Dự báo kinh tế toàn cầu 2023: Nhiều gập ghềnh phía trước (Phần cuối)
Tranh cãi về vấn đề suy thoái
Một chủ đề ngày càng được nhắc đến nhiều là suy thoái. Theo Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), hầu hết các nhà kinh tế đều nhất trí rằng tăng trưởng kinh tế sẽ chậm lại ở hầu hết khu vực, với triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu dự kiến giảm từ mức 3,2% trong năm 2022 xuống 2,7% vào năm 2023. Nhưng khả năng xảy ra suy thoái lại là vấn đề gây tranh cãi – ngoại trừ ở Liên minh châu Âu (EU), khu vực mà nhiều người đồng ý là rất có thể đối mặt tình trạng đó. Tuy nhiên, một cuộc suy thoái toàn cầu chủ yếu sẽ phụ thuộc vào những gì xảy ra ở Mỹ.Những người lạc quan - chiếm thiểu số trong số các nhà kinh tế - cho rằng thế giới sẽ tránh được suy thoái vì hoạt động tiêu dùng của Mỹ vẫn mạnh, quá trình tạo việc làm vẫn đang tiếp tục diễn ra và lĩnh vực dịch vụ vẫn đang tăng trưởng. Họ cũng khẳng định rằng lạm phát của Mỹ đã đạt đỉnh và việc tăng lãi suất sẽ ở mức vừa phải. Bên cạnh đó, họ cho rằng nhiều quốc gia trong thế giới phát triển, đặc biệt là ở châu Á và khu vực Mỹ Latinh, khó có thể rơi vào suy thoái.Theo một cuộc khảo sát của công ty dịch vụ kiểm toán KPMG, phe ủng hộ suy thoái chiếm đa số (86%) trong khảo sát các Giám đốc điều hành (CEO) của họ. Hầu hết các CEO (60%) cho rằng suy thoái sẽ ở mức độ nhẹ và ngắn hạn. Một cuộc khảo sát của tờ The Wall Street Journal cho thấy 2/3 số người trả lời dự báo về một cuộc suy thoái trong năm 2023. Trong bản cập nhật hồi tháng 10 về Triển vọng kinh tế thế giới, IMF cảnh báo rằng: “Điều tồi tệ nhất vẫn chưa qua đi, và đối với nhiều người năm 2023 sẽ giống như một cuộc suy thoái”. Ở thái cực bi quan nhất là nhà kinh tế Nouriel Roubini, người dự đoán rằng không những sẽ xảy ra suy thoái, mà nó còn là một cuộc suy thoái “nghiêm trọng, kéo dài và tồi tệ”.Nguyên nhân suy thoái được trích dẫn rộng rãi nhất là chu kỳ tăng lãi suất mạnh mẽ nhất trong lịch sử ở Mỹ: Fed đã đưa lãi suất cơ bản từ gần bằng 0 hồi tháng 3/2022 lên khoảng 4% như hiện nay và sẽ còn tăng cao hơn nữa. Điều này đã dẫn đến việc tăng lãi suất hoặc các hình thức thắt chặt tiền tệ khác (giống như điều chỉnh tỷ giá ở Singapore) ở ít nhất 45 quốc gia trên toàn thế giới.Những yếu tố này sẽ dẫn đến sụt giảm trong cả đầu tư, tiêu dùng cũng như thị trường nhà ở. Các thị trường cổ phiếu và trái phiếu cũng bị ảnh hưởng, từ đó ảnh hưởng đến sự thịnh vượng chung. Tác động của chính sách tiền tệ sẽ có độ trễ từ 12-18 tháng. Vì vậy, hàng loạt đợt tăng lãi suất năm 2022 sẽ tác động nặng nề nhất đến các nền kinh tế thực vào năm 2023. Điều này có thể giải thích cho tiên lượng “điều tồi tệ nhất vẫn chưa đến” của IMF.Khi tăng trưởng chậm lại và giá hàng hóa giảm, nhiều nhà kinh tế cho rằng lạm phát sẽ giảm trong năm 2023. Ví dụ, JP Morgan dự kiến lạm phát tổng thể của Mỹ sẽ giảm xuống 3,7% vào quý IV/2023, từ mức 7,7% ghi nhận tháng 11/2022.Tuy nhiên, một số cú sốc về nguồn cung có thể khiến lạm phát duy trì ở mức cao, bên cạnh chủ nghĩa bảo hộ thương mại và sự bùng phát trở lại của dịch COVID-19, đặc biệt sau khi Trung Quốc mở cửa trở lại. Việc nền kinh tế lớn thứ hai thế giới mở cửa trở lại cũng có thể đẩy giá hàng hóa lên cao và duy trì áp lực lạm phát, trong khi xung đột ở Ukraine sẽ giữ giá lương thực ở mức cao.
