục Đưởng thủy nội địa Việt Nam được xếp loại tốt và đứng thứ 2 trong tổng số 7 đơn vị thuộc Bộ Giao thông Vận tải.Những sự thay đổi mang tính đột phá trong lĩnh vực đường thủy có thể được minh chứng qua những kết quả cụ thể như, hiện tại thông tin về từng phương tiện thủy ra, vào cảng bến và thống kê vận tải thuộc phạm vi quản lý của Cục Đường thủy nội địa được cập nhật trực tuyến hằng ngày, 45 tuyến vận tải chính và hơn 3.000 cảng bến cùng hệ thống phao tiêu báo hiệu đường thủy được đưa lên bản đồ số... Tại một số khu vực, các phương tiện chỉ cần gửi tin nhắn là được cấp phép vào, rời bến thay vì làm thủ tục thủ công…
Bên cạnh đó, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam đã và đang triển khai 12 phần mềm công nghệ thông tin trong quản lý chuyên ngành, ứng dụng từ quản lý điều hành công việc văn phòng đến quản lý hạ tầng luồng tuyến, cảng bến. Trong điều hành công việc, các văn bản đi, đến, báo cáo hay giao việc đều được xử lý online qua mạng trực tuyến, nhằm minh bạch nội dung và thời gian. Cảng vụ Đường thủy là đơn vị thay mặt Cục Đường thủy nội địa Việt Nam quản lý trực tiếp các phương tiện trên địa bàn được giao. Phó Giám đốc Cảng vụ Đường thủy nội địa khu vực I Đặng Xuân Thuỷ cho hay: “Ứng dụng công nghệ trong quản lý là hướng đi cần thiết để đổi mới, tạo sự năng động trong bộ máy, từng đơn vị và tạo minh bạch, rõ trách nhiệm trong công tác quản lý và phục vụ doanh nghiệp, người dân”. Bên cạnh chọn ứng dụng công nghệ thông tin để tạo sự đột phá, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam cũng chọn lấy phương châm phục vụ doanh nghiệp làm tiêu chí đổi mới. Cùng với lập đường dây nóng có ghi âm để tiếp nhận thông tin, Cục cũng định kỳ mở hội nghị tiếp xúc để lắng nghe ý kiến doanh nghiệp.Là đối tượng được hưởng lợi từ những cải cách mạnh mẽ của ngành đường thủy, ông Trần Đức Lanh, Giám đốc Công ty Cổ phần Thương mại – Vận tải Thái Hà (doanh nghiệp có trên 20 tàu sông pha biển SB, đặt trụ sở tại Hải Dương), nhận xét: “Thời gian qua Cục Đường thủy nội địa Việt Nam có sự đổi mới rất tích cực, đặc biệt là vấn đề cải cách thủ tục hành chính.
Cụ thể, thời gian làm thủ tục cho tàu ra, vào cảng bến được rút ngắn rất nhiều. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôi chủ động trong việc nhận, trả hàng được kịp thời cho đối tác”.
Còn ông Trịnh Trung Úy, Giám đốc Công ty TNHH Vận tải Việt Thuận (Quảng Ninh) đánh giá: “Trong nhiều thủ tục được Cục Đường thủy nội địa Việt Nam đổi mới thời gian qua, chúng tôi nhận thấy việc cho phép làm thủ tục cấp phép cho phương tiện thủy vào, rời cảng bến thủy qua tin nhắn điện thoại được các doanh nghiệp rất hoan nghênh.Ví dụ, chúng tôi không phải mất thời gian lên bờ để làm các thủ tục mà chỉ cần một lần nộp các bản sao các giấy tờ cần thiết liên quan đến thuyền viên, phương tiện cho các cảng vụ. Sau đó, mỗi lần vào, rời cảng bến chỉ cần nhắn tin qua điện thoại để được cấp phép và không nộp hoặc xuất giấy tờ nào”.
Trong bối cảnh ngành giao thông vận tải đang tái cơ cấu mạnh mẽ, trong khi đó phương tiện thủy đã gia tăng nhanh chóng về số lượng và chủng loại và với 6.500 km đường thủy quốc gia, việc quản lý nhà nước về lĩnh vực đường thủy sẽ không thể đủ nhân công quản lý chặt từng con tàu, từng cảng bến để hạn chế thấp nhất tai nạn có thể xảy ra.Vì vậy, Cục trưởng Hoàng Hồng Giang cho rằng: “Về lâu dài, ngành đường thủy cần được Chính phủ quan tâm hơn để đầu tư kinh phí vào việc ứng dụng mạnh mẽ khoa học, công nghệ thông tin vào quản lý, điều hành giao thông”.
