Du lịch thế giới năm 2022: "Sau cơn mưa trời lại sáng"
* Hơn 2 năm chịu nhiều cú sốc lớn
2020 được cho là năm tồi tệ nhất từng được ghi nhận với ngành du lịch khi lượng khách quốc tế giảm tới 73%.Các lệnh phong tỏa và hạn chế đi lại kéo dài nhằm kiềm chế sự lây lan của đại dịch COVID-19 đã khiến ngành du lịch toàn cầu chịu cú sốc lớn. Các khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất là Đông Bắc Á, Đông Nam Á, châu Đại Dương, Bắc Phi và Nam Á.
Bước sang năm 2021, chiến dịch tiêm vaccine ngừa COVID-19 của các nước đã khiến tỷ lệ tiêm chủng gia tăng, các lệnh hạn chế đi lại cũng dần được nới lỏng. Nhờ đó, ngành du lịch đã phục hồi nhẹ trong nửa cuối năm.
Tuy nhiên, sự xuất hiện và lây lan của biến thể Omicron vào đầu tháng 12/2021 lại tiếp tục khiến ngành du lịch lao đao.
Theo báo cáo mới công bố của Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO), ngành du lịch toàn cầu trong năm 2021 hầu như không có sự cải thiện so với năm 2020, tất cả các chỉ số đều thấp hơn nhiều so với năm 2019, thời điểm trước khi đại dịch diễn ra.Tổng thu nhập trực tiếp của ngành du lịch toàn cầu năm 2021 đã tăng 19% so với năm 2020 lên mức 1.900 tỷ USD nhờ việc du khách có xu hướng chi tiêu nhiều hơn và lưu trú lâu hơn.
Tuy nhiên, con số khiêm tốn này cũng chỉ bằng khoảng 50% so với năm 2019 (khoảng 3.500 tỷ USD). “Đây là một cuộc khủng hoảng mang tính lịch sử trong ngành du lịch toàn cầu nhưng một lần nữa du lịch có khả năng phục hồi khá nhanh. Tôi hy vọng năm 2022 sẽ khởi sắc hơn nhiều so với năm 2021”, Tổng giám đốc UNWTO Zurab Pololikashvili nhận định. Thế nhưng, ngay từ đầu năm 2022, ngành du lịch thế giới lại chịu thêm một cú sốc nữa từ căng thẳng Nga-Ukraine. Tình hình xung đột này có thể cản trở sự phục hồi của ngành du lịch vốn đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch. Hơn 30 quốc gia đã ngừng các đường bay tới Nga và Nga cũng phản ứng tương tự. Điều này lý giải cho việc hủy chuyến bay hoặc chuyển hướng các tuyến hàng không trong tương lai gần.Các chuyên gia trong lĩnh vực du lịch đã cảnh báo việc đóng cửa không phận sẽ có tác động sâu rộng trong dài hạn đối với du lịch quốc tế. Cùng với đó, việc giá dầu thô toàn cầu tăng vọt sẽ khiến chi phí đi lại trở nên đắt đỏ hơn.
Và các doanh nghiệp sẽ bắt buộc cũng như tìm cách chuyển chi phí cao hơn này cho người tiêu dùng. Điều này thể hiện rõ trong tuyên bố gần đây của ông Remco Steenbergen, Giám đốc tài chính tập đoàn hàng không Lufthansa.
Theo ông Steenbergen, hãng hàng không lớn nhất nước Đức cần phải tăng giá vé để bù đắp sự gia tăng giá nhiên liệu và các chi phí khác khi các chuyến bay vòng sẽ tiêu tốn thêm con số hàng triệu euro mỗi tháng.
* Triển vọng tích cực trong năm 2022 Khó khăn là thế, nhưng cùng với sự chuyển đổi từ chính sách “Zero COVID” trong cộng đồng sang chính sách sống chung an toàn với dịch, việc mở cửa cho du lịch và khôi phục ngành du lịch là yêu cầu tất yếu và cấp bách, bởi đây chính là một động lực lớn cho tăng trưởng toàn cầu, qua đó vực dậy nền kinh tế thế giới. Việc các nước bắt đầu nối lại hoạt động du lịch kể từ nửa cuối năm ngoái đã mang lại kết quả khả quan. Nhờ tỷ lệ tiêm vaccine cao, châu Âu là khu vực đi đầu trong việc mở cửa cho du khách quốc tế.Các nước châu Á cũng từng bước thí điểm khôi phục hoạt động ở quy mô nhỏ đối với từng điểm du lịch, tiến tới mở cửa hoàn toàn. Trên cơ sở những kinh nghiệm tích lũy được, sang năm 2022, hầu hết các khu vực đang thúc đẩy mạnh mẽ kế hoạch mở cửa đón du khách quốc tế.
