Dự báo giá cà phê tuần 30/10 - 4/11: Áp lực chốt bán bên sàn robusta
Diễn biến thị trường cà phê từ 23/10-28/10: Sàn robusta tiếp tục giảm
Ngược lại với London, sàn arabica New York có kết quả chung cuộc tăng dù chỉ số đồng USD trong những ngày vừa qua không ủng hộ hướng lên cho giá hàng hóa nói chung.
Khi đồng USD tăng, giá hàng hóa nông sản thường giảm do chi phí tài chính cao nên nhà đầu tư phải bán bớt hàng để cân đối mối quan hệ tiền-hàng (xem hình 2).
Đặc biệt với sàn arabica, đồng nội tệ Brazil (BRL) mất giá thường tạo nên những cuộc bán tháo cà phê arabica do sức bán mạnh nhờ thu nhập bằng đồng nội tệ của nông dân nước này bấy giờ cao hơn. Nhưng tuần qua, giá arabica đứng rất vững. Chỉ có sàn robusta là “vật hy sinh”.
Giá London giảm kéo theo giá cà phê trên thị trường nội địa xuống. Đến cuối tuần qua, giá cà phê nhiều nơi ở các tỉnh Tây nguyên chỉ còn từ 41,5-42 triệu đồng/tấn, giảm 1 triệu đồng so với tuần trước đó.
Dự báo giá cà phê tuần này 30/10 - 4/11: Áp lực chốt bán bên sàn robusta
Hơn nữa, các quỹ đầu cơ trên sàn này từ vài tuần này đã có thái độ muốn bán thay vì dư mua như trước đây.
Hai lực chính trên sàn kỳ hạn London đều muốn bán ra trong khi Việt Nam, nước xuất khẩu robusta hàng đầu thế giới chuẩn bị vào cao điểm thu hái. Vả lại, bản quyết toán vị thế kinh doanh của của sàn robusta cho biết các quỹ đầu tư còn nhiều dư địa để bán tiếp.
Đến ngày 27/10, khối lượng dư bán của các quỹ đầu tư chỉ chưa đến 55.000 tấn. Ngược lại, trên sàn arabica, các quỹ đầu tư đang bị “bức bách” mua vì khối lượng dư bán đã vượt khỏi mức kỷ lục cũ là 42.454 lô để đạt gần 47.000 lô hay trên 817.000 tấn!
Không chần chờ, các quỹ đầu tư trên sàn New York buộc phải mua thanh lý mà không cần quan tâm đến chỉ số USD hay đồng BRL dù đang trong thế rất bất lợi cho giá cà phê sàn này.
Liên tục chịu áp lực bán trong tuần, giá robusta đóng cửa cuối tuần qua ở mức 1944 USD/tấn cơ sở tháng 1/2018. Mức này nằm dưới tất cả các điểm bình quân động (BQĐ) gồm 20 ngày ở 1965, 50 ngày ở 1984.
Nếu như tuần này London có cố gắng chăng để trụ từ 1965-1999 USD/tấn đó sẽ là một nỗ lực tuyệt vời. Hấp lực xuống của sàn robusta còn rất mạnh. Khu vực 1920-1930 sẽ là một thử thách lớn lao cho sàn này.
Để mất khu vực này, sàn London sẽ quay sang hướng tiêu cực, nhất là khi mất mốc tâm lý quan trọng 1900 USD/tấn (xem hình 3).
Thị trường cà phê trong nước
Cấu trúc vắt giá trên sàn London vẫn tồn tại và còn chênh nhau khá lớn với 66 USD/tấn giữa tháng 11/2017 với tháng 1/2018.
Giá đầu vào cho cà phê loại 2, tối đa 5% đen vỡ giao cách nay mấy tháng rất cao, bấy giờ có thể 44-45 triệu đồng/tấn. Dù giá đóng cửa tháng 11/17 hiện nay cao ở 1985 USD/tấn, mức ấy vẫn chỉ quanh 43 triệu đồng/tấn.
Như vậy, cân đối đầu vào và đầu ra các hợp đồng tháng 11/2017, nhiều nhà xuất khẩu Việt Nam vẫn lỗ từ 1-2 triệu đồng/tấn. Cho nên, có tin rằng một số nhà nhập khẩu đang lên tiếng chấp nhận cho người bán chuyển tháng chốt giá sang 1/2018 hay 3/2018.
Đáng ra, dựa trên cấu trúc vắt giá, một cách công bằng, người mua phải trả cho bên bán giá chênh lệch (chừng 60-66 USD/tấn) vì giá tháng 11/2017 cao hơn hai tháng kia (xem hình 1 cấu trúc vắt giá). Nhưng không! Lợi dụng “thế kẹt”, không những các nhà xuất khẩu không kiếm được tiền chênh lệch mà còn phải trả phí thêm chừng 10 USD/tấn.
Đấy là một bất công đối với các nhà xuất khẩu do họ thiếu công cụ kinh doanh như mở tài khoản giao dịch trên các sàn giao dịch phái sinh tài chính...
Nếu như ngành cà phê có bộ phận tư vấn để giúp họ sử dụng được các công cụ này, các nhà xuất khẩu có thể chốt bán hàng thực đã giao cho người mua và mua lại trên sàn kỳ hạn nếu như họ cho rằng giá sẽ tăng để tránh thiệt thòi khi kinh doanh cà phê và các loại hàng hóa có giao dịch trên sàn kỳ hạn.
