Dự án BOT chưa giải quyết 3 lợi ích căn bản của nhà đầu tư, người dân và Nhà nước
Giải pháp xử lý những vấn đề tồn tại đối với các dự án giao thông đầu tư theo hình thức xây dựng-kinh doanh-chuyển giao (BOT) vẫn là vấn đề nóng nhất được các đại biểu đề cập ngay từ đầu phiên chất vấn.
Chênh lệch giữa số liệu dự toán và kiểm toán
Báo cáo đầu phiên chất vấn, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho biết, để phát triển hạ tầng giao thông, ngoài nguồn vốn của nhà nước, vốn vay, theo Nghị quyết 13 của Trung ương, Nghị định 18 của Chính phủ, từ năm 2009 đến nay đã đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư theo hình thức BOT. Chủ trương phát triển BOT là một chủ trương đúng, phù hợp với thực tiễn, đáp ứng yêu cầu hiện nay vì ngân sách của chúng ta rất hạn chế, nợ công đang ở mức cao. Việc triển khai rất quyết liệt, những dự án BOT đã góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế- xã hội, tạo nền tảng cho hệ thống giao thông hoàn chỉnh, nhưng bên cạnh đó cũng còn nhiều bất cập.Quan tâm đến những bất cập trong thực hiện các dự án giao thông đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) nói chung và BOT nói riêng, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre) cho rằng có vấn đề do thể chế chưa hoàn chỉnh, quá trình tổ chức thực hiện thời gian qua có nhiều sai phạm, lợi dụng chính sách dẫn đến bất cập, tranh chấp, bức xúc của người dân, chưa giải quyết 3 lợi ích căn bản của nhà đầu tư, người dân và Nhà nước.
“Theo một cách giản dị là chúng ta vẫn còn ăn đong trong lĩnh vực này”, đại biểu nói và đề nghị Bộ trưởng cho biết giải pháp căn cơ để giải quyết vấn đề này. Thừa nhận chưa hoàn thiện thể chế về BOT, các luật, nhất là Luật Đầu tư công, Bộ trưởng cho biết, sai phạm trong thực hiện các dự án BOT đã được thanh tra, kiểm tra, Bộ đang tiếp thu, khắc phục triệt để. Đảng, Nhà nước sẽ giao cho các ngành chức năng như Thanh tra Chính phủ, Bộ Công an vào cuộc quyết liệt để xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân lợi dụng chủ trương làm ảnh hưởng đến người dân. “Bộ Giao thông Vận tải quán triệt trong ngành làm nghiêm túc với cái tâm để phục vụ tốt cho Đảng, Nhà nước. Nếu có trường hợp chỉ rõ sai phạm thì với trách nhiệm của mình tôi sẽ cương quyết xử lý cán bộ thuộc quyền một cách nghiêm túc nhất”, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể khẳng định. Bộ trưởng cũng cho biết, để đảm bảo hài hòa lợi ích Nhà nước, người dân và doanh nghiệp, Bộ sẽ quan tâm đặc biệt tới các dự án BOT. Bộ đã dừng 4 trạm thu phí BOT đã ký hợp đồng nhưng triển khai chậm, 10 dự án đã được phê duyệt, chưa ký hợp đồng cũng dừng lại, như vậy có 14 dự án không triển khai BOT trên đường hiện hữu. “Sắp tới chúng tôi sẽ chỉ tổ chức trên đường song hành, đường mới hoàn toàn để đảm bảo có được hạ tầng, người dân có sự chọn lựa và hài hòa lợi ích của Nhà nước, của người dân”, Bộ trưởng nói. Chưa thỏa mãn, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng tranh luận lại với lời đề nghị Bộ trưởng trả lời cụ thể về việc hoàn thiện thể chế, không phải tiếp tục chắp vá dẫn tới thiếu căn cơ. Đại biểu cho rằng trả lời của Bộ trưởng chưa được căn cơ. Liên quan đến vấn đề này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kịm Ngân cho rằng giải pháp thể chế không trả lời ngay được. Chủ tịch Quốc hội đề nghị Bộ trưởng nghiên cứu trả lời về các giải pháp căn cơ để giải quyết tồn tại. Không đồng tình với phần trả lời chất vấn của Bộ trưởng, đại biểu Hoàng Quang Hàm (Phú Thọ) tranh luận: “Bộ trưởng có nói phương án xử lý dựa trên lợi ích của người dân. Sau khi nghe Bộ trưởng trả lời, tôi không thấy như thế”. Đại biểu chỉ rõ bức xúc hiện nay nằm ở 17 dự án đặt trạm thu phí BOT sai vị trí, 3 dự án dân không đi phải trả tiền, 6 dự án làm trên đường cao tốc và đường chính. “Đặt ở đường chính và thu cả cao tốc, tức là không đi cao tốc phải trả tiền, 6 dự án không đi đường tránh phải trả tiền. Tại sao dân không đi phải trả tiền, đã vì lợi ích của dân chưa, ngày làm 17 dự án BOT này hầu hết là chỉ định thầu”, đại biểu Hàm chất vấn. Theo lý giải của Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể thì 3 dự án “dân không đi phải trả tiền” mà đại biểu đề cập là do lịch sử để lại. Với các dự án trước đây, khi dự án được duyệt thì đều có sự tham gia của chính quyền địa phương, bộ, ngành và thời điểm phê duyệt dự án, các bên có liên quan, trong đó có Bộ Giao thông Vận tải xem như trạm thu nằm chỗ đó là hợp lý, do đó nó nằm trong dự án. Hiện nay, nếu chúng ta di dời trạm đó phải tham mưu Chính phủ, Quốc hội có khoản kinh phí để thực hiện hợp đồng với nhà đầu tư BOT”, Bộ trưởng cho hay. Bộ trưởng Giao thông Vận tải cho biết, một số dự án lớn như cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, là dự án trọng điểm kết nối cảng Hải Phòng và một số khu vực phía Bắc, có ý nghĩa quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế. Tuy