Dự báo GDP của APEC tăng cao hơn tốc độ tăng trưởng toàn cầu
Trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ hai các quan chức cấp cao (SOM 2) và các cuộc họp liên quan diễn ra tại Hà Nội, sáng 17/5, ông Denis Hew, Giám đốc Cơ quan hỗ trợ chính sách APEC nhấn mạnh, toàn cầu hóa và thương mại quốc tế đã đóng góp vào việc gia tăng mạnh mẽ thịnh vượng và phúc lợi của nhân loại trong 50 năm qua. Việc trao đổi hàng hóa, công nghệ và thông tin như: quá trình toàn cầu hóa đã cải thiện một cách sâu rộng mức sống, giảm nghèo trên toàn thế giới.
Một trong những đóng góp thiết thực nhất của toàn cầu hóa đối với việc cải thiện đời sống con người là vấn đề thương mại về vắc-xin. Từ năm 1998 đến năm 2015, các thuế quan đối với vác –xin đã giảm, tốc độ tăng trưởng của thương mại về vắc –xin đạt mức trung bình 24% mỗi năm.
Trao đổi thương mại giúp phổ biến các loại vắc-xin có thể cứu sống con người, tạo thuận lợi cho hệ thống chăm sóc sức khỏe của các nước giảm tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh, trẻ em, xóa bỏ hầu như hoàn toàn các bệnh làm suy yếu con người, trong đó có bệnh bại liệt.
Báo cáo cho thấy, năm 2016, tăng trưởng của APEC đạt 3,5%, giảm nhẹ so với GDP của năm trước là 3,6%. Tiêu dùng của chính phủ và tư nhân tại các nền kinh tế APEC tiếp tục giữ đà là động lực chính cho tăng trưởng của APEC.Tiêu dùng được thúc đẩy bởi lãi suất thấp, giá các hàng hóa cơ bản cũng ở mức thấp, chính sách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của các chính phủ thông qua các biện pháp tài chính, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng.
Tăng trưởng thương mại của khu vực APEC bắt đầu được cải thiện từ giữa năm 2016. Trong cả năm 2016, kim ngạch trung bình của xuất khẩu hàng hóa trong APEC giảm 4,1%, thấp hơn mức giảm 8,7% năm 2015. Nhập khẩu có chung xu hướng này. Thương mại APEC được cải thiện nhờ thương mại toàn cầu năm 2016 tăng trưởng tích cực hơn năm 2015.
Tốc độ tăng trưởng thương mại tăng từ giữa năm 2016 nhờ cầu thế giới, giá các hàng hóa cơ bản tăng cũng như các nhân tố mang tính đặc thù của từng nền kinh tế thành viên trong quá trình đa dạng hóa thị trường, sản phẩm, các đối tác thương mại.
Dự báo GDP của APEC về ngắn hạn, trong giai đoạn 2017 - 2018, sẽ tăng cao hơn, đạt mức 3,8%, cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP toàn cầu. Tăng trưởng của khu vực APEC năm 2019 dự kiến đạt 3,7%, bằng mức tăng trưởng toàn cầu.
Tốc độ tăng trưởng của thế giới và APEC có xu hướng tăng trong ngắn hạn nhờ kỳ vọng các hoạt động thương mại, đầu tư sẽ sôi động hơn. Tuy nhiên, còn nhiều bất định đáng kể về thương mại, tiền tệ và chính sách tài chính có thể làm gián đoạn các hoạt động thương mại và đầu tư, và tác động trái chiều đến tăng trưởng kinh tế.
Sự rõ ràng, minh bạch và nhất quán của các chính sách kinh tế có thể mang tính quyết định đối với quy mô, chiều hướng tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn. Về trung hạn, quản lý kinh tế vĩ mô cần được hỗ trợ bởi tái cấu trúc hướng tới thúc đẩy sáng tạo, hình thành những thị trường cạnh tranh hơn, tạo thuận lợi cho mọi thành phần xã hội tham gia, tăng cường tính tự cường về kinh tế, qua đó đóng góp vào mục tiêu của APEC về tăng trưởng bền vững, công bằng và bao trùm.
