Dự kiến tên của 5 Bộ mới sau khi sắp xếp, hợp nhất
Thông tin với phóng viên TTXVN, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, theo định hướng của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, sau khi sắp xếp, sáp nhập, tổ chức bộ máy của Chính phủ giảm 5 bộ, 4 cơ quan thuộc Chính phủ. Như vậy, bộ máy của Chính phủ sẽ được tinh gọn từ 30 xuống còn 21 đầu mối (giảm 9 đầu mối) gồm: 13 bộ, 4 cơ quan ngang bộ và 4 cơ quan thuộc Chính phủ.
Theo đó, Chính phủ duy trì 4 bộ: Bộ Công an; Bộ Tư pháp; Bộ Công Thương; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và 3 cơ quan ngang bộ: Văn phòng Chính phủ; Thanh tra Chính phủ; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
“Các bộ, cơ quan này vẫn thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy bên trong. Việc đề xuất duy trì các bộ, cơ quan ngang bộ nêu trên là cần thiết, bảo đảm tính ổn định, kế thừa và phù hợp với yêu cầu thực tiễn hiện nay”, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho hay.
Chính phủ sẽ cơ cấu, sắp xếp và hợp nhất 15 bộ, cơ quan ngang bộ. Trong đó, sáp nhập Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính. Tên Bộ sau sắp xếp dự kiến là Bộ Tài chính và Đầu tư phát triển hoặc Bộ Kinh tế phát triển.
Sáp nhập Bộ Giao thông Vận tải và Bộ Xây dựng. Tên Bộ sau sắp xếp dự kiến là Bộ Hạ tầng và Đô thị.
Sáp nhập Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Tên Bộ sau sắp xếp dự kiến là Bộ Nông nghiệp và Tài nguyên, Môi trường. Việc sáp nhập 2 bộ này sẽ khắc phục được một số giao thoa trong thực hiện nhiệm vụ quản lý về nguồn nước, lưu vực sông và đa dạng sinh học.
Sáp nhập Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Khoa học và Công nghệ. Tên Bộ sau sắp xếp dự kiến là Bộ Chuyển đổi số và Khoa học, Công nghệ hoặc Bộ Chuyển đổi số, Khoa học, Công nghệ và Thông tin.
Sáp nhập Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Nội vụ thành Bộ Nội vụ và Lao động và chuyển chức năng quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp sang Bộ Giáo dục và Đào tạo, chuyển chức năng quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội, trẻ em, phòng, chống tệ nạn xã hội sang Bộ Y tế.
Bộ Y tế tiếp nhận một số nhiệm vụ của Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe Trung ương (khi Ban này kết thúc hoạt động); đồng thời, dự kiến tiếp nhận quản lý nhà nước về: bảo trợ xã hội; trẻ em; phòng, chống tệ nạn xã hội từ Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chuyển sang.
Bộ Ngoại giao tiếp nhận nhiệm vụ chính của Ban Đối ngoại Trung ương, Ủy ban Đối ngoại Quốc hội khi hai đơn vị này kết thúc hoạt động.
Bộ Quốc phòng sẽ thực hiện việc sắp xếp đầu mối tổ chức bên trong theo quyết định của Bộ Chính trị. Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh được chuyển về Bộ Quốc phòng trực tiếp quản lý, nằm trong cơ cấu tổ chức của Bộ này.
Về phía Bộ Nội vụ, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho biết, Bộ chủ động xây dựng phương án sắp xếp Học viện Hành chính Quốc gia theo hướng sáp nhập vào Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; đồng thời chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội xây dựng đề án sáp nhập Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội với Bộ Nội vụ (sau khi chuyển một số chức năng sang Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế); phối hợp với Ủy ban Dân tộc chuyển chức năng, nhiệm vụ của Ban Tôn giáo Chính phủ về Ủy ban Dân tộc.
