Dư địa cho xuất nhập khẩu hàng hóa còn rộng mở
Lý do bởi các ngân hàng trung ương tại các thị trường lớn của hàng hoá Việt như Hoa Kỳ, Anh sẽ có động thái giảm lãi suất. Dù mức giảm có thể ở mức chưa cao nhưng đây cũng là động thái tốt, giúp tạo thuận lợi cho kinh tế tăng trưởng trở lại, kích cầu tiêu dùng. Đây là cơ hội tốt cho hàng hoá Việt Nam gia tăng kim ngạch xuất khẩu.
Trước kỳ vọng năm 2024 kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt mục tiêu tăng 6%, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long cho rằng, 6 tháng cuối năm 2024 cần chú trọng các điểm mới để thúc đẩy thương mại; trong đó, cần phổ biến thông tin đến doanh nghiệp, địa phương nội dung quan trọng nhất của các hiệp định thương mại tự do (FTA), đặc biệt với các thị trường quan trọng. Hiện tại, Bộ Công Thương đang xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách để hỗ trợ doanh nghiệp, địa phương trong hội nhập quốc tế nói chung, xúc tiến thương mại nói riêng nhằm đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường.Với những tín hiệu tích cực từ thị trường, ông Đặng Phúc Nguyên - Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam cũng dự báo xuất khẩu rau quả năm nay tiếp tục tăng trưởng 15 - 20%. Nếu tận dụng tốt cơ hội từ các nghị định thư, xuất khẩu rau quả có thể đạt 7 tỷ USD năm nay, tăng 0,5 - 1 tỷ USD so với kế hoạch đưa ra cuối năm ngoái của ngành nông nghiệp.
TS Lê Quốc Phương, Nguyên Phó Giám đốc Trung tâm thông tin Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công Thương) cho rằng, doanh nghiệp Việt Nam đã có sự chuẩn bị và hiện đã tận dụng tương đối tốt các FTA. Vì vậy, mục tiêu kim ngạch xuất khẩu năm 2024 tăng trưởng 6% là hoàn toàn khả thi. Rất nhiều mặt hàng của Việt Nam đứng Top đầu xuất khẩu như gạo, hạt tiêu, dệt may… tức là đã có thể xếp Việt Nam vào một trong những cường quốc về xuất khẩu. Vì thế, cần có sự ứng xử xứng với vị trí cường quốc. Đó là không thể chậm trễ trong việc đưa sản phẩm, hàng hoá đáp ứng tiêu chuẩn ngày càng khắt khe của thị trường nhập khẩu.Ngoài ra, doanh nghiệp cần đa dạng hoá thị trường, đưa hàng hoá vào thị trường “ngách” nhưng nhiều tiềm năng như: Trung Đông, châu Phi, Nam Mỹ… ngoài thị trường truyền thống. Qua đó giảm bớt rủi ro khi hàng hoá bị phụ thuộc vào một thị trường.Nhìn nhận về tình hình xuất khẩu, ông Trần Thanh Hải, Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho hay, với kim ngạch xuất khẩu ước đạt 189,5 tỷ USD, tăng 14,2% trong 6 tháng đầu năm, xuất nhập khẩu của Việt Nam đã có nhiều khởi sắc, mang lại tín hiệu tích cực. Các địa phương đã có kế hoạch cụ thể để hỗ trợ, đồng hành cùng doanh nghiệp trong việc mở rộng thị trường. Cùng đó, doanh nghiệp cũng chủ động các vấn đề thương mại, ví như tính quyết định, tăng cường xuất nhập khẩu của Việt Nam. Thống kê từ liên Bộ cho thấy, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa ước đạt 369,6 tỷ USD, tăng 16% so với cùng kỳ năm 2023. Trong số đó, xuất khẩu ước đạt 189,5 tỷ USD, tăng 14,2%; nhập khẩu ước đạt 180,2 tỷ USD, tăng 18,1% so với cùng kỳ năm 2023. Các yếu tố thúc đẩy sự hồi phục của xuất nhập khẩu hàng hóa nhờ vào kết quả của chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam thông qua đàm phán, ký kết các FTA. Hơn nữa, Chính phủ đã có sự vào cuộc mạnh mẽ với nhiều giải pháp hỗ trợ toàn diện cho nền kinh tế. Với vai trò là cơ quan chủ trì trong quản lý, điều hành xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương đã sớm nhận diện những khó khăn, rủi ro từ thị trường xuất khẩu để tham mưu, đề xuất giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu. Vấn đề hàng tồn kho cao tại các thị trường đang dần được khắc phục, đặc biệt tại thị trường xuất khẩu chủ lực đã gặp những khó khăn trong năm 2023 như EU và Hoa Kỳ. Đối với Hoa Kỳ, các chỉ số tiêu dùng hồi phục đã trở thành yếu tố hỗ trợ quan trọng cho tăng trưởng kinh tế…
Nhằm đẩy mạnh xuất khẩu, theo ông Trần Thanh Hải, Bộ Công Thương đang đẩy nhanh tiến độ và nỗ lực để kết thúc sớm đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện (CEPA) giữa Việt Nam và UAE. Bên cạnh đó, triển khai đa đạng các hình thức cả trực tiếp và trực tuyến để giới thiệu lợi thế, ưu đãi từ các FTA đã thực thi.