>>>APEC 2017: Khai mạc Hội nghị lần thứ hai các quan chức cao cấp APEC
- Từ khóa :
- APEC 2017
- APEC việt nam 2017
- apec
- som2
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
APEC 2017: Khai mạc Hội nghị lần thứ hai các quan chức cao cấp APEC
11:04' - 17/05/2017
Sáng 17/5, tại Hà Nội, Hội nghị lần thứ hai các quan chức cao cấp (SOM2) Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) đã chính thức khai mạc.
-
Kinh tế Việt Nam
APEC 2017: Việt Nam đề xuất 4 sáng kiến về tăng cường hợp tác tài chính
10:39' - 17/05/2017
Bốn sáng kiến về hợp tác tài chính APEC 2017 là: Tài chính cho cơ sở hạ tầng; Xói mòn cơ sở thuế và chuyển lợi nhuận; Tài chính và bảo hiểm rủi ro thiên tai và Tài chính toàn diện.
-
Kinh tế Việt Nam
APEC 2017: Bắt đầu Hội nghị lần thứ hai các quan chức cao cấp APEC
07:37' - 17/05/2017
Ngày 17/5, Hội nghị lần thứ hai các quan chức cao cấp (SOM -2) Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) đã khai mạc tại Hà Nội.
-
Kinh tế Việt Nam
APEC 2017: Đào tạo gắn với phát triển sáng tạo để tận dụng cơ hội trong kỷ nguyên số
17:31' - 16/05/2017
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (IR4) được dự đoán sẽ mang lại cơ hội cho nhiều lĩnh vực của nền kinh tế, nhất là thị trường lao động.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Hiện thực mục tiêu vươn mình trong kỷ nguyên mới
10:06'
Trong giai đoạn phát triển mới, tỉnh Quảng Nam tiếp tục phát huy các lợi thế cạnh tranh để thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp, hiện thực mục tiêu vươn mình trong kỷ nguyên mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Triển vọng ngành bán dẫn nơi “thủ phủ” công nghiệp
08:50'
Thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) theo hướng ít đất, ít sử dụng lao động nhưng hiệu quả kinh tế và công nghệ cao, tỉnh Bắc Ninh đang hội tụ các yếu tố để phát triển ngành bán dẫn.
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện các tiêu chí để đưa Phú Mỹ lên quy mô thành phố
21:04' - 23/11/2024
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Việt Hùng đề nghị UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chú trọng quan tâm khắc phục những tiêu chí còn thiếu, đặc biệt là về phục vụ dân sinh đô thị.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các doanh nghiệp Nhà nước
19:21' - 23/11/2024
Một số đại biểu cho rằng cần làm rõ các khái niệm, phạm vi điều chỉnh, chính sách cần thể hiện, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các doanh nghiệp Nhà nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Liên kết chuỗi giá trị hướng đến xuất khẩu sản phẩm lợi thế
19:20' - 23/11/2024
Ninh Thuận đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất để từng bước xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại, hiệu quả và bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Củng cố nền tảng vững chắc lâu dài cho sự phát triển mạnh mẽ quan hệ Việt Nam - Malaysia
17:09' - 23/11/2024
Nhân dịp này, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung đã trả lời phỏng vấn về kết quả chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Malaysia.
-
Kinh tế Việt Nam
Ổn định môi trường pháp lý cho việc đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp
16:07' - 23/11/2024
Thực tế cho thấy, pháp luật hiện hành chưa tách bạch, phân định rõ chức năng giữa các cơ quan quản lý nhà nước, đại diện chủ sở hữu vốn và doanh nghiệp đang sử dụng vốn nhà nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển công nghiệp công nghệ số
16:03' - 23/11/2024
Nhiều ý kiến cho rằng, công nghệ số đang trở thành xu thế mới và ngành kinh tế đóng góp lớn vào kinh tế đất nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hiến kế cho Vĩnh Phúc trong thực hiện xanh hóa kinh tế
15:04' - 23/11/2024
Ngày 23/11, UBND tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức hội nghị “Chuyển đổi xanh - nhận thức và hành động vì một tương lai Vĩnh Phúc phát triển bền vững”.