Dự án xe buýt nhanh của Hà Nội lại chậm tiến độ
Theo Sở Giao thông Vận tải Hà Nội, hợp phần xe buýt nhanh vận chuyển khối lượng lớn (BRT) là một trong 03 hợp phần của Dự án phát triển giao thông đô thị Hà Nội vay vốn ODA của Ngân hàng Thế giới (WB), với mục tiêu xây dựng thí điểm một tuyến vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt BRT để tăng cường năng lực vận chuyển của hệ thống vận tải hành khách công cộng, đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân trên một trục giao thông rất quan trọng của thành phố từ bến xe Yên Nghĩa đến Kim Mã (tuyến xe buýt BRT từ Kim Mã đến bến xe Yên Nghĩa, dài 14,7 km và đi theo lộ trình Kim Mã – Giang Văn Minh – Giảng Võ – Láng Hạ - Lê Văn Lương – Tố Hữu - Lê Trọng Tấn – Quang Trung (Hà Đông) – Ba La – Bến xe Yên Nghĩa), góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải hành khách công cộng, khuyến khích người dân sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng, hạn chế sử dụng phương tiện cá nhân, giảm ùn tắc giao thông và từng bước nâng cao chất lượng môi trường của Thành phố.
Đây là loại hình vận tải hành khách công cộng mới được triển khai thí điểm lần đầu ở Việt Nam nhưng đã được áp dụng khá thành công ở rất nhiều nước trên thế giới.
Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đánh giá về tiến độ thực hiện hợp phần BRT nói riêng và dự án phát triển giao thông đô thị nói chung còn chậm là do phải điều chỉnh thiết kế cho phù hợp với quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội sau khi hợp nhất năm 2008; điều chỉnh hướng tuyến của tuyến cho phù hợp với dự án đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông (đoạn từ Khất Duy Tiến – Quang Trung đi theo Quốc lộ 6 do trùng tuyến với tuyến đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông); quá trình triển khai thi công gặp rất nhiều khó khăn do mặt đường chật hẹp, mật độ, lưu lượng giao thông lớn, vừa thi công vừa đảm bảo giao thông, thời gian thi công chủ yếu vào ban đêm;
Mặt khác do loại hình vận tải hành khách công cộng này lần đầu tiên được triển khai tại Việt Nam, chưa có tiêu chuẩn thiết kế riêng cho loại hình này, trong quá trình lập và phê duyệt thiết kế phải vận dụng, tham khảo qui trình, qui phạm và các thiết kế của nước ngoài xong phải đảm bảo phù hợp với đặc điểm, tình trạng giao thông, đi lại cũng như thói quen sử dụng phương tiện giao thông cá nhân (đặc biệt là sử dụng nhiều xe máy) của người dân Thủ đô…
Đến nay, dự án điều chỉnh đã được Bộ Xây dựng thẩm định, UBND thành phố phê duyệt, dự kiến hoàn thành 31/12/2016 theo đúng tiến độ của hiệp định gia hạn.
Các nguyên nhân bị chậm đã được chủ đầu tư báo cáo giải trình khi trình gia hạn Hiệp định tín dụng và trình phê duyệt điều chỉnh dự án. Bên cạnh đó, chủ đầu tư đã tập trung khắc phục và chỉ đạo các đơn vị có liên quan đẩy nhanh tiến độ thi công nhằm hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng hợp phần BRT trong năm 2016.
Tính đến thời điểm hiện nay, các hạng mục công việc đã thực hiện xong là trạm trung chuyển bến xe Kim Mã, trạm đầu cuối bến xe Yên Nghĩa; 04 cầu vượt tiếp cận nhà chờ; các hạng mục chính của 21/21 nhà chờ; xây dựng...
Hiện còn một số hạng mục đang thi công như: cải tạo, mở rộng đường đoạn từ Ba La đến Bến xe Yên Nghĩa; xây dựng bổ sung 04 cầu đi bộ tại các nhà chờ; triển khai gói thầu mua sắm thiết bị thẻ vé (lắp đặt trong nhà chờ và trên xe buýt); đoàn xe; tổ chức giao thông trên toàn tuyến và một số hạng mục phụ trợ khác.
Dự kiến, các hạng mục còn lại sẽ hoàn thành và tiến hành chạy thử vào quý III/2016, Quý IV/2016 sẽ vận hành chính thức tuyến BRT.
Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng các nhà chờ đã xây dựng nhưng chưa hoàn thiện thiết bị đang bị mất vệ sinh do yếu tố duy tu, duy trì chưa được thường xuyên vì hiện nay còn đang trong quá trình thi công như hệ thống lối ra vào nhà chờ; các thiết bị trong nhà chờ (thiết bị thông tin, giám sát, thẻ vé…) vẫn chưa lắp đặt được nên chưa bàn giao được cho đơn vị khai thác, vận hành.
