Du khách là đại sứ quảng bá du lịch
Du lịch Việt Nam mới chủ yếu đạt được những chỉ số tăng trưởng về lượng, mở rộng quy mô, đa dạng loại hình, sản phẩm và điểm đến mới còn những chỉ tiêu về chất lượng dịch vụ, hiệu quả, sức cạnh tranh và tính bền vững chưa tương xứng với tiềm năng. So với các nước trong khu vực, khoảng cách về lượng khách quốc tế đến Việt Nam so với các nước dẫn đầu như Malaysia, Singapore, Thái Lan vẫn ở mức khiêm tốn.
Trong từng giai đoạn phát triển, ngành du lịch cũng đã nhận được nhiều sự quan tâm của Chính phủ. Gần đây nhất, chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là bước ngoặt chuyển hướng đúng lúc trong bối cảnh hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa ngày càng sâu và toàn diện, khẳng định quan điểm phát triển chuyển từ diện rộng, tăng trưởng về lượng sang phát triển theo chiều sâu, đảm bảo chất lượng thể hiện ở tính chuyên nghiệp, hiệu quả, thương hiệu, sức cạnh tranh và tính bền vững, đồng thời phát triển dựa trên cơ sở bảo tồn và phát huy tối đa lợi thế quốc gia, thế mạnh đặc trưng các vùng, miền về yếu tố tự nhiên và truyền thống văn hóa dân tộc.Thực hiện Chiến lược đó, hàng loạt giải pháp đã được thực hiện tạo ra sự chuyển biến tích cực về nhận thức và hoạt động của ngành. Mặc dù vậy, những yếu tố về môi trường cạnh tranh du lịch, điều kiện thuận tiện đi lại của khách, vấn đề văn minh, an ninh, an toàn điểm đến, môi trường đầu tư, môi trường kinh doanh, chính sách và thể chế vẫn tồn tại nhiều rào cản. Tháng 12/2014, Chính phủ đã ra Nghị quyết số 92 để phát triển du lịch Việt Nam trong tình hình mới thể hiện rõ chủ trương và quyết tâm của Chính phủ trong việc chỉ đạo và huy động các ngành, các cấp cùng vào cuộc để tháo gỡ nút thắt cho du lịch theo đúng đường hướng chiến lược đã đề ra.Chiến lược đã có, quy hoạch đã được triển khai nhưng vấn đề những kế hoạch cụ thể và triển khai các bước như thế nào để phát triển vào trọng tâm, trọng điểm, phát triển có thương hiệu, chiều sâu, hiệu quả thì cần phải có sự tập trung đầu tư từ nhà nước đến cộng đồng doanh nghiệp và cộng đồng địa phương để cùng phát triển. Nhà nước và doanh nghiệp cùng tập trung đầu tư để đẩy mạnh sản phẩm của từng khu vực cho từng thị trường, sau khi sản phẩm đó qua giai đoạn phát triển thì tiếp tục đầu tư sản phẩm mới.Tháng 7/2015, Chỉ thị 14 của Thủ tướng Chính phủ được ban hành, nêu rõ về vấn đề tăng cường năng lực quản lý Nhà nước cũng như đảm bảo chất lượng dịch vụ tại điểm đến cho khách du lịch. Chỉ rõ vai trò của người đứng đầu, đặc biệt các của các địa phương từ chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh đến chủ tịch ủy ban nhân dân xã. Tạo điều kiện cho du khách tiếp cận với các dịch vụ tại điểm đến cũng như nâng cao chất lượng như xây dựng nhà vệ sinh đạt chuẩn, tạo các trung tâm hỗ trợ du khách, tạo ra những đường dây nóng cho du khách có thể phản ánh kịp thời, phải đảm bảo chất lượng vệ sinh thực phẩm, chống chèo kéo, ép giá, dịch vụ vận tải …Trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng, cùng với việc Cộng đồng kinh tế ASEAN dự kiến được thành lập vào cuối năm 2015 thì du lịch Việt Nam phải vượt qua rất nhiều thách thức để phát huy tối đa tiềm năng và lợi thế, qua đó nâng cao sức cạnh tranh. Trong thời gian tới, với những hành động cụ thể hy vọng sẽ cơ bản giải quyết được các vấn đề còn tồn đọng tại các điểm đến. Đây cũng là yếu tố mấu chốt để tạo điều kiện cho khách du lịch quốc tế cũng như khách du lịch trong nước có ấn tượng tốt về điểm đến, từ ấn tượng tốt đó, mỗi khách du lịch cũng sẽ trở thành đại sứ giúp quảng bá du lịch Việt Nam đến với bạn bè, người thân và góp phần tăng số lượng khách quốc tế đến Việt Nam./. Nguyễn Quý Phương - Vụ trưởng Vụ Lữ hành, Tổng cục Du lịchTin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Ùn tắc giao thông kéo dài, BOT cầu Rạch Miễu liên tục xả trạm
19:34'
Chiều 12/7, Trạm thu phí BOT cầu Rạch Miễu đã tiến hành xả trạm nhiều lần để giảm ùn tắc kéo dài theo yêu cầu của Cảnh sát giao thông.
-
Kinh tế Việt Nam
Giải ngân vốn đầu tư công chuyển biến rõ rệt nhờ loạt giải pháp quyết liệt
16:10'
Tiến độ giải ngân vốn đầu tư công đã có chuyển biến rõ rệt nhờ hàng loạt giải pháp tháo gỡ khó khăn và sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ.
-
Kinh tế Việt Nam
Hải Phòng giữ vững vai trò đầu tàu phát triển phía Bắc
15:42'
Ngày 12/7, Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng triệu tập tổ chức Hội nghị Thành ủy lần 2 cho ý kiến nhiều nội dung quan trọng.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Xây dựng đôn tốc tiến độ dự án Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh
13:53'
Ngày 12/7, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh trực tiếp khảo sát, kiểm tra công trình đường Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất chuyển đổi số toàn diện trong cấp phù hiệu và giấy phép kinh doanh vận tải
13:48'
Sau khi hợp nhất, TP. Hồ Chí Minh (mới) có số lượng hồ sơ tiếp nhận giải quyết cấp giấy phép kinh doanh vận tải, phù hiệu kinh doanh vận tải… rất lớn.
-
Kinh tế Việt Nam
Chỉ thị của Thủ tướng về giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường
13:46'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 20/CT-TTg về một số nhiệm vụ cấp bách, quyết liệt ngăn chặn, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Xây dựng thị sát tiến độ cầu Rạch Miễu 2
12:51'
Sáng 12/7, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh cùng đoàn công tác đã đến kiểm tra thực tế tại hiện trường tiến độ dự án đầu tư xây dựng cầu Rạch Miễu 2 nối hai tỉnh Đồng Tháp và Vĩnh Long.
-
Kinh tế Việt Nam
Từ cựu thù đến đối tác chiến lược toàn diện
10:04'
Việt Nam đã chuyển mình từ một đối tác thương mại nhỏ trở thành đối tác thương mại lớn thứ 8 của Mỹ vào năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Quan hệ Việt - Mỹ: Kết nối doanh nghiệp – Gắn kết quốc gia
09:39'
30 năm sau khi bình thường hóa quan hệ (1995-2025), Việt Nam và Mỹ đã đi một chặng đường dài, từ cựu thù thành bạn bè và đối tác, rồi trở thành đối tác chiến lược toàn diện vào năm 2023.