APEC 2017: Việt Nam đề xuất 4 sáng kiến về tăng cường hợp tác tài chính
Trước thềm Hội nghị Quan chức Tài chính Cao cấp APEC (SFOM), dự kiến sẽ được tổ chức tại tỉnh Ninh Bình trong các ngày 18 và 19/5, phóng viên TTXVN đã phỏng vấn ông Vũ Như Thăng, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Tài chính về nội dung các sáng kiến/đề xuất của Việt Nam sẽ đưa ra tại hội nghị này.
BNEWS: Ông có thể cho biết những sáng kiến của Việt Nam về hợp tác tài chính trong năm APEC 2017? Ông Vũ Như Thăng: Sáng kiến hợp tác tài chính trong năm APEC 2017 gắn liền với các trụ cột ưu tiên quốc gia của Việt Nam chủ trì năm APEC, đồng thời triển khai chương trình hành động cụ thể của CAP. Theo đó, bốn sáng kiến về hợp tác tài chính APEC 2017 được lựa chọn là: Tài chính cho cơ sở hạ tầng; Xói mòn cơ sở thuế và chuyển lợi nhuận; Tài chính và bảo hiểm rủi ro thiên tai và Tài chính toàn diện. Sáng kiến đầu tư dài hạn cho cơ sở hạ tầng hướng tới nhấn mạnh vai trò của cơ chế tài chính, đặc biệt là cơ chế chia sẻ rủi ro trong việc xây dựng các dự án cơ sở hạ tầng thông qua hình thức PPP (hợp tác công tư) khả thi, qua đó thúc đẩy việc phát triển các dự án PPP trong khu vực. Việt Nam và các nền kinh tế đang phát triển có nhu cầu đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng và tăng cường xã hội hóa các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng ngày càng lớn. Sáng kiến về Xói mòn cơ sở thuế và chuyển lợi nhuận (BEPS) - các Tiêu chuẩn tối thiểu BEPS hướng tới tăng cường các hoạt động chia sẻ kinh nghiệm và nâng cao năng lực cho các nền kinh tế đang phát triển trong khu vực APEC nhằm triển khai các gói hành động Tiêu chuẩn tối thiểu BEPS do OECD khởi xướng. Thực tiễn cho thấy BEPS là một vấn đề mang tính toàn cầu đòi hỏi phải có một giải pháp mang tính tổng thể trên cơ sở hợp tác đa phương trong khi khả năng ngăn chặn BEPS bằng các biện pháp đơn phương và song phương như hiện nay không khả thi do số lượng các công ty đa quốc gia ngày càng tăng, quy mô lớn và giao dịch phức tạp. BEPS đặc biệt thiết thực với các nền kinh tế đang phát triển giúp bảo vệ nguồn thu và duy trì, mở rộng cơ sở tính thuế. Tập trung thảo luận về các tiêu chuẩn tối thiểu BEPS tại APEC sẽ giúp nước chủ nhà và các nền kinh tế đang phát triển học tập kinh nghiệm triển khai công cụ chính sách và hỗ trợ kỹ thuật trực tiếp từ các nhà hoạch định chính sách, các chuyên gia, các nhà quản lý thuế của các nền kinh tế phát triển có kinh nghiệm triển khai. Sáng kiến về tài chính và bảo hiểm rủi ro thiên tai tập trung tăng cường chia sẻ kinh nghiệm về xây dựng các giải pháp tài chính và bảo hiểm ứng phó với rủi ro thiên tai, trong đó bao gồm cả việc xây dựng Chương trình giải pháp tài chính rủi ro thiên tai và các mô hình đánh giá rủi ro thiên tai. Ưu tiên thảo luận chủ đề này với mục đích nhằm giúp cải thiện năng lực chống chịu và ứng phó với rủi ro thiên tai của các nền kinh tế APEC thông qua việc phát triển các giải pháp tài chính và bảo hiểm rủi ro thiên tai, tăng cường năng lực giải quyết hậu quả rủi ro thiên tai và giảm thiểu gánh nặng chi ngân sách cũng như rủi ro đối với tài sản công. Sáng kiến về tài chính toàn diện hướng tới thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm về tài chính cho nông nghiệp và nông thôn. Nhìn chung, tại đa số các nền kinh tế đang phát triển, tài chính vi mô còn chưa thực sự phát triển, chất lượng dịch vụ và số lượng sản phẩm tài chính vi mô còn nhiều hạn chế. Việc tiếp cận các sản phẩm tài chính còn khó khăn do giá cả và thiết kế của các sản phẩm tài chính vi mô này chưa đáp ứng được nhu cầu đa dạng của người nghèo và người có thu nhập thấp tại khu vực nông thôn. Do đó, APEC tập trung thảo luận để tìm ra các giải pháp nhằm cải thiện khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính trong khu vực nông nghiệp nông thôn thông qua việc ứng dụng các công nghệ kỹ thuật số, các phương thức dịch vụ tài chính mới như dịch vụ ngân hàng qua điện thoại di động, dịch vụ ngân hàng không chi nhánh, phổ cập kiến thức tài chính cho cộng đồng, chính sách bảo vệ người tiêu dùng và xây dựng chiến lược quốc gia về tài chính toàn diện. BNEWS: Một trong những đề xuất quan trọng của Việt Nam đó là đề xuất về việc thúc đẩy tính bao trùm trong phát triển của khu