Dự báo về những diễn biến chính của kinh tế Thụy Sỹ trong năm 2023
Tăng trưởng chậm chạp, các công ty đa quốc gia chịu áp lực, du lịch phục hồi chậm, ngành công nghiệp xa xỉ tiếp tục phát triển. Đó là dự báo về một số diễn biến chính đối với kinh tế Thụy Sỹ trong năm 2023.
* Tăng trưởng chậm lạiTình hình năng lượng căng thẳng và giá cả tăng cao đã ảnh hưởng lớn đến các dự báo kinh tế Thụy Sỹ trong năm 2023. Ban Thư ký Nhà nước Thụy Sỹ về các vấn đề kinh tế (SECO) dự đoán tốc độ tăng trưởng của kinh tế nước này chỉ là 0,7% trong năm 2023, so với mức 2,1% của năm 2022. Tuy nhiên, nhờ tiêu dùng trong nước khả quan, nguy cơ suy thoái vẫn ở mức thấp.Ngân hàng Quốc gia Thụy Sỹ (SNB) dự báo lạm phát tại Thụy Sỹ sẽ vào khoảng 2,4% cho năm 2023, so với mức 2,9% của năm 2022. Tuy nhiên, các dự báo chênh nhau khá nhiều giữa các tổ chức khác nhau.Trong khi Liên đoàn doanh nghiệp Thụy Sỹ Economiesuisse dự đoán lạm phát sẽ vẫn ở mức cao trong năm tới (2,9%), thì các chuyên gia của Credit Suisse lạc quan hơn nhiều với dự đoán lạm phát ở mức 1,5%.
Suy thoái kinh tế có khả năng khiến tỷ lệ thất nghiệp tăng nhẹ, mà theo dự kiến của SECO là 2,3% vào năm 2023. Tuy nhiên, thị trường lao động sẽ vẫn rất thắt chặt trong một số ngành. Cuộc cạnh tranh để giành được nhân viên có trình độ trong các lĩnh vực y tế, công nghệ thông tin và kỹ thuật chắc chắn sẽ tiếp tục trong năm 2023.* Lĩnh vực tài chính gặp khó khănLĩnh vực tài chính đang phải đối mặt với một năm 2023 với những khó khăn tiềm ẩn, trong bối cảnh kinh tế và địa chính trị đang phát triển nhanh chóng và không thuận lợi.Các nhà quản lý tài sản cần phải tìm ra cách bảo toàn tiền của khách hàng và đạt lợi nhuận khi cả thị trường chứng khoán và trái phiếu đang bị siết chặt giữa bối cảnh tăng trưởng kinh tế kém và lãi suất tăng.Sự bùng nổ của thị trường chứng khoán trong năm 2021 đã vụt tắt khi Nga mở chiến dịch quân sự tại Ukraine và tia sáng tiềm năng duy nhất cho những "đám mây đen" là hy vọng Trung Quốc sẽ mở cửa trở lại thị trường của mình sau đợt đóng cửa kéo dài vì COVID-19.Khối lượng tài sản do các ngân hàng Thụy Sỹ quản lý đã giảm 4,4% trong nửa đầu năm 2022 từ mức cao 8.800 tỷ CHF (9.400 tỷ USD) vào cuối năm 2021. Các ngân hàng sẽ tiếp tục phòng thủ trong năm 2023 để ngăn chặn tình trạng này.Credit Suisse sẽ dành những tháng tới để vạch ra một lộ trình ổn định khi ngân hàng này sa thải 9.000 nhân viên và đóng phần lớn hoạt động kinh doanh ngân hàng đầu tư.