Ủy ban Dân tộc tiếp nhận Ban Tôn giáo Chính phủ từ Bộ Nội vụ và tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ về giảm nghèo từ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tháng 1/2025, Hà Nội hoàn thành tổng kết sắp xếp, tinh gọn bộ máy
19:39' - 04/12/2024
Ban chấp hành Đảng bộ thành phố xác định với quyết tâm chính trị cao nhất để trong tháng 12/2024 và đầu tháng 1/2025, thành phố phải hoàn thành việc tổng kết sắp xếp bộ máy...
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sắp xếp tổ chức bộ máy là việc khó nhưng không thể không làm
13:14' - 04/12/2024
Sáng 4/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW khóa XII ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII.
-
Kinh tế Việt Nam
Tinh gọn bộ máy Chính phủ còn 21 đầu mối, tổ chức hợp lý các bộ đa ngành, đa lĩnh vực
10:05' - 04/12/2024
Sau khi sắp xếp, sáp nhập, tổ chức bộ máy của Chính phủ sẽ được tinh gọn từ 30 xuống còn 21 đầu mối (giảm 9 đầu mối) gồm: 13 bộ, 4 cơ quan ngang bộ và 4 cơ quan thuộc Chính phủ.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Nhà Vua và Hoàng hậu Bỉ đến Hà Nội, bắt đầu thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam
09:30'
Sáng 31/3, Nhà Vua Philippe và Hoàng hậu Mathilde của Vương quốc Bỉ đến Hà Nội, bắt đầu thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 31/3 đến 4/4, theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường và Phu nhân.
-
Kinh tế Việt Nam
Bắc Ninh động thổ 2 dự án FDI thuộc lĩnh vực công nghệ cao
18:03' - 30/03/2025
Từ đầu năm 2025 đến nay, Bắc Ninh đã thu hút được khoảng 1,45 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Công an cử 26 cán bộ, chiến sĩ hỗ trợ khắc phục động đất tại Myanmar
17:36' - 30/03/2025
Thứ trưởng Lê Văn Tuyến đề nghị Đoàn công tác phải xác định đây vừa là trách nhiệm, đồng thời là niềm vinh dự, tự hào của mỗi cán bộ chiến sĩ.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam dự Hội nghị khẩn của các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN về khắc phục hậu quả động đất ở Myanmar và Thái Lan
15:54' - 30/03/2025
Được sự ủy quyền của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt, Trưởng SOM ASEAN-Việt Nam, đã tham dự Hội nghị.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Tháo gỡ dứt điểm vướng mắc cho hơn 1.500 dự án kéo dài, tồn đọng
15:43' - 30/03/2025
Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, việc giải quyết các khó khăn, vướng mắc tại các dự án tồn đọng có ý nghĩa lớn.
-
Kinh tế Việt Nam
Lực lượng Quân đội Việt Nam tham gia cứu trợ tại Myanmar
14:54' - 30/03/2025
Chiều 30/3, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng tổ chức Hội nghị giao nhiệm vụ cho lực lượng tham gia khắc phục hậu quả động đất tại Myanmar.
-
Kinh tế Việt Nam
Thị trường carbon mở đường cho nông nghiệp xanh và bền vững
11:40' - 30/03/2025
Thị trường carbon sẽ mang lại nhiều cơ hội phát triển cho ngành lâm nghiệp và nông nghiệp Việt Nam, thúc đẩy bảo vệ môi trường, tạo ra nguồn thu tài chính bền vững, cải thiện đời sống cộng đồng.
-
Kinh tế Việt Nam
Tây Ninh tăng tốc phát triển hạ tầng, thúc đẩy liên kết vùng
11:40' - 30/03/2025
Một trong những dự án trọng điểm đang được tỉnh Tây Ninh đặc biệt quan tâm là tuyến cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Mộc Bài.
-
Kinh tế Việt Nam
SỰ KIỆN KINH TẾ TRONG NƯỚC NỔI BẬT TUẦN QUA
08:49' - 30/03/2025
Dưới đây là một số sự kiện kinh tế trong nước nổi bật tuần qua.