Dự kiến tổng số chi tổ chức và hoạt động bảo hiểm giai đoạn 2025-2027 là trên 46.279 tỷ đồng
* Mức chi tổ chức và hoạt động bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp năm 2025 dự kiến tối đa 1,36%
Theo tờ trình của Chính phủ do Bộ trưởng Tài chính Nguyễn Văn Thắng trình bày, mức chi tổ chức và hoạt động bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp được tính theo tỷ lệ phần trăm của dự toán thu, chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp (không bao gồm số chi đóng bảo hiểm y tế cho người hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp), được trích từ tiền sinh lời hoạt động đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội, quỹ bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Việc làm.
Tổng số chi tổ chức và hoạt động bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế giai đoạn 2025- 2027 dự kiến là 46.279,4 tỷ đồng (trong đó số chi tổ chức và hoạt động bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp dự kiến là 30.839,3 tỷ đồng), tăng hơn 9.358,5 tỷ đồng so với thực hiện giai đoạn 2022-2024.
Nếu loại trừ yếu tố khách quan do thực hiện Nghị định số 178/2024/NĐ-CP, thực chất chi tổ chức và hoạt động giai đoạn 2025-2027 giảm 4.394,8 tỷ đồng so với Báo cáo số 363/BC-BTC ngày 16/12/2024 và tăng 7.465,5 tỷ đồng so với thực hiện giai đoạn 2022-2024, chủ yếu do các nguyên nhân khách quan: tăng chi phí thực hiện nhiệm vụ chuyên môn do tăng số người tham gia và thụ hưởng chế độ; tăng mức lương cơ sở và điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp từ 1/7/2024; tăng kinh phí chi chế độ nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định số 178/2024/NĐ- CP; tăng kinh phí đầu tư cho ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số. Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội mức chi tổ chức và hoạt động bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp năm 2025 dự kiến tối đa 1,36%, năm 2026 tối đa 1,26%, năm 2027 tối đa 1,23% tính trên dự toán thu, chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp trừ số chi đóng bảo hiểm y tế của người hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp; bình quân giai đoạn (bao gồm kinh phí thực hiện Nghị định số 178/2024/NĐ-CP) tối đa 1,28%, giảm 0,12% so với bình quân thực hiện giai đoạn 2022-2024. Về mức chi tiền lương, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng cho biết, theo Nghị quyết số 09, tiền lương của biên chế và người lao động làm việc trong hệ thống bảo hiểm xã hội bằng 1,8 lần mức lương cán bộ, công chức, viên chức đến khi cải cách chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW. Theo đó, Bảo hiểm xã hội Việt Nam thuộc đối tượng hưởng cơ chế lương đặc thù. Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép tiền lương đối với biên chế và người lao động làm việc trong hệ thống bảo hiểm xã hội áp dụng bằng tiền lương công chức (gồm 1 lần lương và 25% phụ cấp công vụ, phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung và các phụ cấp khác) cho đến khi thực hiện cải cách chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27. Tổng tiền lương và thu nhập tăng thêm hằng tháng không vượt quá mức tiền lương và thu nhập tăng thêm được hưởng tháng 6/2024 theo Kết luận số 83 và Nghị quyết số 142. Để khuyến khích hệ thống cơ quan bảo hiểm xã hội nâng cao chất lượng thực hiện nhiệm vụ chính trị, hoàn thành tốt việc phát triển đối tượng, Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép sử dụng phần tăng thêm giữa số thu, chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp thực hiện trong năm so với dự toán được giao (ngoại trừ yếu tố khách quan do Nhà nước điều chỉnh chính sách, chế độ) để bổ sung thu nhập, khen thưởng phúc lợi cho biên chế, người lao động theo cơ chế tài chính bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp. Cụ thể, mức trích tối đa vào quỹ bổ sung thu nhập là 1 lần quỹ tiền lương và quỹ khen thưởng, phúc lợi là 3 tháng lương và thu nhập thực tế trong năm.* Tổng số dư các quỹ lũy kế đạt xấp xỉ 1,5 triệu tỷ đồng