Ngân hàng lớn thứ hai của Thụy Sỹ đang hy vọng rằng năm 2023 sẽ là "Năm của sự quay vòng", có thể đưa giá cổ phiếu của họ rời khỏi mức giá thấp nhất. Tuy nhiên, bất kỳ vấn đề pháp lý nào khác xảy ra có thể gây ra một "vết xước" lớn đối với tham vọng đó.Hệ thống tài chính tiền điện tử thay thế, trong đó Thụy Sỹ hy vọng sẽ đóng vai trò dẫn đầu, đang ở giữa cuộc khủng hoảng sau sự sụp đổ của sàn giao dịch tiền điện tử FTX và phương tiện đầu tư liên quan là Alameda.Cuộc khủng hoảng năng lượng ngày càng trầm trọng và các hành động tẩy chay của các cơ quan quản lý chống lại các ngân hàng ở một số quốc gia đã kiềm hãm tăng trưởng tài chính bền vững. Tuy nhiên, trung tâm tài chính Thụy Sỹ vẫn nuôi tham vọng trở thành địa điểm số một để tài trợ cho các mục tiêu phát triển bền vững.* Ngành du lịch vẫn chưa trở lại bình thườngTheo Cơ quan Du lịch Thụy Sỹ - Văn phòng quốc gia đại diện cho ngành này, trong năm 2023, tỷ lệ lưu trú qua đêm tại khách sạn sẽ trở lại mức 95% so với mức của năm 2019. Lượng đặt phòng của khách hàng Thụy Sỹ sẽ cao hơn 8% so với trước cuộc khủng hoảng COVID-19, vốn đã ảnh hưởng nặng nề đến ngành công nghiệp không khói trong ba năm qua. Tuy nhiên, lượng khách nội địa tăng sẽ không thể bù đắp hoàn toàn cho lượng khách nước ngoài đang khan hiếm.Nhìn chung, du lịch sẽ không phục hồi hoàn toàn cho đến năm 2026 và sẽ mất thời gian để khách du lịch từ các thị trường ở xa quay trở lại Thụy Sỹ với số lượng tương tự, trong khi khách du lịch châu Âu dự kiến sẽ quay trở lại mức năm 2019 vào năm 2025.Người phát ngôn của Bộ Du lịch Thụy Sỹ Véronique Kanel gần đây đã nói với đài phát thanh RTS của Thụy Sỹ rằng nhược điểm chính của Thụy Sỹ với tư cách là một điểm đến du lịch "có lẽ là giá cả, nhưng nhược điểm này đã tồn tại trong một thời gian dài"."Không có gì mới khi Thụy Sỹ vẫn là một điểm đến cao cấp, đắt đỏ. Trong bối cảnh hiện nay, chúng ta vẫn đang trông chờ vào những du khách có sức mua mạnh và không thực sự chịu tác động từ lạm phát trong nước", người phát ngôn này nói.* Ngành công nghiệp máy móc chuẩn bị cho thời kỳ khó khănNhững đám mây đang tập trung ở phía chân trời đối với ngành công nghiệp máy móc, kỹ thuật điện và kim loại (MEM), ngành sử dụng khoảng 320.000 lao động ở Thụy Sỹ.Sau một khởi đầu mạnh mẽ– xuất khẩu tăng 9% trong 6 tháng đầu năm 2022 – ngành này đã trải qua một xu hướng đảo ngược lớn vào cuối năm vừa qua, đặc biệt là ở Đức, quốc gia chiếm gần 1/4 xuất khẩu của ngành.Lạm phát, những bất ổn về nguồn cung cấp năng lượng và đồng franc Thụy Sỹ mạnh đang gây nguy hiểm cho triển vọng của ngành này. "Chúng ta phải chuẩn bị cho thời kỳ khó khăn," Giám đốc Swissmem Stefan Brupbacher nhận định.* Sản xuất đồng hồ chuẩn bị cho sự phát triểnTrong khi đó, một bức tranh hoàn toàn khác đã được ghi nhận trong ngành công nghiệp chế tạo đồng hồ, vốn đã phát triển trong hai năm qua. Sự phục hồi sau đại dịch đã tạo ra những kỷ lục kéo dài cho ngành công nghiệp hàng đầu của Thụy Sỹ này: Xuất khẩu đồng hồ đạt 22,3 tỷ franc Thụy Sỹ - CHF (24 tỷ USD) vào năm 2021 và sẽ vượt mốc 24 tỷ CHF vào năm 2022.Jean-Daniel Pasche, Chủ tịch Liên đoàn Công nghiệp Đồng hồ Thụy Sĩ FH, gần đây đã nói với nhật báo Bieler Tagblatt rằng: "Bất chấp lạm phát, bất ổn địa chính trị và chi phí năng lượng tăng cao, chúng tôi vẫn rất tự tin".