Đột phá tăng trưởng ngành gỗ - Bài 1: Dư địa lớn
Thế nhưng ngoài những lợi thế sẵn có, ngành chế biến gỗ cũng đang đối mặt với không ít thách thức về nguồn nguyên liệu, nhân lực cũng như liên kết chuỗi giá trị một cách chặt chẽ
Để tạo được sự tăng trưởng đột phá về giá trị và phát triển bền vững, ngành gỗ cần có chiến lược giải quyết từ gốc các nút thắt trên với sự tham gia tích cực từ các nhân tố trong chuỗi cung ứng.
Bài 1: Dư địa lớn
Năm 2019 vừa qua, trong khi nhiều mặt hàng nông thủy sản gặp khó khăn trong xuất khẩu thì gỗ và sản phẩm chế biến từ gỗ vẫn tiếp tục đạt được tốc độ tăng trưởng cao, trên 18%/năm và trở thành một trong những ngành hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 10 tỷ USD.
Chưa dừng lại ở đó, ngành chế biến gỗ và nội thất được dự báo sẽ còn nhiều dư địa để tăng trưởng ở cả thị trường trong nước lẫn xuất khẩu.
Lợi thế sản xuất và tiêu dùng trong nước
Ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cho biết, ngành chế biến gỗ hiện nay đang ở giai đoạn phát triển rất khởi sắc, thu hút sự quần tụ của hiệp hội ở nhiều địa phương tạọ nên quy mô lớn mạnh cả về sản xuất lẫn xuất khẩu.
Cả nước có gần 5.000 doanh nghiệp, hộ gia đình đầu tư vào sản xuất, chế biến đồ gỗ xuất khẩu. Có được kết quả này là bởi Việt Nam có lợi thế về kinh nghiệm sản xuất cũng như nguồn nguyên liệu khá dồi dào.
Cùng chung nhận định, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường đánh giá, chế biến và xuất khẩu gỗ là một trong những lĩnh vực có tốc độ phát triển nhanh nhất của ngành nông nghiệp thời gian qua. Về lịch sử, chế biến gỗ xuất phát từ ngành làm mộc truyền thống lâu đời và nhiều nghệ nhân khéo léo, tay nghề cao.
Trong khi đó, phân tích về lợi thế nguồn nguyên liệu, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết, hệ số che phủ rừng của Việt Nam hiện đã đạt trên 41%, đứng đầu Đông Nam Á.
Trong tổng số 14,5 triệu ha diện tích đất rừng cả nước có hơn 4,3 triệu ha rừng trồng. Nhờ hiệu ứng từ sự phát triển ngành chế biến, xuất khẩu gỗ, những năm qua thu nhập của người trồng rừng từng bước được cải thiện, từ đó mạnh dạn tái đầu tư vào trồng rừng.
Với diện tích rừng trồng tăng đều qua từng năm, ngành lâm nghiệp không chỉ cung cấp nguyên liệu cho hoạt động sản xuất, chế biến đồ gỗ trong nước mà còn đóng góp vào xuất khẩu gỗ nguyên liệu và nhiều mặt hàng lâm sản giá trị khác.
Ngoài những lợi thế về lịch sử và nguyên liệu thì các doanh nghiệp ngành gỗ cũng có sự nhạy bén và nắm bắt thị trường rất tốt.
Song song với lợi thế phát triển sản xuất, chế biến gỗ, Việt Nam cũng được đánh giá là thị trường tiêu thụ sản phẩm đồ gỗ, nội thất nhiều tiềm năng.
Theo ông Huỳnh Văn Hạnh, Phó Chủ tịch Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ Tp. Hồ Chí Minh, với dân số gần 100 triệu dân, quy mô thị trường của Việt Nam tương đương với 5 - 7 nước châu Âu gộp lại.
Kinh tế Việt Nam cũng đang duy trì được tốc độ tăng trưởng tốt, kéo theo đó là sự phát triển của thị trường bất động sản, đặc biệt là các căn hộ khiến nhu cầu tiêu dùng đồ gỗ nội thất tăng cao.
Quy mô thị trường tiêu dùng nội thất trong nước ước tính trị giá khoảng 5 tỷ USD, gần bằng 50% tổng kim ngạch xuất khẩu nhưng thực tế thời gian qua các doanh nghiệp chế biến gỗ, sản xuất nội thất của Việt Nam mới tập trung cho xuất khẩu mà bỏ ngỏ lượng lớn khách hàng ngay tại sân nhà.