Nếu lạm phát tiếp tục nóng trong khi suy thoái diễn ra, Fed sẽ rơi vào tình thế khó. Ngân hàng trung ương này không thể duy trì tăng lãi suất hơn 5% và có nguy cơ làm suy thoái sâu hơn. Mức nợ công kỷ lục của Mỹ - hiện hơn 31.000 tỷ USD hay tương đương khoảng 125% GDP - sẽ là một yếu tố cản trở khác.Trong một kịch bản như vậy, sẽ có hai khả năng cho Fed. Một là tăng mục tiêu lạm phát lên trên 2% - điều mà nhiều nhà kinh tế ủng hộ. Họ chỉ ra rằng mục tiêu được đặt ra trong thời kỳ giảm phát và đã lỗi thời. Hai là áp dụng chính sách đường cong lợi suất bằng cách mua các khoản nợ dài hạn hơn, nhằm hạn chế lãi suất đối với các khoản thế chấp cùng các hình thức vay tiêu dùng và doanh nghiệp khác. Fed từ lâu đã phản đối việc làm này, nhưng những hoàn cảnh bất thường có thể buộc họ phải ra tay.Sự “xoay trục” chính sách COVID-19 đầy khó khăn của Trung QuốcNhững diễn biến ở Trung Quốc trong năm 2023 là một chủ đề khác được nhiều người cân nhắc. Ngày 7/12, Chính phủ Trung Quốc hầu như đã từ bỏ chính sách "" mà nước này theo đuổi kể từ khi đại dịch bắt đầu bùng phát. Chính sách đó bao gồm việc phong tỏa các thành phố lớn và những hạn chế đi lại nghiêm ngặt, dẫn đến thiệt hại rất lớn cho nền kinh tế này. Hàng triệu doanh nghiệp đã phải đóng cửa trong giai đoạn đó.Năm 2022, hoạt động thương mại của Trung Quốc ghi nhận mức sụt giảm tồi tệ nhất kể từ khi đại dịch bắt đầu bùng phát. Nhiều nhà kinh tế dự đoán nền kinh tế nước này sẽ tăng trưởng dưới 3% trong năm nay, thấp hơn nhiều so với mục tiêu chính thức là 5,5%.Với nền kinh tế chuẩn bị mở cửa trở lại, hầu hết các dự báo cho tăng trưởng kinh tế Trung Quốc năm 2023 trong khoảng 4-5%. Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới nhiều khả năng sẽ phục hồi nhanh hơn nếu không phải đối mặt với thực tế là các thị trường xuất khẩu lớn nhất của nước này-gồm Mỹ, EU và châu Á-đang tăng trưởng chậm lại, trong khi cuộc khủng hoảng của lĩnh vực bất động sản vẫn đè nặng lên kinh tế nội địa.Việc Trung Quốc đột ngột “xoay trục” khỏi chính sách "Zero COVID" cũng kéo theo rủi ro, nghiêm trọng nhất là khả năng lây nhiễm gia tăng khi những hạn chế đi lại và quy định cách ly được nới lỏng. Rủi ro sẽ tăng cao khi tỷ lệ tiêm phòng vaccine của người cao tuổi tương đối thấp trong khi số lượng giường, bác sỹ và y tá chăm sóc đặc biệt (ICU) ở mức cực thấp so với quy mô dân số ở Trung Quốc.Nếu số ca nhiễm tăng vọt như đã xảy ra ở hầu hết các quốc gia khác trong suốt thời gian dịch bệnh, hệ thống y tế của Trung Quốc sẽ bị quá tải. Một số mô hình dịch tễ học đánh giá rằng vào lúc cao điểm, nhu cầu đối với giường ICU tại Trung Quốc sẽ cao hơn gấp 10 lần so với công suất. Điều này đồng nghĩa Chính phủ Trung Quốc có thể buộc phải thực hiện phong tỏa từng phần để hệ thống y tế có thể đối phó trong giai đoạn chuyển tiếp. Công việc này có thể diễn ra không suôn sẻ.Tuy nhiên, một khi quá trình trên được hoàn tất (với hy vọng là trong nửa cuối năm 2023), nền kinh tế Trung Quốc sẽ phục hồi và trở thành điểm sáng trong nền kinh tế toàn cầu, mặc dù điều này cũng có thể đẩy giá hàng hóa lên cao và làm tăng thêm lạm phát.Giá dầu - vấn đề hóc búaTrong số các loại hàng hóa, loại được theo dõi chặt chẽ nhất là dầu thô. Sau đợt tăng mạnh trong nửa đầu năm lên