Dự án BOT Bắc Ninh-Uông Bí: Liệu có kịp về đích?
Dù được gia hạn thêm 6 tháng, dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 18 đoạn Bắc Ninh-Uông Bí theo hình thức BOT (xây dựng-kinh doanh-chuyển giao) cũng đang ì ạch và có thể sẽ lỡ hẹn về đích vào ngày 30/9 tới đây nếu như những vướng mắc giải phóng mặt bằng không được chính quyền các địa phương giải quyết dứt điểm, bàn giao cuối tháng Tư này.
Mặt bằng “xôi đỗ”, thi công manh mún
Dự án BOT Bắc Ninh-Uông Bí có tổng chiều dài gần 52km được động thổ từ tháng 5/2014, dự kiến, hoàn thành vào 31/3/2017. Mặc dù Bộ Giao thông Vận tải đã nhiều lần làm việc với Ủy ban Nhân dân các tỉnh Quảng Ninh, Hải Dương để thúc đẩy tiến độ giải phóng mặt bằng nhưng đến nay dự án vẫn còn nhiều vướng mắc, mặt bằng “xôi đỗ” dẫn đến việc thi công gặp nhiều trở ngại và khó khăn.
Ông Nguyễn Ngọc Quỳnh, Phó phòng PID 6, Ban Quản lý dự án 2-đơn vị thay Bộ Giao thông Vận tải quản lý và điều hành dự án cho biết, hiện nay, vấn đề mặt bằng đang là nỗi lo lớn nhất của dự án.
Trong nhiều tháng qua, vốn của dự án không thiếu, nhà đầu tư luôn tập trung máy móc, nhân lực để khi có mặt bằng đến đâu, lập tức thi công ngay đến đó. Tuy nhiên, do bàn giao mặt bằng rải rác, nên dự án thi công khá cầm chừng.
Giải thích về lý do chậm trễ bàn giao mặt bạch sạch, ông Quỳnh cho rằng do nguồn gốc đất khá phức tạp và giá đền bù đất của địa phương thấp nên chưa thỏa thuận được với người dân, dẫn đến khiếu kiện kéo dài, tắc mặt bằng.
Cụ thể, trên địa bàn tỉnh Hải Dương, giải phóng mặt bằng mới đạt 94% (khoảng 3,5/3,7km). Còn vướng 24 hộ dân dọc tuyến, cổng chào thị xã Chí Linh (km46+300), 600m hạ tầng kỹ thuật và các nút giao Sao Đỏ, Côn Sơn-Kiếp Bạc chưa bàn giao mặt bằng.
Trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, giải phóng mặt bằng mới đạt 89,7% (khoảng 25,8/28,7km). Mặt bằng còn vướng mắc chủ yếu tập trung trên đoạn qua thành phố Uông Bí (mới bàn giao đường 1/2,86km, còn vướng khoảng 200 hộ và hệ thống hạ tầng kỹ thuật). Đoạn qua thị xã Đông Triều vẫn còn vướng 32 hộ thuộc xã Hồng Thái Đông, Hồng Thái Tây.
Bên cạnh đó, việc di dời công trình hạ tầng cũng chưa đáp ứng tiến độ đã ảnh hưởng trực tiếp đến công tác giải phóng mặt bằng do có những vị trí đất trống, đất nông nghiệp có thể thi công thì lại vướng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội.
“Việc vướng mắc giải phóng mặt bằng dẫn đến tổ chức thi công manh mún, không đồng bộ; gây khó khăn trong công tác đảm bảo an toàn, chất lượng công trình và vệ sinh môi trường; ảnh hưởng đến hiệu quả thi công của nhà thầu, lưu thông và đời sống nhân dân khu vực,” Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Công cho biết.
Ngoài ra, Thứ trưởng Công nhìn nhận, nếu công tác giải phóng mặt bằng không được hoàn thành trong tháng Tư này thì dự án rất khó hoàn thành trong tháng 9/2017 như kế hoạch đồng thời sẽ làm tăng chi phí đầu tư, lãi vay, ảnh hưởng đến phương án tài chính của dự án.
Theo lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải, mặt bằng của dự án giao thông chiếm đến 80% tiến độ tổng thể thi công.
Nhiều người dân nghĩ rằng mặt bằng dự án BOT là tiền của doanh nghiệp nên tìm mọi cách “chây ỳ” bàn giao, nhưng thực chất lại chính là tiền của Nhà nước bởi doanh nghiệp chỉ góp 15% vốn sở hữu cho dự án.
Liệu có lỡ hẹn về đích?
Đề cập đến tiến độ dự án, ông Ngô Văn Vịnh, Phó Giám đốc Công ty BOT Phả Lại cho biết, Hiện tại, phần quan trọng nhất là phần cốt đường, nền đường đã được chủ đầu tư sơ bộ hoàn thành, hệ thống rãnh dọc và cống qua đường… đạt 80% khối lượng.
Các gói thầu thi công đường đang tập trung thi công lớp cấp phối đá dăm và đã hoàn thành được 15km thảm nhựa.
“Khi nhận được thêm mặt bằng, nhà thầu sẽ thi công ngay theo dạng cuốn chiếu để đảm bảo xong trước thời hạn thông xe từ 2-3 tháng. Tuy nhiên, lo ngại nhất vẫn là đoạn qua thành phố Uông Bí, nếu không bàn giao xong trong tháng Tư này sẽ dẫn đến việc nhà đầu tư phải tiếp tục xin Bộ Giao thông Vận tải gia hạn tiến độ hoàn thành công trình vào tháng 4/2018,” ông Vịnh nói.