Đồng hồ xa xỉ đã trở thành đối tượng đầu tư được đánh giá cao trên toàn thế giới. Một số mô hình từ các thương hiệu uy tín nhất đã được bán với giá cắt cổ trên thị trường thứ cấp.Chưa có dấu hiệu nào cho thấy "bong bóng" sẽ sớm vỡ. Với hơn 10 triệu triệu phú được ghi nhận trên hành tinh, số lượng đồng hồ xa xỉ "do Thụy Sỹ sản xuất" được sản xuất mỗi năm vẫn ít hơn những người có đủ khả năng mua chúng.Triển vọng cũng rất tươi sáng đối với các nhà sản xuất đồng hồ cấp thấp. Sau khi giảm đều đặn trong 20 năm, số lượng đồng hồ được bán với giá dưới 500 CHF mỗi chiếc hiện đã quay trở lại mức bình thường.Đặc biệt, điều này là do sự ra mắt của "Moonswatch", một phiên bản giá cả phải chăng (khoảng 250 CHF) của Speedmaster Moonswatch của Omega được Swatch tiếp thị từ mùa Xuân.* Các công ty đa quốc gia trong ESG (Environmental, Social, Governance)Trong bối cảnh phản ứng dữ dội ngày càng tăng đối với cái gọi là ESG (các vấn đề về môi trường, xã hội và quản trị), các công ty đa quốc gia sẽ chịu nhiều áp lực hơn bao giờ hết để chống lại các cáo buộc tẩy rửa "xanh".Năm 2023, các công ty lớn nhất Thụy Sỹ sẽ công bố những báo cáo đầu tiên để phản hồi luật mới về kinh doanh có trách nhiệm mà nhiều cơ quan giám sát doanh nghiệp cho rằng không đủ để hạn chế tình trạng doanh nghiệp lạm dụng nhân quyền và môi trường. Liên minh Châu Âu (EU) dự kiến sẽ tiến tới ban hành luật riêng của mình về chuỗi cung ứng có trách nhiệm, điều này có thể khiến luật của Thụy Sỹ không còn phù hợp.Các công ty sẽ tiếp tục phòng thủ trước quyết định hoạt động ở các quốc gia như Nga và Trung Quốc, nơi chính trị và các giá trị xung đột với các ưu tiên kinh doanh. Trong khi nhiều công ty Thụy Sỹ rút khỏi Nga sau khi nước này thực hiện chiến dịch quân sự tại Ukraine, một số công ty, đặc biệt là trong lĩnh vực hàng hóa, đang gặp khó khăn hơn trong việc gỡ rối mối quan hệ với Nga.* Dược phẩm Thụy Sỹ cân bằng đổi mới và chi phíNgành dược phẩm của Thụy Sỹ, được coi là một trong những ngành sáng tạo nhất trên thế giới, sẽ phải đối mặt với những câu hỏi ngày càng tăng về giá cả của nhiều liệu pháp trị bệnh mới, đặc biệt là đối với bệnh ung thư và cách các hệ thống y tế vốn đã kiệt quệ vì đại dịch sẽ chi trả cho chúng.Tuy nhiên, các chính trị gia không chỉ chịu áp lực về giá cao. Là ngành xuất khẩu lớn nhất của Thụy Sỹ, ngành dược phẩm và công nghệ sinh học hy vọng vào năm 2023 sẽ mở ra các thỏa thuận giữa Thụy Sỹ và EU. Các vấn đề chính cần giải quyết bao gồm sự di chuyển tự do lao động và sự hợp tác khoa học như Horizon Europe (sáng kiến nghiên cứu khoa học kéo dài 7 năm của Liên minh Châu Âu, kế thừa của chương trình Horizon 2020 và các Chương trình Khung về Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ trước đó), cả hai đều rất quan trọng để Thụy Sỹ duy trì vị thế là một trung tâm dược phẩm.Một khía cạnh mà cả các chính trị gia và ngành công nghiệp này đều nhất trí là cần đưa hoạt động sản xuất về gần hơn sau một năm gặp khó khăn liên quan đến chuỗi cung ứng và tình trạng thiếu thuốc ngày càng trầm trọng. Các công ty Thụy Sỹ như Bachem, cung cấp cho ngành dược phẩm các thành phần và công nghệ, dự kiến sẽ trở nên ngày một quan trọng hơn./.- Từ khóa :
- thụy sỹ
- kinh tế thụy sỹ
- xung đột nga ukraine
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Giao thương giữa Thụy Sỹ và Nga tiếp tục tăng bất chấp xung đột tại Ukraine
10:37' - 24/12/2022
Số liệu chính thức của Cơ quan Hải quan Thụy Sỹ cho thấy khối lượng thương mại giữa Thụy Sỹ và Nga đã tăng lên kể từ khi bắt đầu cuộc xung đột tại Ukraine, bất chấp lệnh trừng phạt của Thụy Sỹ.