Trong đó, tại Việt Nam, Tổng Cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Trùng Khánh cho biết, việc Chính phủ đồng ý mở cửa hoàn toàn hoạt động du lịch từ ngày 15/3 là cơ hội vàng để Việt Nam lấy lại đà tăng trưởng. Các con số gần đây cho thấy, du lịch Việt có nhiều triển vọng phục hồi khi mở cửa trở lại.
Năm 2021, ngành du lịch Việt Nam đã đón 40 triệu khách du lịch nội địa và kể từ cuối tháng 11/2021, việc triển khai Chương trình thí điểm đón khách du lịch quốc tế đến nay đã thu hút hơn 10.000 lượt khách du lịch quốc tế đến Việt Nam.
Đây là cơ sở để ngành du lịch đặt kỳ vọng khi hoạt động du lịch được mở cửa trở lại hoàn toàn. Việt Nam đặt mục tiêu đón hơn 5 triệu lượt khách quốc tế; 60 triệu lượt khách nội địa và tổng thu từ du lịch đạt khoảng 400.000 tỷ đồng trong năm 2022.Đặc biệt, Việt Nam hiện là 1 trong 10 nước có tỷ lệ tiêm vaccine phòng COVID-19 cao nhất thế giới nên đây là một trong những cơ sở để Việt Nam tự tin mở lại đường bay đến các nước và vùng lãnh thổ.
Về phía khách du lịch, theo Báo cáo xu hướng du lịch toàn cầu năm 2022 mới được công bố gần đây của American Express Travel, mọi người đang mong chờ nhiều chuyến đi hơn để “bù đắp khoảng thời gian đã mất” và dự định chi tiêu nhiều hơn hoặc tương đương cho các chuyến du lịch vào năm 2022 so với một năm điển hình trước đại dịch. Dù thu nhập của nhiều hộ gia đình đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19, nhưng mặt khác, cuộc khủng hoảng này lại giúp một số nhóm người, đặc biệt là những nhà chuyên môn có thể làm việc tại nhà, tiết kiệm được nhiều hơn.Theo báo cáo chung công bố vào tháng 11/2021 của Hội đồng Du lịch và Lữ hành thế giới (WTTC) và trang web Trimp.com, khoảng 70% du khách tại các quốc gia phát triển như Mỹ, Anh, Canada, Nhật, có dự định chi tiêu nhiều hơn cho du lịch trong năm 2022 so với giai đoạn 5 năm vừa qua.
Dữ liệu của HomeToGo cho thấy chi tiêu bình quân cho các đơn đặt dịch vụ trên nền tảng này trong năm 2021 đã tăng 54% so với năm 2019. Đặc biệt, du khách Mỹ hiện có xu hướng tìm kiếm những điểm đến yên tĩnh hơn và xa xỉ hơn dù chuyến đi tốn kém hơn. 32% du khách Mỹ tham gia khảo sát của Expedia cho biết họ sẵn sàng chi nhiều hơn để tới những “điểm đến trong mơ”.Có thể coi việc tăng khả năng chi tiêu là một dấu hiệu tốt do chi phí đi lại đã tăng lên ở một số nơi.
Dù những trở ngại đối với ngành du lịch toàn cầu vẫn còn chồng chất nhưng chính những nỗ lực thích ứng trong thời gian gần đây của các nước đã mang tới những tín hiệu lạc quan, được kỳ vọng sẽ góp phần làm “tan băng”, giúp khôi phục nền kinh tế thế giới trước những tác động to lớn của đại dịch COVID-19 và những “cơn gió ngược” khác./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Hợp tác du lịch giữa 5 địa phương miền Trung với Hải Phòng, Quảng Ninh
21:01' - 03/04/2022
Ngày 3/4, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch 5 địa phương miền Trung gồm: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng tổ chức hội nghị hợp tác phát triển du lịch với Hải Phòng, Quảng Ninh.