Đại diện Công ty Cozy Living chia sẻ, nhu cầu đối với nội thất căn hộ tại Việt Nam có xu hướng tăng trong những năm gần đây do đa phần gia đình trẻ tại các đô thị lớn đều chọn ở trong các chung cư. Mỗi gia đình có thể chi tới 300 - 400 triệu đồng cho khâu hoàn thiện nội thất, ngoài ra các sản phẩm nội thất đơn lẻ với nhiều phân khúc giá khác nhau từ vài triệu đến hàng trăm triệu đồng/món đều có doanh số bán hàng tốt.
Nhiều doanh nghiệp kinh doanh nội thất cũng thông tin, với sự phát triển mạnh của các dự án bất động sản thời gian qua, mức độ tăng trưởng của mặt hàng nội thất đang đạt từ 20 - 30%/năm.
Trong khi đó, ông Nguyễn Chiến Thắng, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Scansia Pacific nhận định, kinh tế phát triển, thu nhập được cải thiện nên người Việt Nam đang bắt đầu chú trọng hơn đến việc đầu tư cho tổ ấm và sẵn sàng chi trả nhiều hơn cho nội thất để có không gian sống tố nhất.
Ngoài những sản phảm gỗ dân dụng, nội thất thông thường thì phân khúc đồ nội thất cao cấp cho các khách sạn chính là “chiếc bánh ngon” để doanh nghiệp ngành chế biến gỗ và nội thất khai thác.
Theo ước tính, trung bình mỗi năm Việt Nam xây dựng khoảng 1 triệu m2 khách sạn, nhà hàng có tiêu chuẩn từ 3 – 5 sao, kéo theo đó là nhu cầu sử dụng khối lượng lớn sản phẩm gỗ, nội thất tầm trung và tầm cao.
Tăng trưởng xuất khẩu khả quan
Thống kê của Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cho thấy, trong 2 thập kỷ trở lại đây ngành chế biến và xuất khẩu gỗ đã có những bước phát triển đột phá.
Nếu như năm 2000, giá trị kim ngạch xuất khẩu chỉ mới đạt 219 triệu USD năm 2000, thì đến năm 2019, con số xuất khẩu nhóm hàng lâm sản đã đạt hon 11,3 tỷ USD, trong đó gỗ và sản phẩm chế biến từ gỗ đã đạt kim ngạch xuất khẩu 10,5 tỷ USD, duy trì mức tăng trưởng hai con số trong nhiều năm.
Ông Nguyễn Quốc Khanh, Chủ tịch Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ Tp. Hồ Chí Minh thông tin, sản phẩm đồ gỗ Việt Nam đã có mặt ở hơn 120 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới nhưng dư địa xuất khẩu mặt hàng gỗ chế biến và nội thất vẫn còn rất lớn.
Cụ thể, Việt Nam hiện đứng thứ 5 thế giới và đứng đầu khu vực Đông Nam Á về xuất khẩu đồ gỗ nhưng mới chỉ chiếm 6% thị phần đồ gỗ toàn cầu, trong khi doanh số ngành gỗ thế giới đang ở mức 450 tỷ USD và sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới.
Theo ông Nguyễn Quốc Khanh, nhu cầu tiêu dùng đồ gỗ của thế giới không chỉ gói gọn trong các sản phẩm bàn ghế, nội thất gia đình mà còn có các sản phẩm gỗ phục vụ công trình, khách sạn, trường học…
Ngoài thị trường lớn nhất là Mỹ, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đang có cơ hội tăng trưởng mạnh ở một số thị trường quan trọng khác.
Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang Nhật Bản và Canada trong năm 2019 tăng trưởng tốt, ngoài nhu cầu gia tăng, còn có sự đóng góp của việc bước đầu tận dụng hiệu quả các cam kết từ Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
Việc cam kết giảm thuế quan của các nước thành viên CPTPP đã làm tăng khả năng cạnh tranh của gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam so với các nguồn cung khác ngoài CPTPP, giúp cho gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam tăng thị phần tại các thị trường này.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng đặt kỳ vọng nâng cao giá trị và thị phần đồ gỗ của Việt Nam tại EU trong thời gian tới, khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) đi vào thực thi.