nhiên, vì đầu tư rất lớn, thời điểm đó, Chính phủ đã nhiều lần họp, thống nhất chủ trương để mở thêm trạm thu phí bên Quốc lộ 5. Bộ trưởng khẳng định, những việc này thực hiện đúng theo trình tự thủ tục của pháp luật, có sự cộng đồng trách nhiệm không chỉ Bộ Giao thông Vận tải mà cả các bộ, ngành, địa phương. Hiện nay, khó có thể bố trí được nguồn vốn lớn để mua lại toàn bộ các dự án này vì điều kiện ngân sách khó khăn, nguồn vốn đã bố trí trung hạn. Bộ Giao thông Vận tải đã báo cáo đại biểu Quốc hội, khi Quốc hội biểu quyết có khả năng cân đối các nguồn vốn thì Bộ sẵn sàng mua lại toàn bộ các dự án. “Chúng tôi cũng mong đại biểu Quốc hội và người dân thông cảm. Trách nhiệm của mình, để đảm bảo hài hòa, chúng tôi cố gắng giảm các chi phí của người dân đi qua các trạm này một cách tốt nhất, giảm toàn bộ các xe và giảm cho bà con sống trong khu vực của các dự án BOT, cụ thể là các dự án khả thi, chúng tôi mở rộng trong vòng 10 km từ trạm ra, đều miễn giảm theo các chính sách”, Bộ trưởng bày tỏ./.>>>Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV: Chất vấn thành viên Chính phủ 4 nhóm vấn đề
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV: Khai mạc phiên chất vấn và trả lời chất vấn
09:31' - 04/06/2018
Sáng 4/6, Quốc hội bắt đầu phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Hội trường.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV: Đổi mới hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn
08:03' - 04/06/2018
Bắt đầu từ sáng 4/6 đến ngày 6/6, Quốc hội tiến hành hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn. Đây là hoạt động đặc biệt quan trọng của Quốc hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV: Kỳ vọng vào phiên chất vấn
17:25' - 03/06/2018
Từ ngày 4-6/6, bốn Bộ trưởng các Bộ: Giao thông Vận tải, Tài nguyên - Môi trường, Lao động- Thương binh và Xã hội, Giáo dục và Đào tạo sẽ đăng đàn trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khoá XIV.
-
Kinh tế Việt Nam
Bốn nhóm vấn đề lớn sẽ được chất vấn tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV
16:13' - 03/06/2018
Theo Chương trình Kỳ họp thứ 5, trong ba ngày từ 4-6/6, các đại biểu Quốc hội sẽ tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn của các bộ trưởng, trưởng ngành trước Quốc hội.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội chốt bổ sung dự toán chi thường xuyên hơn 4.300 tỷ đồng cho năm 2025
19:32'
Quốc hội đã thông qua Nghị quyết của Quốc hội về bổ sung ngân sách chi thường xuyên (nguồn viện trợ không hoàn lại nước ngoài) năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Hoa Kỳ đẩy mạnh đối thoại để sớm đạt tiến triển trong đàm phán
19:31'
Việt Nam sẵn sàng phối hợp chặt chẽ với phía Hoa Kỳ nhằm hướng tới một hiệp định thương mại dựa trên nguyên tắc tôn trọng chủ quyền, cân bằng lợi ích, phù hợp với cam kết quốc tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Quy định rõ cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương
19:30'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, chiều 23/5, Quốc hội thảo luận về Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đấu thầu...
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân sẽ thăm chính thức Malaysia và tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 46
19:29'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sẽ thăm chính thức Malaysia và tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 46.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Hoa Kỳ hướng tới hợp tác kinh tế - thương mại ổn định và lâu dài
17:43'
Việt Nam có nhu cầu lớn, ổn định đối với các sản phẩm, thiết bị và dịch vụ có thế mạnh của Hoa Kỳ, đặc biệt trong các lĩnh vực công nghệ cao, năng lượng.
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội: “Bộ tứ trụ cột” phải được thể chế hóa toàn diện
15:58'
Để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong năm 2025, Bộ Chính trị đã ban hành nhiều nghị quyết. Theo đó, “Bộ tứ trụ cột”- 4 nghị quyết quan trọng của Đảng đã bao trùm tất cả các vấn đề kinh tế - xã hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Gấp rút giải phóng mặt bằng cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng, đoạn qua Nam Định
15:45'
Tỉnh Nam Định đang triển khai các giải pháp đẩy mạnh giải phóng mặt bằng, phấn đấu sớm hoàn thành các thủ tục giao đất cho đơn vị thi công để thực hiện dự án.
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp cần làm gì để ứng phó với dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới thấp?
15:40'
Những rủi ro và thách thức chính của giai đoạn 2025-2026 là xung đột địa chính trị phức tạp vì chiến tranh thương mại – công nghệ, phân mảnh và bảo hộ thương mại gia tăng.
-
Kinh tế Việt Nam
Ưu tiên cho hàng nông sản thông quan qua cửa khẩu Lào Cai
15:11'
Những ngày qua lưu lượng hàng hóa nông sản của Việt Nam xuất khẩu dồn về khu vực cửa khẩu Kim Thành tỉnh Lào Cai đã gia tăng đáng kể.