-
DN cần biết
Hội chợ Du lịch quốc tế Việt Nam 2022 thu hút 40.000 lượt người dự
19:47' - 03/04/2022
Chiều 3/4, Hội chợ "Du lịch quốc tế Việt Nam - VITM Hà Nội 2022" đã chính thức khép lại với Lễ bế mạc tại Cung Văn hoá hữu nghị Việt – Xô, Hà Nội. Hội chợ đã thu hút trên 40.000 lượt người tham dự.
-
Kinh tế & Xã hội
Xem xét xử phạt vi phạm hành chính Công ty cổ phần Du lịch An Giang
10:49' - 03/04/2022
UBND tỉnh yêu cầu Công ty cổ phần Du lịch An Giang tạm dừng các hoạt động có thu phí tại các điểm tham quan du lịch chưa đủ điều kiện hoạt động.
Tin cùng chuyên mục
-
Thị trường
Lotte Mart giảm giá tới 50% các sản phẩm cho trẻ em
11:32'
Từ ngày 21/05 đến 03/06/2025, siêu thị Lotte Mart triển khai chương trình khuyến mãi “25 triệu trẻ em hôm nay thế giới ngày mai” với 2.500 sản phẩm giảm giá đến 50%.
-
Thị trường
Tăng cường kết nối doanh nghiệp đồ gỗ và nội thất Việt Nam - Ấn Độ
10:50'
Chiều 21/5, Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ tổ chức Hội thảo trực tuyến “Hợp tác Việt Nam - Ấn Độ trong ngành đồ gỗ và nội thất” nhằm thúc đẩy hợp tác thương mại và đầu tư giữa các doanh nghiệp hai nước.
-
Thị trường
VietOffice 2025 hướng đến tiêu chí xanh
13:33' - 21/05/2025
Triển lãm VietOffice 2025 dành sự ưu tiên và chào đón các sản phẩm mới, giải pháp mới có tính đột phá, tân tiến với 150 gian hàng, quy tụ 100 doanh nghiệp đến từ 8 quốc gia và vùng lãnh thổ.
-
Thị trường
Giá thực phẩm tại Canada tiếp tục tăng vượt tốc độ lạm phát chung
10:11' - 21/05/2025
Mặc dù tốc độ lạm phát hàng năm đã hạ nhiệt vào tháng trước, Cơ quan Thống kê Canada cho biết người tiêu dùng vẫn chứng kiến giá thực phẩm tăng với tốc độ nhanh hơn.
-
Thị trường
Sắp diễn ra Hội nghị Phát triển ngành gia cầm Việt Nam theo chuỗi giá trị bền vững
17:48' - 20/05/2025
Ngày 22/5, sẽ diễn ra Hội nghị Phát triển ngành gia cầm Việt Nam theo chuỗi giá trị bền vững. Hội nghị sẽ mổ xẻ các vấn đề nóng của ngành này mà nhà nước, doanh nghiệp, người chăn nuôi rất quan tâm.
-
Thị trường
Thủy sản Việt Nam tìm cách thoát “bẫy phụ thuộc”
08:00' - 20/05/2025
Tái cơ cấu chiến lược tiếp cận thị trường, trọng tâm là đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, đa dạng sản phẩm và nâng cao giá trị gia tăng sẽ giảm thiểu rủi ro và đảm bảo tăng trưởng xuất khẩu ổn định.
-
Thị trường
Thời điểm vàng để kích cầu nội địa
14:00' - 18/05/2025
Kích cầu và thúc đẩy tiêu dùng nội địa được xác định là một trong ba động lực then chốt để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2025.
-
Thị trường
Thị trường thép ASEAN và những thách thức
08:42' - 15/05/2025
Việc Trung Quốc gia tăng xuất khẩu thép sang ASEAN được thể hiện rõ qua số liệu xuất nhập khẩu thép vào khu vực này trong quý I/2025.
-
Thị trường
Cà phê Việt Nam bứt phá từ chất lượng và thị trường xuất khẩu
16:09' - 14/05/2025
Khi giá cà phê liên tục ở mức cao và thị trường xuất khẩu tăng trưởng ấn tượng, ngành hàng cà phê Việt Nam đang bước vào giai đoạn “vàng” để bứt phá.