Theo thống kê từ Bộ Công Thương, Việt Nam hiện là một trong 4 nhà cung cấp đồ nội thất phòng khách và phòng ăn chính cho EU, đồng thời cũng là nhà cung cấp mặt hàng đồ nội thất nhà bếp lớn thứ 8 của thị trường này.
Tuy nhiên, lượng đồ gỗ nội thất nhập khẩu từ Việt Nam mới chỉ chiếm 1,2% tổng lượng sản phẩm đồ gỗ nhập khẩu của EU. Tín hiệu đáng mừng là các doanh nghiệp nhập khẩu, phân phối của EU cũng đánh giá cao chất lượng sản phẩm đồ gỗ, nội thất của Việt Nam nhờ có sự cải tiến công nghệ vượt trội so với những quốc gia châu Á khác và khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn ngày càng cao của người tiêu dùng./.
Đột phá tăng trưởng ngành gỗ - Bài 2: Không ít thách thức
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Công Thương triển khai giải pháp ứng phó với dịch cho ngành than và ngành dầu khí
08:12' - 21/02/2020
Bộ Công Thương yêu cầu Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam và Tổng công ty Đông Bắc xây dựng kế hoạch, biện pháp ứng phó với tác động của dịch bệnh.
-
Chuyển động DN
Ngành xi măng gia tăng sức cạnh tranh
10:05' - 17/02/2020
Năm 2020, Bộ Xây dựng dự báo nhu cầu tiêu thụ xi măng sẽ tăng từ 4 -5%.
-
Kinh tế Việt Nam
Vì sao cổ phiếu ngành dệt may không tăng như kỳ vọng?
17:15' - 14/02/2020
Ngành dệt may Việt Nam đang đối diện với nhiều khó khăn, thách thức cả trong ngắn và dài hạn do phụ thuộc lớn vào nguồn nguyên vật liệu, máy móc nhập khẩu và nhu cầu thế giới giảm.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Chuẩn bị đủ quỹ đất phục vụ dịch vụ logistics và thương mại điện tử
16:48'
Thị trường vận tải và logistics của Việt Nam dự kiến sẽ đạt 48,6 tỷ USD vào năm 2024, với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 6,8%, đạt 71,9 tỷ USD vào năm 2030.
-
Kinh tế Việt Nam
Hạ tầng thoát nước chưa theo kịp tốc độ đô thị hóa
16:47'
Hiện nay hệ thống thoát nước tại các đô thị Việt Nam chủ yếu là hệ thống thống nước chung, được xây dựng qua nhiều thời kỳ, chắp vá, xuống cấp và chưa được nâng cấp hoàn chỉnh.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Quốc hội thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam
16:45'
Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam với 443/454 (chiếm 92,48%) đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành.
-
Kinh tế Việt Nam
Khai mạc phiên chợ cam Hưng Yên năm 2024
15:57'
Các sản phẩm đều được gắn nhãn mác và tem truy xuất nguồn gốc, đảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Quốc hội thông qua Luật Điện lực
15:49'
Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Điện lực với 439/463 đại biểu Quốc hội tham gia tán thành (chiếm 91,65%).
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội thông qua Nghị quyết tổ chức chính quyền đô thị tại thành phố Hải Phòng
10:39'
Sáng 30/11, với 454/459 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 94,78% tổng số đại biểu), Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết tổ chức chính quyền đô thị tại thành phố Hải Phòng.
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội thông qua Nghị quyết thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương
09:31'
Với 458/461 đại biểu tán thành (chiếm 95,62% tổng số đại biểu Quốc hội), Nghị quyết thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương đã được Quốc hội thông qua sáng 30/11.
-
Kinh tế Việt Nam
Tỉnh Điện Biên ký thỏa thuận hợp tác với thành phố lớn thứ hai LB Nga
08:49'
Từ năm 2020, khi Việt Nam trở thành quốc gia định hướng ưu tiên đầu tiên trong hoạt động đối ngoại của Saint Petersburg, thành phố đã càng mở rộng các mối quan hệ với các địa phương của Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Ngày làm việc cuối cùng của Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV
08:18'
Ngày làm việc cuối cùng của Kỳ họp thứ 8 (ngày 30/11), Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Công nghiệp công nghệ số.