Mặc dù Ban Quản lý dự án đã yêu cầu nhà thầu tổ chức vệ sinh, bảo vệ nhà chờ, tuy nhiên lực lượng mỏng, nhà chờ dàn trải trên tuyến nên gặp nhiều khó khăn. Đối với các nhà chờ bị xe va gây hư hỏng mái, Ban Quản lý dự án đã yêu cầu tư vấn giám sát, nhà thầu phải khắc phục để hoàn thành trước ngày 15/5/2016.
Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đang chỉ đạo Ban quản lý dự án cùng tư vấn giám sát, các nhà thầu thi công xây dựng tập trung hoàn thành toàn bộ các hạng mục xây lắp còn lại của hệ thống nhà chờ, khắc phục các tồn tại, tổng vệ sinh trước ngày 15/5/2016.
Song để tránh xuống cấp các hạng mục công trình đã hoàn thành, Ban Quản lý dự án đang đề nghị thành phố cho phép bàn giao từng phần các hạng mục đã đầu tư, được nghiệm thu cho Tổng công ty vận tải Hà Nội để tiếp nhận làm cơ sở chuẩn bị các điều kiện cần thiết khác để đưa vào khai thác có hiệu quả khi vận hành thử tuyến BRT vào quý III/2016./.
Xem thêm: Xe buýt nhanh – Lời giải cho bài toán giao thông Hà Nội
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Khai trương 5 tuyến xe buýt phong cách Nhật Bản
16:11' - 08/03/2016
Trong 5 tuyến xe buýt mới được đưa vào hoạt động lần này gồm 2 tuyến nối thành phố Thủ Dầu Một với thành phố Mới Bình Dương và 3 tuyến chạy tuần hoàn trong thành phố Mới Bình Dương.
-
Kinh tế & Xã hội
Hà Nội mở rộng mạng lưới xe buýt ở khu vực ngoại thành
14:01' - 23/02/2016
Trong giai đoạn 2016-2020, Tổng Công ty Vận tải Hà Nội sẽ mở thêm nhiều tuyến buýt mới, nối trung tâm Hà Nội với các huyện Ba Vì, Quốc Oai, Mỹ Ðức, Thạch Thất, Chương Mỹ, Thường Tín, Sơn Tây...
-
Kinh tế Việt Nam
Tp. Hồ Chí Minh đề xuất 10,5 triệu USD hỗ trợ kỹ thuật dự án xe buýt BRT
17:59' - 16/02/2016
UBND Tp. Hồ Chí Minh vừa gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư hồ sơ đăng ký đề xuất hỗ trợ kỹ thuật cho dự án phát triển giao thông xanh do Ngân hàng Thế giới tài trợ thông qua Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sỹ.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Công bố báo cáo kết quả rà soát, cắt giảm thủ tục kinh doanh ngành công thương
09:12'
Bộ Công Thương vừa công bố báo cáo kết quả rà soát, kiến nghị phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội thảo luận về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp
07:50'
Sáng 23/11, Quốc hội họp phiên toàn thể nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp; Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Công nghiệp công nghệ số.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Chủ tịch WB: Việt Nam là câu chuyện thành công điển hình về phát triển kinh tế
22:02' - 22/11/2024
Bà Manuela V. Ferro, Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương khẳng định: Việt Nam là câu chuyện thành công điển hình về phát triển kinh tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần Thơ ứng trước hơn 410 tỷ đồng ngân sách địa phương nâng cấp Quốc lộ 91
20:32' - 22/11/2024
Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ Trần Việt Trường vừa ký quyết định ứng trước kế hoạch vốn cho dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 91 với số tiền hơn 410 tỷ đồng, từ nguồn ngân sách địa phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia
19:57' - 22/11/2024
Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Petronas sớm xây dựng chiến lược, thúc đẩy đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam phù hợp với khuôn khổ quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện vừa được thiết lập giữa hai nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tư xây dựng các dự án trọng điểm tại Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng trong năm 2025
19:32' - 22/11/2024
Giám đốc Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng ông Phan Kiều Hưng cho biết, đơn vị sẽ triển khai đầu tư xây dựng hai dự án trọng điểm trong năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Học tập kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng Khu thương mại tự do Đà Nẵng
17:22' - 22/11/2024
Vừa qua, tại Nghị quyết số 136/2024/QH15 ngày 26/6/2024 của Quốc hội đã cho phép nghiên cứu thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối chuỗi cung ứng tiêu thụ nông sản Việt Nam - Nhật Bản
16:44' - 22/11/2024
Với lợi thế của Việt Nam và sự hỗ trợ kỹ thuật của Nhật Bản, Việt Nam có thể trở thành cường quốc về nông nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi): cần tính toán để có lộ trình phù hợp
14:36' - 22/11/2024
Chính phủ cần phải tính toán để có lộ trình phù hợp đối với phát triển kinh tế xã hội và đời sống người dân, chứ không phải cứ nghĩ tăng thuế là tạo nguồn thu tốt hơn.