-
Hàng hoá
Thụy Sỹ tăng chi tiêu cho quà Giáng sinh
08:49' - 22/12/2022
Người tiêu dùng Thụy Sỹ chi tiêu nhiều tiền hơn cho quà Giáng sinh năm nay cho dù bóng ma lạm phát ngày càng tăng.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Giải mã việc đề cử ông Scott Bessent làm Bộ trưởng Tài chính Mỹ
06:30'
Bộ trưởng Tài chính tương lai của Mỹ là cố vấn thân cận nhất của ông Donald Trump, nhờ việc bổ sung chiều sâu cho các đề xuất kinh tế và bảo vệ chính sách thương mại bảo hộ hơn của Tổng thống đắc cử.
-
Phân tích - Dự báo
Ngành hóa dầu Hàn Quốc bên bờ khủng hoảng
05:30'
Cạnh tranh từ Trung Quốc và Trung Đông đang khiến ngành hóa dầu Hàn Quốc lâm vào "thế khó", thể hiện qua hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp hóa dầu lớn và giá cổ phiếu sụt giảm.
-
Phân tích - Dự báo
Những thách thức kinh tế đối với châu Âu
06:30' - 27/11/2024
Lạm phát của châu Âu vẫn ở mức cao, chịu ảnh hưởng bởi sự gián đoạn chuỗi cung ứng và giá năng lượng tăng vọt. Bên cạnh đó, bất ổn địa chính trị cũng góp phần cản đà phục hồi tăng trưởng của khu vực.
-
Phân tích - Dự báo
Kỷ nguyên vàng của bitcoin đã bắt đầu?
05:30' - 27/11/2024
Giá bitcoin, vốn bắt đầu năm 2024 ở mức 38.000 USD, hiện đang tiệm cận ngưỡng 100.000 USD. Đồng bitcoin đã tăng vọt trong những tuần gần đây phần lớn nhờ "hiệu ứng Donald Trump".
-
Phân tích - Dự báo
Các nhà máy ô tô Mexico lo ngại chính sách thuế mới của Mỹ
06:30' - 26/11/2024
Theo tờ The New York Times bằng tiếng Tây Ban Nha, chính sách thuế quan trong nhiệm kỳ Tổng thống lần thứ hai của ông Donald Trump có thể giáng đòn mạnh vào các nhà máy sản xuất ô tô tại Mexico.
-
Phân tích - Dự báo
Chuyển đổi năng lượng - “thế khó” cuả Nhật Bản
05:30' - 26/11/2024
Nhật Bản đang cân nhắc đặt mục tiêu đưa năng lượng tái tạo trở thành nguồn năng lượng lớn nhất của đất nước vào năm tài chính bắt đầu từ tháng 4/2040.
-
Phân tích - Dự báo
Vàng sẽ tìm lại đỉnh cao?
15:26' - 25/11/2024
Giới phân tích dự đoán giá vàng sẽ phục hồi vào năm tới, do vàng vẫn giữ được sức hấp dẫn như một tài sản trú ẩn an toàn.
-
Phân tích - Dự báo
“Đế chế” Donald Trump 2.0 và những ảnh hưởng - Bài cuối: Tương lai thương mại toàn cầu
06:30' - 25/11/2024
Nhiệm kỳ Tổng thống thứ hai của ông Trump có thể ủng hộ lập trường thương mại "Nước Mỹ trên hết", do đó một số quốc gia sẽ phải đối mặt với một hành động cân bằng phức tạp.
-
Phân tích - Dự báo
“Đế chế” Donald Trump 2.0 và những ảnh hưởng - Bài 2: Viễn cảnh u ám tại châu Âu
05:30' - 25/11/2024
Chính sách của ông Trump đã được người kế nhiệm là ông Joe Biden tiếp tục duy trì. Tuy nhiên, lần này, quy mô của những gì ông dự định làm có thể sẽ lớn chưa từng có.