vực châu Á-Thái Bình Dương về tài chính. Ông có thể cho biết rõ hơn về đề xuất này ? Ông Vũ Như Thăng: Đề xuất thúc đẩy tính bao trùm trong phát triển, cụ thể là văn kiện trong năm APEC 2017 về phát triển bao trùm kinh tế, tài chính và xã hội do Ban Thư ký Quốc gia APEC 2017 đề xuất. Đây là một sáng kiến hay và có ý nghĩa nhằm thực hiện Mục tiêu toàn cầu về phát triển bền vững đến năm 2030 của Liên Hợp Quốc. Văn kiện về phát triển bao trùm kinh tế, tài chính và xã hội đề ra phạm vi hợp tác và định hướng chính sách hướng tới cộng đồng APEC bao trùm trên cơ sở kế thừa và kết hợp các sáng kiến đang thực hiện và thành tựu đã đạt được trong APEC như: Chiến lược Tăng trưởng APEC 2010; Đổi mới chương trình nghị sự trong APEC cho Tái cơ cấu; Kế hoạch hành động tạo thuận lợi kinh doanh APEC lần 2; Bản thiết kế kết nối APEC giai đoạn 2015-2025 và các Kế hoạch hành động riêng lẻ khác... Tài chính bao trùm là một cấu phần quan trọng của Văn kiện này. Hiện nay, dự thảo Văn kiện đang được soạn thảo và sẽ được tham vấn ý kiến của một số nền kinh tế chủ chốt trong APEC nhân sự kiện SOM2 diễn ra tại Hà Nội tháng 5/2017. BNEWS: Nguồn tài chính cho phát triển cơ sở hạ tầng đối với Việt Nam là rất quan trọng. Đâu là định hướng hợp tác lĩnh vực này trong khuôn khổ APEC, thưa ông ? Ông Vũ Như Thăng: Trong những năm gần đây, nhu cầu đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng và tăng cường xã hội hóa các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng thông qua hình thức đối tác công-tư (PPP) tại Việt Nam và một số nền kinh tế thành viên APEC đang là vấn đề ngày càng được quan tâm, đặc biệt là khi áp lực chi tiêu công ngày càng lớn khiến nguy cơ thiếu hụt nguồn vốn đầu tư trở thành mối quan ngại. Do đó, tài trợ vốn dài hạn để đầu tư vào hệ thống hạ tầng thông qua hình thức PPP là một trong các chủ đề được thảo luận tại các diễn đàn APEC cũng như nhiều diễn đàn và hội thảo quốc tế khác. Chủ đề đầu tư dài hạn cho cơ sở hạ tầng trong APEC 2017 được các nền kinh tế thành viên APEC và tổ chức quốc tế thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm hướng tới việc thu hút các nguồn vốn đầu tư dài hạn cho cơ sở hạ tầng và thúc đẩy các dự án PPP trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng thông qua việc giải quyết vấn đề chia sẻ rủi ro và xây dựng các cơ chế giảm thiểu rủi ro cho dự án. Để thực hiện những mục tiêu trên, Hội nghị Thứ trưởng Tài chính và Phó Thống đốc Ngân hàng Trung ương APEC được tổ chức vào tháng 2/2017 đã thông qua kế hoạch hoạt động về đầu tư dài hạn cho cơ sở hạ tầng với đề xuất định hướng hợp tác trong năm 2017. Cụ thể bao gồm: Tổ chức Hội thảo về Đầu tư dài hạn cho cơ sở hạ tầng vào tháng 5/2017 chia sẻ quan điểm và kinh nghiệm giữa các thành viên APEC trong việc xây dựng cơ chế chia sẻ rủi ro hợp lý, đa dạng hóa các nguồn tài chính cho cơ sở hạ tầng và các công cụ giảm thiểu rủi ro hiệu quả. Bên cạnh đó, phối hợp với các đối tác quốc tế như Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), Ngân hàng thế giới (World Bank), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Trung tâm Cơ sở hạ tầng toàn cầu (GIH) trong việc đúc kết và phổ biến các kinh nghiệm tốt nhất trong việc xây dựng ma trận chia sẻ rủi ro trong các dự án PPP và các công cụ để giảm thiểu rủi ro trong một số lĩnh vực cụ thể, phù hợp với các nền kinh tế thành viên APEC để các thành viên APEC có thể tham khảo trong quá trình triển khai thực hiện các dự án PPP cụ thể. Đồng thời, triển khai các hoạt động đào tạo nâng cao năng lực sử dụng Source, một hệ thống công cụ trực tuyến về quản lý các dự án đầu tư, do của Tổ chức cơ sở hạ tầng bền vững (SIF) phát triển nhằm hỗ trợ các nền kinh tế thành viên APEC trong xây dựng và quản lý dự án cơ sở hạ tầng. Kết quả hợp tác về đầu tư dài hạn cho cơ sở hạ tầng sẽ được báo cáo lên Hội nghị Bộ trưởng Tài chính APEC được tổ chức vào tháng 10/2017./.>> APEC 2017: Thúc đẩy đầu tư thông qua trao đổi thông tin tín dụng xuyên biên giới
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
APEC 2017: Bắt đầu Hội nghị lần thứ hai các quan chức cao cấp APEC
07:37' - 17/05/2017
Ngày 17/5, Hội nghị lần thứ hai các quan chức cao cấp (SOM -2) Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) đã khai mạc tại Hà Nội.