Thẩm tra nội dung này, Thường trực Ủy ban Văn hóa và Xã hội đánh giá, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo bảo hiểm xã hội Việt Nam và các cơ quan liên quan thực hiện nghiêm túc quy định về tiết kiệm chi ngay từ khâu xây dựng dự toán, chủ động rà soát, cắt giảm những nhiệm vụ chi chưa thực sự cần thiết, giao dự toán thấp hơn so với Nghị quyết số 09/2021/UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp giai đoạn 2022 – 2024. Một số kết quả tích cực được ghi nhận như tổng chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế giai đoạn 2022 - 2024 là 36.920,9 tỷ đồng, thấp hơn 2.342 tỷ đồng so với dự toán được Thủ tướng Chính phủ giao, giảm 1.661,8 tỷ đồng so với giai đoạn 2019 - 2021. Bảo hiểm xã hội Việt Nam tích cực phối hợp với các bộ, ngành đẩy mạnh việc chi trả chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không dùng tiền mặt (khoảng 81% người thụ hưởng chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp), đã tích hợp tài khoản ứng dụng định danh điện tử (VNeID) với bảo hiểm xã hội số (VssID). Số người tham gia bảo hiểm xã hội tăng bình quân 6,8%/năm (đến cuối năm 2024 đạt 20,1 triệu người, bằng 42,71% lực lượng lao động trong độ tuổi); bảo hiểm thất nghiệp tăng 6,4%/năm (cuối năm 2024 đạt 16,1 triệu người, bằng 34,19% lực lượng lao động trong độ tuổi); bảo hiểm y tế tăng 2,5%/ năm (cuối năm 2024 đạt 95,5 triệu người, tỷ lệ bao phủ 94,29% dân số). Tiền lãi từ hoạt động đầu tư quỹ (trừ chi phí đầu tư tài chính) khoảng 146 nghìn tỷ đồng, tăng 4,9% so với giai đoạn 2019 - 2021. Đến cuối năm 2024, tổng số dư các quỹ lũy kế đạt xấp xỉ 1,5 triệu tỷ đồng. Theo Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Nguyễn Đắc Vinh, Thường trực Ủy ban nhận thấy, mức tỷ lệ phần trăm chi tổ chức và hoạt động bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp so với dự toán thu, chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp do Chính phủ đề xuất giảm đều qua các năm và giảm so với giai đoạn 2022 - 2024. Thường trực Ủy ban cơ bản thống nhất với mức đề xuất này, tuy nhiên, đề nghị Chính phủ lưu ý, dự kiến tỷ lệ mức chi tổ chức và hoạt động bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp tại dự thảo Nghị quyết thấp hơn so với quy định tại Nghị quyết số 09 nhưng tăng về số tuyệt đối so với giai đoạn trước (khoảng 9,4 nghìn tỷ đồng), trong đó chi công tác quản lý người tham gia, thụ hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và thu, chi trả các chế độ tăng 6,6 nghìn tỷ đồng.Do vậy, cần chú trọng đánh giá hiệu quả việc thực hiện cơ chế chi cho tổ chức và hoạt động, trong đó lưu ý việc chi cho các nghiệp vụ chuyên môn như quản lý thu - chi, phát triển đối tượng tham gia và tổ chức các phương thức thực hiện qua hoạt động dịch vụ. Đồng thời, cần từng bước giảm chi qua bên thứ ba như các đại lý bảo hiểm xã hội, bưu điện,... nhằm tăng hiệu quả chi tiêu và giảm chi phí trung gian.
Tỷ lệ chi tổ chức và hoạt động trên tiền sinh lời từ hoạt động đầu tư quỹ có xu hướng tăng. Thường trực Ủy ban đề nghị Chính phủ sớm ban hành Nghị định quy định chi tiết theo quy định tại khoản 4 Điều 122 Luật Bảo hiểm xã hội để tăng cường quản lý, bảo đảm an toàn, bền vững, hiệu quả của quỹ bảo hiểm xã hội. Kết luận nội dung này, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho biết, Thường vụ đánh giá cao nỗ lực và trách nhiệm của Chính phủ, các cơ quan liên quan trong việc thực hiện chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp giai đoạn 2022 – 2024.Tuy nhiên, báo cáo của Chính phủ chưa thể hiện kết quả quyết toán, kiểm toán về chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế trong giai đoạn 2022 - 2024, ý kiến của Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội; đề nghị Chính phủ nghiên cứu bổ sung nội dung này, đồng thời chịu trách nhiệm về các nội dung, tính chính xác của thông tin số liệu trong tờ trình báo cáo của Chính phủ.