Tại gói thầu số 4 ở xã Hoàng Tiến (Chí Linh, Hải Dương), ông Nguyễn Kiều Hưng, chỉ huy trưởng công trường của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Hoàn Hảo-nhà thầu thi công dự án cho biết, tại km44+020-km44+040 có 3 hộ dân thì chỉ còn duy nhất nhà ở giữa chưa nhận tiền đền bù nên không chấp nhận bàn giao mặt bằng dẫn đến cả đoạn đường phải thi công chắp vá.
“Do dự án phải cào bóc nền đường cũ nên phải thi công phía bên mặt bằng nhà dân trước để phân luồng phương tiện đi lại mới có thể thi công ở tim đường. Hiện nhà thầu khá lo vì mặt bằng bàn giao theo kiểu ‘xôi đỗ’ nên không phát huy được công năng thiết bị, các đoạn thi công chưa dứt điểm, gọn gàng. Hơn nữa, đây là tuyến đường huyết mạch của các tỉnh Đông Bắc, việc vừa thi công vừa đảm bảo an toàn giao thông cũng là bài toán khó đặt ra cho các nhà thầu,” ông Hưng thành thật nói.
Để kiểm soát chặt tiến độ thi công, Công ty BOT Phả Lại cùng Tư vấn giám sát đã lập tiến độ tổng thể, tiến độ thi công chi tiết cho từng gói thầu. Hàng tuần, các nhà thầu đều phải báo cáo, kiểm điểm tiến độ của từng gói thầu.
Những nhà thầu thi công yếu kém làm ảnh hưởng đến tiến độ tổng thể của dự án đều bị nhắc nhở và kiên quyết cắt giảm khối lượng, điều chuyển công việc.
>> Gỡ khó trong đầu tư các công trình giao thông theo hình thức BOT
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Ngày 14/4, Trạm phí BOT Tam Nông trên Quốc lộ 32 sẽ thu phí trở lại
15:45' - 10/04/2017
Công ty TNHH BOT Hùng Thắng Phú Thọ dự kiến sẽ thực hiện thu phí trở lại tại trạm thu phí BOT Tam Nông trên Quốc lộ 32 từ 0 giờ ngày 14/4 tới.
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc lộ 1A đoạn qua cầu Bến thủy 1 tắc nghẽn do người dân phản đối trạm thu phí BOT
13:15' - 06/04/2017
Hàng trăm người dân cùng phương tiện ôtô và xe máy đã tập trung dàn hàng ngang để phản đối trạm thu phí BOT khiến Quốc lộ 1A đoạn qua cầu Bến Thủy 1 bị ách tắc nghiêm trọng.
-
Kinh tế Việt Nam
Sẽ điều chỉnh giá vé phù hợp tại các trạm thu phí BOT
18:47' - 05/04/2017
Bộ Giao thông Vận tải đã nhiều lần họp với nhà đầu tư, các bộ ngành liên quan và chính quyền địa phương để giải quyết theo hướng tiếp thu, có điều chỉnh giá vé qua trạm cho phù hợp
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV: Thảo luận về đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận
08:36'
Sáng 17/2, Quốc hội thảo luận ở hội trường, trong đó có việc thảo luận về các cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu xanh - Bài cuối: Từ cam kết tới hành động
08:34'
Xuất khẩu xanh đang trở thành động lực mới cho thương mại toàn cầu khi nhiều nền kinh tế lớn đẩy mạnh chiến lược giảm phát thải và phát triển bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu xanh - Bài 3: Áp lực cho chuỗi giá trị
08:24'
Các thị trường nhập khẩu nông lâm thủy sản lớn như châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản… đang chuyển hướng mạnh mẽ sang tiêu dùng các sản phẩm được sản xuất theo hướng xanh và bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu xanh - Bài 2: Lựa chọn sống còn để tiến xa hơn
08:10'
Các hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp dệt may, da giày đã chia sẻ về mô hình chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, các bài học kinh nghiệm và đề xuất giải pháp hỗ trợ để doanh nghiệp có bước tiến xa hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu xanh - Bài 1: Bắt nhịp "cuộc chơi" toàn cầu
08:08'
Thông tấn xã Việt Nam thực hiện 4 bài viết về chuyển đổi xanh, chuyển đổi số với những bài học thực tế và những giải pháp để các nhà xuất khẩu của Việt Nam tiến xa hơn trong "cuộc chơi" toàn cầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Nghị quyết 57: Nắm bắt cơ hội đột phá từ ngoại giao khoa học và công nghệ
21:49' - 16/02/2025
Hợp tác quốc tế về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực nghiên cứu, phát triển công nghệ và khả năng cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Ưu tiên vốn cho các dự án trọng điểm, cấp bách
16:07' - 16/02/2025
Năm 2025, Bộ Giao thông vận tải được giao 81.218 tỷ đồng, gồm: 71.284 tỷ đồng từ nguồn vốn năm 2025 và 9.394 tỷ đồng từ nguồn vượt thu tiết kiệm chi năm 2022.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất giải pháp để công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục dẫn dắt tăng trưởng
16:06' - 16/02/2025
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất các bộ, ngành và địa phương cần thúc đẩy đầu tư tư nhân và công nghiệp chế biến, chế tạo.
-
Kinh tế Việt Nam
Tinh gọn bộ máy: Nhanh chóng kiện toàn, triển khai công tác theo mô hình tổ chức mới
11:12' - 16/02/2025
Tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, thảo luận ở tổ ngày 13/2 vừa qua, Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết chủ trương tinh gọn bộ máy nhà nước là điều người dân mong đợi từ lâu.