-
Kinh tế Việt Nam
APEC 2017: Đào tạo gắn với phát triển sáng tạo để tận dụng cơ hội trong kỷ nguyên số
17:31' - 16/05/2017
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (IR4) được dự đoán sẽ mang lại cơ hội cho nhiều lĩnh vực của nền kinh tế, nhất là thị trường lao động.
-
Kinh tế Việt Nam
APEC 2017: Ninh Bình đảm bảo an ninh phục vụ hội nghị
14:21' - 16/05/2017
Để đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông trong suốt thời gian diễn ra các sự kiện, Công an Ninh Bình đã tiến hành phân công nhiệm vụ cụ thể và giao cho các đơn vị triển khai thực hiện.
-
Kinh tế Việt Nam
APEC 2017: Thúc đẩy đầu tư thông qua trao đổi thông tin tín dụng xuyên biên giới
14:17' - 16/05/2017
Ngày 16/5, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phối hợp với Hội đồng Tư vấn kinh doanh APEC (ABAC) và Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) tổ chức hội thảo bên lề Hội nghị quan chức tài chính cao cấp APEC (SFOM).
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng cơ chế thu hút đầu tư phát triển hệ thống cảng biển
10:55'
Nhằm tạo đột phá, phát huy lợi thế cạnh tranh khác biệt, thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Long An quyết tâm xây dựng cơ chế, chính sách thu hút đầu tư trong và ngoài nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hiện thực mục tiêu vươn mình trong kỷ nguyên mới
10:06'
Trong giai đoạn phát triển mới, tỉnh Quảng Nam tiếp tục phát huy các lợi thế cạnh tranh để thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp, hiện thực mục tiêu vươn mình trong kỷ nguyên mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Triển vọng ngành bán dẫn nơi “thủ phủ” công nghiệp
08:50'
Thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) theo hướng ít đất, ít sử dụng lao động nhưng hiệu quả kinh tế và công nghệ cao, tỉnh Bắc Ninh đang hội tụ các yếu tố để phát triển ngành bán dẫn.
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện các tiêu chí để đưa Phú Mỹ lên quy mô thành phố
21:04' - 23/11/2024
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Việt Hùng đề nghị UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chú trọng quan tâm khắc phục những tiêu chí còn thiếu, đặc biệt là về phục vụ dân sinh đô thị.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các doanh nghiệp Nhà nước
19:21' - 23/11/2024
Một số đại biểu cho rằng cần làm rõ các khái niệm, phạm vi điều chỉnh, chính sách cần thể hiện, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các doanh nghiệp Nhà nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Liên kết chuỗi giá trị hướng đến xuất khẩu sản phẩm lợi thế
19:20' - 23/11/2024
Ninh Thuận đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất để từng bước xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại, hiệu quả và bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Củng cố nền tảng vững chắc lâu dài cho sự phát triển mạnh mẽ quan hệ Việt Nam - Malaysia
17:09' - 23/11/2024
Nhân dịp này, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung đã trả lời phỏng vấn về kết quả chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Malaysia.
-
Kinh tế Việt Nam
Ổn định môi trường pháp lý cho việc đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp
16:07' - 23/11/2024
Thực tế cho thấy, pháp luật hiện hành chưa tách bạch, phân định rõ chức năng giữa các cơ quan quản lý nhà nước, đại diện chủ sở hữu vốn và doanh nghiệp đang sử dụng vốn nhà nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển công nghiệp công nghệ số
16:03' - 23/11/2024
Nhiều ý kiến cho rằng, công nghệ số đang trở thành xu thế mới và ngành kinh tế đóng góp lớn vào kinh tế đất nước.