hơn 120 USD/thùng, giá dầu hiện ở mức khoảng 80 USD/thùng và mất hết lợi nhuận. Sự đảo chiều trên chủ yếu do các nền kinh tế đang phát triển tăng trưởng chậm lại, trong khi Nga tiếp tục cung cấp dầu (chủ yếu cho Trung Quốc và Ấn Độ) bất chấp đang hứng chịu các lệnh trừng phạt.Vào tháng 12/2022, Nhóm bảy quốc gia công nghiệp hàng đầu thế giới (G7) đã áp đặt giá trần 60 USD/thùng đối với dầu của Nga, nhằm hạn chế nguồn thu của nước này.Tình hình hiện nay lại phụ thuộc vào một số yếu tố không thể lường trước được.Giá dầu vẫn có thể xuống thấp hơn nếu Nga không thể tránh được lệnh áp giá trần, trong khi Trung Quốc, Ấn Độ và các quốc gia vẫn mua dầu từ Nga có thể đàm phán về khoản chiết khấu cao hơn. Giá vàng đen cũng sẽ giảm nếu suy thoái toàn cầu xảy ra và Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) cùng các nhà sản xuất lớn ngoài khối (OPEC+) duy trì sản lượng như mức độ hiện nay.Tuy nhiên, giá dầu vẫn có thể tăng trở lại nếu xảy ra các điều kiện: Nga thực hiện lời đe dọa giảm nguồn cung dầu mỏ khi đối mặt với lệnh áp giá trần của phương Tây, OPEC+ quyết định cắt giảm sản lượng, nhu cầu dầu của Trung Quốc tăng mạnh khi nước này mở cửa trở lại nền kinh tế và Mỹ bổ sung kho dự trữ dầu chiến lược của mình sau khi kho này thu hẹp vào năm 2022.
Nhìn chung, nhiều nhà kinh tế cho rằng giá dầu năm 2023 sẽ cao hơn hiện tại. Các nhà phân tích ở JP Morgan và Morgan Stanley dự báo giá dầu sẽ ở mức trung bình hơn 90 USD/thùng vào năm 2023.Những nhân tố khó tiên liệuSau cùng, những sự kiện bất ngờ đều có thể loại bỏ nhiều dự đoán. Cuộc khủng hoảng y tế do COVID-19 gây ra tồi tệ hơn dự kiến ở Trung Quốc. Các chuyên gia cảnh báo về sự leo thang của xung đột Nga-Ukraine, với Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) can dự trực tiếp. Kịch bản “mẹ của mọi cuộc khủng hoảng nợ” xảy ra khi lãi suất cao, đồng USD mạnh và giá lương thực cao đẩy một số quốc gia đang phát triển mắc nợ nhiều đến bờ vực phá sản.Ông Alfred Kammer, Giám đốc bộ phận châu Âu của IMF, nhận định về khả năng tăng lương mạnh ở châu Âu và Mỹ sẽ tạo ra một vòng xoáy giá cả - tiền lương. Một số nhà quản lý đầu tư mảng thu nhập cố định lo ngại về thanh khoản của thị trường trái phiếu kho bạc Mỹ trở nên kém đi.Khi đó, những gì đã xảy ra đối với thị trường tài chính Anh hồi tháng 9/2022 sẽ lặp lại với quy mô lớn hơn: người mua sẽ tránh xa trái phiếu vì lo ngại lãi suất tăng, trong khi Fed tăng cường thắt chặt định lượng bằng việc bán ra trái phiếu kho bạc và khiến nguồn cung dư thừa hơn trên thị trường.Tuy nhiên, ngay cả khi không có kịch bản thảm khốc nào trong số này xảy ra, vẫn có đủ khả năng để đảm bảo rằng 2023 sẽ là một năm gập ghềnh đối với các nền kinh tế và các thị trường tài chính toàn cầu./.Tin liên quan
-
Phân tích - Dự báo
Thị trường dầu đối mặt nhiều bất ổn trong năm 2023
16:12' - 22/12/2022
Sự kết hợp giữa nguồn cung dầu của Nga thấp hơn và việc cắt giảm nguồn cung của OPEC+ đồng nghĩa thị trường dầu mỏ toàn cầu dự kiến sẽ thắt chặt hơn vào năm 2023.
-
Ý kiến và Bình luận
WB hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc năm 2022
12:02' - 20/12/2022
WB hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc năm 2022 xuống còn 2,7%, giảm so với mức 4,3% đưa ra hồi tháng 6.
