APEC 2017: Đào tạo gắn với phát triển sáng tạo để tận dụng cơ hội trong kỷ nguyên số
Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu, các nền kinh tế dựa vào khai thác tài nguyên và lao động giá rẻ như Việt Nam có thể sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc thích ứng với IR4.
Để có cái nhìn rõ hơn về cơ hội và thách thức của IR4 với thị trường lao động Việt Nam, bên lề phiên họp toàn thể của Nhóm công tác về phát triển nguồn nhân lực (HRDWG) tại Hà Nội, phóng viên TTXVN đã có cuộc trao đổi với ông Malcom Greenins, Bộ Lao động Australia, và bà Christina Maria Schonleber, Phó Giám đốc Ban Thư ký Quốc tế thuộc Hiệp hội các trường đại học Thái Bình Dương. Dưới đây là những nội dung quan trọng trong cuộc trao đổi đó: Ông Malcom Greenins: Sự trẻ trung và năng động là lợi thế của Việt NamIR4 sẽ tác động rất lớn đến thị trường lao động theo hướng tích cực nhưng những thách thức không phải không có.
Về mặt tích cực, sự xuất hiện của IR4 sẽ mang lại cơ hội giúp người lao động phát huy tính sáng tạo và khiến họ cảm thấy công việc thú vị hơn. Tuy nhiên, để có thể tận dụng lợi thế này, người lao động cần được đào tạo theo hướng khác với những gì mà các tổ chức giáo dục đang đào tạo. Đặc biệt, tính sáng tạo của mỗi cá nhân cần phải được chú trọng phát triển. Bên cạnh đó, IR4 khiến nhiều công việc mang tính chu kỳ sẽ được tự động hóa. Do đó, những đầu việc còn lại đòi hỏi người lao động phải tư duy theo hướng rộng hơn trong tất cả các lĩnh vực từ chế tạo đến du lịch và dịch vụ khách hàng… Tuy nhiên, thách thức lớn nhất của cuộc cách mạng công nghiệp lần này là làm thế nào để tạo điều kiện cho người lao động dễ dàng tái hòa nhập thị trường khi có sự thay đổi trong công việc.Trước đây, người lao động thường có xu hướng chỉ làm một công việc trong đời. Tuy nhiên, trong thời gian tới, người lao động có xu hướng chuyển việc và chuyển ngành nghề nhiều hơn.
Điều này do sự phát triển của thời đại công nghệ số tạo ra nhiều việc làm thú vị hơn. Do đó, điều quan trọng là các chính phủ và tổ chức cần phải tìm ra cách để hỗ trợ người lao động trong vấn đề này.
Việt Nam có thị trường lao động dồi dào và đầy tiềm năng với lợi thế dân số trẻ, văn hóa làm việc nhiệt tình, say mê và tràn đầy năng lượng. Những người trẻ thường có khả năng tiếp thu nhanh và lao động chăm chỉ, đóng góp tích cực cho nền kinh tế. Chính vì vậy, sự trẻ trung chính là một lợi thế lớn của thị trường lao động Việt Nam để thích ứng với kỷ nguyên công nghệ số. Để phát huy và tận dụng được những lợi thế của IR4, Việt Nam cần phát triển hệ thống thông tin phục vụ thị trường lao động để giúp người lao động trang bị tốt hơn trong tương lai. Đây cũng là điều mà các cuộc đối thoại gần đây, APEC đã tập trung thảo luận. Hệ thống thông tin này sẽ giúp dự báo trước những kỹ năng làm việc cần có trong tương lai.Bà Christina Maria Schonleber: Tăng cường tính liên kết và đào tạo nghề chất lượng cao
IR4 sẽ mang lại nhiều lợi ích cho thị trường lao động, đặc biệt là trong kỷ nguyên kỹ thuật số. Cụ thể, kỷ nguyên số sẽ mang lại nhiều cơ hội phát triển kỹ năng nghề nghiệp cũng như phát triển trong những lĩnh vực mới chưa từng được biết đến với sự hỗ trợ của công nghệ.
Có thể thấy rằng các ứng dụng công nghệ đang tồn tại ở khắp nơi trên đường phố Hà Nội, và đây sẽ là nền tảng của sự phát triển trong tương lai.
Đối với vấn đề thương mại, sự hỗ trợ của kỷ nguyên số giúp các giao dịch thương mại mở rộng quy mô hơn nữa ra tầm thế giới đồng thời diễn ra nhanh chóng hơn, thậm chí là trong giây lát. Để tận dụng và duy trì những lợi thế mà IR4 mang lại, thị trường lao động cần phải phát triển hơn, nhất là trong việc tăng cường tính liên kết xuyên biên giới, kết hợp với mở rộng hoạt động đào tạo nghề chất lượng cao.Một điều quan trọng khác là người lao động cần nhận thức được cơ hội mà họ đang có và tầm quan trọng của các khóa giáo dục, đào tạo nghề không chỉ trong lĩnh vực công nghệ mà còn trong nhiều lĩnh vực khác.