Về mức chi tổ chức và hoạt động bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp giai đoạn 2025 – 2027, Thường vụ Quốc hội cơ bản thống nhất với đề xuất của Chính phủ và cơ quan thẩm tra. Tuy nhiên, trong ban hành văn bản hướng dẫn xây dựng dự toán để tổ chức thực hiện, đề nghị loại bỏ các nội dung chi không phù hợp, chưa đúng quy định; đồng thời có giải pháp triệt để tiết kiệm chi. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã biểu quyết thông qua một số nguyên tắc làm căn cứ cho các cơ quan hoàn thiện dự thảo Nghị quyết.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Chỉ trình Quốc hội xem xét những nội dung cấp bách để tháo gỡ vướng mắc
16:58' - 10/07/2025
Chiều 10/7, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc tổng kết Kỳ họp thứ 9 và cho ý kiến bước đầu về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XV.
-
Kinh tế Việt Nam
Phiên họp thứ 47 Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Hoàn thiện thể chế, chính sách phát triển và sử dụng nguồn nhân lực
15:19' - 10/07/2025
Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị làm rõ trách nhiệm của Chính phủ, các bộ, ngành thực hiện nghiên cứu dự báo và hoạch định chính sách; đổi mới công tác dự báo nhu cầu nguồn nhân lực.
-
Kinh tế Việt Nam
Khai mạc Phiên họp thứ 47 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
10:15' - 10/07/2025
Sáng 10/7, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành Phiên họp thứ 47.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN
07:14'
Chiều 11/7, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc tiếp, làm việc với Đoàn doanh nghiệp của Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC) đang thăm và làm việc tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Tăng quyền tự chủ cho đại học quốc gia
21:35' - 11/07/2025
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 201/2025/NĐ-CP ngày 11/7/2025 quy định chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của đại học quốc gia.
-
Kinh tế Việt Nam
Nghị quyết của Quốc hội về chủ trương đầu tư một số dự án quan trọng
21:22' - 11/07/2025
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký chứng thực một số Nghị quyết của Quốc hội về chủ trương đầu tư các dự án quan trọng.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Tĩnh chỉ đạo kiểm tra nội dung TTXVN phản ánh liên quan đến vận tải hàng hóa qua Cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo
21:03' - 11/07/2025
UBND tỉnh Hà Tĩnh có văn bản yêu cầu kiểm tra, xử lý đối với các nội dung phản ánh của Thông tấn xã Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Logistics xanh - Sức bật trong biến động và kết nối
19:26' - 11/07/2025
Việt Nam đang xây dựng nền tảng chính sách vững chắc nhằm thúc đẩy vận tải đa phương thức, chuyển dịch năng lượng xanh
-
Kinh tế Việt Nam
Đại hội đại biểu Đảng bộ Bộ Công Thương lần thứ I khai mạc ngày 15/7
18:42' - 11/07/2025
Đại hội đại biểu Đảng bộ Bộ Công Thương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030 dự kiến diễn ra từ ngày 15-16/7/2025 tại trụ sở Bộ Công Thương - 54 Hai Bà Trưng - Hà Nội.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về tiếp tục xây dựng tổ chức, hoạt động của đơn vị hành chính 2 cấp bảo đảm thông suốt, hiệu quả
18:28' - 11/07/2025
Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú vừa ký ban hành Kết luận về tiếp tục xây dựng tổ chức, hoạt động của đơn vị hành chính 2 cấp bảo đảm thông suốt, hiệu quả.
-
Kinh tế Việt Nam
Nền tảng đưa thương mại Việt Nam - Pakistan phát triển bền vững
17:48' - 11/07/2025
Việt Nam đề nghị Pakistan tạo điều kiện hơn nữa cho doanh nghiệp Việt Nam tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại tại Pakistan, đồng thời mời Pakistan tham dự các sự kiện lớn tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Ngăn gian lận thương mại từ tiêu chí xuất xứ hàng hóa Việt Nam
17:47' - 11/07/2025
Ngày 11/7, tại Hà Nội, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) tổ chức Hội thảo trao đổi tiêu chí xác định xuất xứ Việt Nam đối với hàng hóa lưu thông trong nước.