-
Kinh tế Thế giới
Khả năng kinh tế Trung Quốc phục hồi và tăng trưởng trong năm 2023
05:30' - 20/12/2022
Dự báo về tình hình kinh tế năm 2023, một quan chức Chính phủ Trung Quốc ngày 19/12 cho rằng nền kinh tế nước này sẽ đi theo một biểu đồ tăng trưởng độc lập, phục hồi toàn diện.
-
Ý kiến và Bình luận
Kinh tế Mỹ có thể đạt tăng trưởng kỷ lục trong năm 2022
13:29' - 12/12/2022
Trên tài khoản Twitter ngày 11/12, Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết tăng trưởng kinh tế của nước này có thể vượt qua Trung Quốc và đạt tốc độ tăng trưởng kỷ lục trong năm 2022.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Những thách thức kinh tế đối với châu Âu
06:30' - 27/11/2024
Lạm phát của châu Âu vẫn ở mức cao, chịu ảnh hưởng bởi sự gián đoạn chuỗi cung ứng và giá năng lượng tăng vọt. Bên cạnh đó, bất ổn địa chính trị cũng góp phần cản đà phục hồi tăng trưởng của khu vực.
-
Phân tích - Dự báo
Kỷ nguyên vàng của bitcoin đã bắt đầu?
05:30' - 27/11/2024
Giá bitcoin, vốn bắt đầu năm 2024 ở mức 38.000 USD, hiện đang tiệm cận ngưỡng 100.000 USD. Đồng bitcoin đã tăng vọt trong những tuần gần đây phần lớn nhờ "hiệu ứng Donald Trump".
-
Phân tích - Dự báo
Các nhà máy ô tô Mexico lo ngại chính sách thuế mới của Mỹ
06:30' - 26/11/2024
Theo tờ The New York Times bằng tiếng Tây Ban Nha, chính sách thuế quan trong nhiệm kỳ Tổng thống lần thứ hai của ông Donald Trump có thể giáng đòn mạnh vào các nhà máy sản xuất ô tô tại Mexico.
-
Phân tích - Dự báo
Chuyển đổi năng lượng - “thế khó” cuả Nhật Bản
05:30' - 26/11/2024
Nhật Bản đang cân nhắc đặt mục tiêu đưa năng lượng tái tạo trở thành nguồn năng lượng lớn nhất của đất nước vào năm tài chính bắt đầu từ tháng 4/2040.
-
Phân tích - Dự báo
Vàng sẽ tìm lại đỉnh cao?
15:26' - 25/11/2024
Giới phân tích dự đoán giá vàng sẽ phục hồi vào năm tới, do vàng vẫn giữ được sức hấp dẫn như một tài sản trú ẩn an toàn.
-
Phân tích - Dự báo
“Đế chế” Donald Trump 2.0 và những ảnh hưởng - Bài cuối: Tương lai thương mại toàn cầu
06:30' - 25/11/2024
Nhiệm kỳ Tổng thống thứ hai của ông Trump có thể ủng hộ lập trường thương mại "Nước Mỹ trên hết", do đó một số quốc gia sẽ phải đối mặt với một hành động cân bằng phức tạp.
-
Phân tích - Dự báo
“Đế chế” Donald Trump 2.0 và những ảnh hưởng - Bài 2: Viễn cảnh u ám tại châu Âu
05:30' - 25/11/2024
Chính sách của ông Trump đã được người kế nhiệm là ông Joe Biden tiếp tục duy trì. Tuy nhiên, lần này, quy mô của những gì ông dự định làm có thể sẽ lớn chưa từng có.
-
Phân tích - Dự báo
"Đế chế” Donald Trump 2.0 và những ảnh hưởng - Bài 1: Đông Nam Á vượt qua thế nào?
06:30' - 24/11/2024
Chênh lệch lớn về thuế suất sẽ tạo ra động lực mạnh mẽ cho "kỹ thuật áp thuế", nghĩa là sắp xếp lại chuỗi cung ứng với mục đích duy nhất là đủ điều kiện để được hưởng mức thuế suất thấp hơn.
-
Phân tích - Dự báo
Lý do Trung Quốc tăng cường đầu tư vào Nam Mỹ
05:30' - 24/11/2024
Theo tạp chí La Tribune, việc Chủ tịch Trung Quốc khánh thành một siêu cảng ở Chancay, miền Bắc Peru, cho thấy chính sách tăng cường đầu tư của Bắc Kinh vào khu vực Nam Mỹ.