Bên cạnh đó, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam cũng đề nghị Bộ Giao thông Vận tải có văn bản chỉ đạo các Sở Giao thông Vận tải cung cấp dịch vụ công trực tuyến đối với các thủ tục hành chính còn lại thuộc thẩm quyền giải quyết của các Sở để tạo cơ sở dữ liệu đồng bộ kết nối trong toàn ngành./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Ngành đường thủy tập trung đảm nhận vận tải khối lượng lớn
14:56' - 24/12/2016
Cục Đường thủy nội địa Việt Nam cần tiếp tục thực hiện tái cơ cấu trong vận tải đường thủy nội địa phù hợp với tái cơ cấu tổng thể ngành giao thông vận tải.
-
Kinh tế Việt Nam
Trăn trở phát triển đường thủy nội địa
10:58' - 24/12/2016
Cùng với phát triển giao thông đường bộ, việc phát triển giao thông đường thủy nội địa đang là một nhiệm vụ trọng tâm của ngành Giao thông vận tải.
-
Kinh tế Việt Nam
Khai trương 32 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 thuộc lĩnh vực đường thủy
19:18' - 22/11/2016
Chiều 22/11, tại Hà Nội, Bộ Giao thông Vận tải chính thức “ấn nút” khai trương 32 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 (giao dịch và xử lý hồ sơ qua mạng) thuộc lĩnh vực đường thủy nội địa.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu thuỷ sản 11 tháng đạt gần 9,2 tỷ USD
13:12'
Xuất khẩu thủy sản tháng 11/2024 tuy chững lại nhẹ nhưng vẫn duy trì tăng trưởng ấn tượng với giá trị đạt 924 triệu USD, tăng 17% so với cùng kỳ năm 2023.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Hàn Quốc thúc đẩy thị trường đầu tư tiết kiệm và hiệu quả năng lượng
12:15'
Hội thảo lần này chia sẻ các kết quả kiểm toán năng lượng của các doanh nghiệp công nghiệp tham gia dự án, đồng thời chia sẻ thực trạng tăng cường năng lực tiết kiệm năng lượng.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp lãnh đạo một số tập đoàn lớn của Singapore
12:02'
Theo đặc phái viên TTXVN, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Singapore, sáng 3/12, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã tiếp lãnh đạo một số tập đoàn lớn của Singapore.
-
Kinh tế Việt Nam
Tìm nguồn vốn cho đoạn tuyến từ cầu Đại Ngãi kết nối với Quốc lộ 60
11:16'
Bộ Giao thông vận tải sẽ phối hợp chặt chẽ với tỉnh trong việc tìm kiếm nguồn vốn hợp pháp để sớm đầu tư xây dựng, phát huy tối đa hiệu quả đầu tư trên toàn tuyến Quốc lộ 60.
-
Kinh tế Việt Nam
Giải quyết dứt điểm nguồn đất đắp cho các dự án đầu tư công
11:14'
Tại tỉnh Quảng Ninh, nhiều dự án đầu tư công đang gặp khó khăn, vướng mắc, chủ yếu liên quan đến việc bố trí nguồn đất đắp, giải phóng mặt bằng, quy hoạch.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu gỗ dự kiến về đích 16 tỷ USD
07:42'
Với mức tăng trưởng gần 21%, giá trị xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ đạt 13,18 tỷ USD trong 10 tháng, ngành chế biến gỗ xuất khẩu đang kỳ vọng có thể mang về từ 15,5 - 16 tỷ USD trong năm nay.
-
Kinh tế Việt Nam
Ông Lại Thế Nguyên được bầu giữ chức Chủ tịch HĐND tỉnh Thanh Hóa
21:43' - 02/12/2024
Chiều 2/12, HĐND tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức Kỳ họp thứ 23, khóa XVIII (nhiệm kỳ 2021 - 2026) để bầu chức danh Chủ tịch HĐND tỉnh. Ông Lại Thế Nguyên được bầu giữ chức Chủ tịch HĐND tỉnh Thanh Hóa.
-
Kinh tế Việt Nam
Dự kiến sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy đối với các cơ quan của Quốc hội
21:01' - 02/12/2024
Sau khi thực hiện phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy đối với các cơ quan của Quốc hội, sẽ giảm được 4 ủy ban của Quốc hội và 1 cơ quan trực thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Tập đoàn SCG (Thái Lan)
20:13' - 02/12/2024
Chiều 2/12, tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Thammasak Sethaudom, Chủ tịch kiêm Giám đốc Điều hành Tập đoàn SCG (Thái Lan).