Kỹ thuật số chỉ là một công cụ hỗ trợ con người. Hoạt động đào tạo cần gắn liền với phát triển sáng tạo và đổi mới để tận dụng những lợi thế mà tiến bộ về mặt công nghệ mang lại. Bên cạnh đó, việc mở cửa biên giới, tạo thuận lợi cho sự dịch chuyển lao động cũng cần được chú trọng./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
APEC 2017: Ninh Bình đảm bảo an ninh phục vụ hội nghị
14:21' - 16/05/2017
Để đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông trong suốt thời gian diễn ra các sự kiện, Công an Ninh Bình đã tiến hành phân công nhiệm vụ cụ thể và giao cho các đơn vị triển khai thực hiện.
-
Kinh tế Việt Nam
APEC 2017: Thúc đẩy đầu tư thông qua trao đổi thông tin tín dụng xuyên biên giới
14:17' - 16/05/2017
Ngày 16/5, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phối hợp với Hội đồng Tư vấn kinh doanh APEC (ABAC) và Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) tổ chức hội thảo bên lề Hội nghị quan chức tài chính cao cấp APEC (SFOM).
-
Kinh tế Việt Nam
Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan: APEC cần giương cao ngọn cờ tự do hóa thương mại
11:56' - 16/05/2017
Ngày 16/5, nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan cho rằng APEC cần giương cao ngọn cờ tự do hóa thương mại và đầu tư trong bối cảnh chủ nghĩa bảo hộ đang trỗi dậy ở một số nền kinh tế trên thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Đại diện Thương mại Mỹ sẽ tham dự cuộc họp các bộ trưởng APEC tại Việt Nam
11:43' - 16/05/2017
Sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump rút nước Mỹ ra khỏi hiệp định này, các quốc gia thành viên còn lại hiện đang nỗ lực tìm cách thúc đẩy TPP.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng cơ chế thu hút đầu tư phát triển hệ thống cảng biển
10:55'
Nhằm tạo đột phá, phát huy lợi thế cạnh tranh khác biệt, thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Long An quyết tâm xây dựng cơ chế, chính sách thu hút đầu tư trong và ngoài nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hiện thực mục tiêu vươn mình trong kỷ nguyên mới
10:06'
Trong giai đoạn phát triển mới, tỉnh Quảng Nam tiếp tục phát huy các lợi thế cạnh tranh để thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp, hiện thực mục tiêu vươn mình trong kỷ nguyên mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Triển vọng ngành bán dẫn nơi “thủ phủ” công nghiệp
08:50'
Thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) theo hướng ít đất, ít sử dụng lao động nhưng hiệu quả kinh tế và công nghệ cao, tỉnh Bắc Ninh đang hội tụ các yếu tố để phát triển ngành bán dẫn.
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện các tiêu chí để đưa Phú Mỹ lên quy mô thành phố
21:04' - 23/11/2024
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Việt Hùng đề nghị UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chú trọng quan tâm khắc phục những tiêu chí còn thiếu, đặc biệt là về phục vụ dân sinh đô thị.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các doanh nghiệp Nhà nước
19:21' - 23/11/2024
Một số đại biểu cho rằng cần làm rõ các khái niệm, phạm vi điều chỉnh, chính sách cần thể hiện, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các doanh nghiệp Nhà nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Liên kết chuỗi giá trị hướng đến xuất khẩu sản phẩm lợi thế
19:20' - 23/11/2024
Ninh Thuận đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất để từng bước xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại, hiệu quả và bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Củng cố nền tảng vững chắc lâu dài cho sự phát triển mạnh mẽ quan hệ Việt Nam - Malaysia
17:09' - 23/11/2024
Nhân dịp này, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung đã trả lời phỏng vấn về kết quả chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Malaysia.
-
Kinh tế Việt Nam
Ổn định môi trường pháp lý cho việc đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp
16:07' - 23/11/2024
Thực tế cho thấy, pháp luật hiện hành chưa tách bạch, phân định rõ chức năng giữa các cơ quan quản lý nhà nước, đại diện chủ sở hữu vốn và doanh nghiệp đang sử dụng vốn nhà nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển công nghiệp công nghệ số
16:03' - 23/11/2024
Nhiều ý kiến cho rằng, công nghệ số đang trở thành xu thế mới và ngành kinh tế đóng góp lớn vào kinh tế đất nước.