Hơn nữa, các đơn vị của Bộ Công Thương tiếp tục kịp thời thông tin với các Hiệp hội ngành hàng và các doanh nghiệp về những diễn biến của thị trường xuất khẩu để doanh nghiệp kịp thời điều chỉnh kế hoạch sản xuất phù hợp, định hướng tìm kiếm đơn hàng từ các thị trường.
Mặt khác, Bộ Công Thương tiếp tục đổi mới xúc tiến thương mại; thúc đẩy ở mức cao nhất chương trình chuyển đổi số trong xúc tiến thương mại và kết nối doanh nghiệp cùng sản phẩm của doanh nghiệp của Việt Nam tới hệ thống Thương vụ Việt Nam tại các quốc gia và vùng lãnh thổ. Qua đó, quảng bá sản phẩm và tìm kiếm cơ hội mở rộng thị trường. Ngoài ra, phát triển dịch vụ logistics tiếp tục được quan tâm, đẩy mạnh; tiếp tục thực hiện giải pháp phát triển hoạt động thương mại biên giới bền vững thông qua thúc đẩy xuất khẩu qua các cửa khẩu biên giới theo hình thức chính ngạch. Đặc biệt, Bộ sẽ thường xuyên rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật có liên quan nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính, đẩy mạnh thực hiện thông qua dịch vụ công trực tuyến tạo thuận lợi cho xuất nhập khẩu.Tin liên quan
-
DN cần biết
Phát triển thị trường xuất khẩu gắn với xúc tiến thương mại
16:28' - 02/07/2024
Bộ Công Thương sẽ tiếp tục đổi mới xúc tiến thương mại; các đơn vị cần rà soát mặt hàng, thị trường trọng tâm, trọng điểm ưu tiên để thực hiện xúc tiến thương mại trong ngắn, trung và dài hạn.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Chuyến bay khai trương nhà ga T3 Tân Sơn Nhất chính thức cất cánh
11:51'
Đây là chuyến bay chính thức khai trương nhà ga T3, đánh dấu thời điểm nhà ga hành khách hiện đại nhất cả nước bắt đầu đi vào hoạt động.
-
Kinh tế Việt Nam
Nhà ga T3 Tân Sơn Nhất áp dụng trải nghiệm thông suốt như T4 Changi (Singapore)
11:50'
Hệ thống ACV Self services sẽ hỗ trợ hành khách tự làm thủ tục trên kiosk check-in dùng chung và hành khách tự làm thủ tục ký gửi hành lý, sau đó có thể ra tàu bay tự động thông qua thiết bị E-gate.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát lệnh khởi công, khánh thành đồng loạt 80 công trình, dự án trọng điểm trong cả nước
11:50'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì lễ khởi công, khánh thành đồng loạt 80 công trình, dự án trọng điểm quốc gia và các công trình lớn trong cả nước...
-
Kinh tế Việt Nam
Thông xe cao tốc Vân Phong – Nha Trang và đưa vào khai thác từ ngày 20/4
11:32'
Sáng 19/4, tại nút giao quốc lộ 26, thị xã Ninh Hòa, Bộ Xây dựng phối hợp với UBND tỉnh Khánh Hòa tổ chức Lễ khánh thành và đưa vào khai thác đoạn tuyến cao tốc Vân Phong – Nha Trang.
-
Kinh tế Việt Nam
Bà Rịa-Vũng Tàu khởi công, khánh thành 4 công trình trọng điểm
11:32'
Sáng 19/4, cùng với cả nước, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã tổ chức lễ khởi công, khánh thành 4 công trình trọng điểm.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Định khánh thành dự án con đường kết nối Quốc lộ với đường ven biển
11:16'
Ngày 19/4, Bình Định phối hợp với Bộ Xây dựng tổ chức trực tiếp kết hợp trực tuyến Lễ khánh thành dự án Tuyến đường kết nối từ trung tâm thị xã An Nhơn đến đường ven biển phía Tây đầm Thị Nại.
-
Kinh tế Việt Nam
Khai thác tuyến chính gần 30 km cao tốc Bến Lức - Long Thành từ ngày 28/4
11:15'
Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Bến Lức - Long Thành từ nút giao TP. Hồ Chí Minh - Trung Lương (Km0+600) đến nút giao Nguyễn Văn Tạo (Km21+850) có tổng chiều dài hơn 21 km, đi qua 2 tỉnh.
-
Kinh tế Việt Nam
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Minh Hà: Hoàn thành đồng bộ và vượt tiến độ nhiều công trình trọng điểm
10:54'
Ngành xây dựng xác định quyết tâm hoàn thành đồng bộ và đúng hạn hoặc hơn nữa là vượt tiến độ các dự án vì đó là danh dự, trách nhiệm của ngành trước Đảng, Nhà nước và nhân dân.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Thuận đưa vào hoạt động hai công trình giao thông trọng điểm
10:38'
Sáng 19/4, UBND tỉnh Bình Thuận tổ chức khánh thành đưa vào hoạt động 2 tuyến đường giao thông trọng điểm của tỉnh Bình Thuận.