Dù chuyển đổi tháng chốt bán từ 11/2017 sang các tháng sau, động tác bán tháng 11/2017 vẫn phải thực hiện nên sức ép giá xuống do chốt giá vẫn còn trên sàn London, ít ra cho đến hết ngày 31/10/2017.
Hy vọng khi hết áp lực chốt bán, giá kỳ hạn robusta sẽ phục hồi đôi chút và bấy giờ có giúp thêm cho giá cà phê nội địa tăng thêm được chút nào chăng.
Nếu như áp lực bán trên sàn London ở đầu tuần này qua yên thấm mà không phạm các mức kỹ thuật theo hướng tiêu cực, có thể đoán một đợt phục hồi nhẹ ở cuối tuần. Nhìn theo cách này, giá cà phê nội địa có thể dao động từ khoảng 41-42,5 triệu đồng/tấn, yếu đầu tuần và cuối tuần mạnh hơn.
Tin liên quan
-
Thị trường
Sơn La công bố Chỉ dẫn địa lý cà phê và Ngày hội cà phê Mai Sơn
21:34' - 27/10/2017
Ngày 27/10, UBND huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La đã tổ chức công bố Chỉ dẫn địa lý cà phê Sơn La và Ngày hội cà phê Mai Sơn năm 2017.
-
Kinh tế & Xã hội
“Vựa” cà phê Mường Ảng đạt năng suất ước đạt gần 20 tạ/ha
15:12' - 26/10/2017
Hoạt động thu hái và sơ chế cà phê ở “vựa” cà phê có diện tích lớn nhất tỉnh Điện Biên đã “chuyển động” gần một tháng nay.
-
Hàng hoá
Dự báo giá cà phê tuần từ 23/10- 28/10
12:49' - 24/10/2017
Sau mấy ngày liên tiếp giảm, giá kỳ hạn robusta London có dịp đóng cửa tăng lên 1973 USD/tấn sau khi chạm đỉnh trong ngày 19/10 là 1975 USD/tấn.
-
Ngân hàng
SHB đẩy mạnh cho vay canh tác cà phê tại Tây Nguyên
16:07' - 23/10/2017
Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) cam kết tài trợ vốn dài hạn với lãi suất ưu đãi chỉ từ 7%/năm nhằm giúp người dân khu vực Tây Nguyên đẩy mạnh tái canh cây cà phê.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Xung đột Nga-Ukraie tiếp tục đẩy giá dầu leo thang
14:23'
Giá dầu thế giới tiếp tục tăng vào chiều ngày 22/11, khi xung đột ở Ukraine có chiều hướng gia tăng và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã lên tiếng cảnh báo về một cuộc xung đột toàn cầu tiềm tàng.
-
Hàng hoá
Mở cửa Phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
11:37'
Đây là lần thứ 14 Phòng trưng bày của Tổng cục mở cửa đón khách tham quan, tìm hiểu thông tin, dấu hiệu nhận biết hàng thật - hàng giả với một số mặt hàng có nhu cầu tiêu thụ cao trên thị trường.
-
Hàng hoá
Indonesia nhập khẩu khoảng 1 triệu tấn gạo từ Ấn Độ
08:45'
Chính phủ Indonesia đã quyết định nhập khẩu khoảng 1 triệu tấn gạo từ Ấn Độ. Quy trình giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp đã hoàn tất.
-
Hàng hoá
Kiên Giang đưa hơn 90% sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử
08:45'
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang, đến nay tỉnh có 269 sản phẩm đạt chuẩn OCOP, trong đó có hơn 90% sản phẩm OCOP đưa vào sàn thương mại điện tử để kinh doanh.
-
Hàng hoá
Giá dầu thế giới tăng 1% giữa lúc xung đột Nga-Ukraine leo thang
07:40'
Giá dầu thế giới tăng khoảng 1% vào ngày 21/11 sau khi Nga và Ukraine gia tăng các cuộc tấn công bằng tên lửa, làm dấy lên lo ngại về nguy cơ căng thẳng nguồn cung dầu thô nếu xung đột lan rộng.
-
Hàng hoá
Giá dầu tăng nhanh do căng thẳng địa chính trị
17:56' - 21/11/2024
Giá dầu thô thế giới đã ghi nhận mức tăng đáng kể trong phiên chiều 21/11 khi căng thẳng leo thang giữa Nga và Ukraine.
-
Hàng hoá
Nhà bán lẻ tung “chiêu” khuyến mãi đặc biệt mùa Tết
13:09' - 21/11/2024
Cùng với chuẩn bị sẵn sàng nguồn cung hàng hóa phục vụ thị trường Tết 2025, nhiều nhà bán lẻ trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh còn tung “chiêu” khuyến mãi đặc biệt nhằm nắm bắt cơ hội kinh doanh.
-
Hàng hoá
Xây dựng thương hiệu, hình thành liên kết chuỗi giá trị sản phẩm lúa và dừa
10:49' - 21/11/2024
Tỉnh Trà Vinh có diện tích đất trồng lúa chiếm hơn 58% đất nông nghiệp của tỉnh, diện tích trồng dừa đứng thứ 2 cả nước, chỉ sau tỉnh Bến Tre, nên tỉnh xác định đây là 2 cây trồng chủ lực,.
-
Hàng hoá
Chính sách tăng thuế VAT sẽ ảnh hưởng tới giá gạo ở Indonesia
08:25' - 21/11/2024
Mặc dù gạo có thể không phải chịu thuế VAT trực tiếp nhưng nhiều thành phần khác nhau liên quan đến sản xuất và phân phối thực sự phải chịu thuế, có thể ảnh hưởng đến giá gạo.