Dự thảo Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh
Chiều 26/10, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 10, Quốc hội nghe và thảo luận về dự thảo Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh. Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình dự thảo Nghị quyết.
Dự thảo Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh gồm 12 điều, với một số điểm chính quy định tổ chức chính quyền địa phương cấp thành phố gồm Ủy ban nhân dân và Hội đồng nhân dân; tuy nhiên, ở cấp quận và cấp phường chỉ có Ủy ban nhân dân.
Dự thảo quy định điều chuyển các nhiệm vụ của Hội đồng nhân dân quận, phường cho Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố, Ủy ban nhân dân quận, phường để bảo đảm không bỏ sót chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan này.
Chính phủ đề nghị Quốc hội cho áp dụng xây dựng dự thảo nghị quyết theo trình tự, thủ tục rút gọn và bổ sung vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội năm 2020 để ban hành ngay tại Kỳ họp thứ 10. Nếu Nghị quyết được Quốc hội thông qua, sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2021 và tổ chức thực hiện từ ngày 1/7/2021.
Trình bày trước Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân cho biết: Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị loại đặc biệt, có vị trí chính trị quan trọng của cả nước, trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục, đào tạo, khoa học công nghệ, đầu mối giao lưu và hội nhập quốc tế.
Quá trình phát triển, thành phố vẫn chưa phát huy hết tiềm năng của mình do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân là mô hình tổ chức chính quyền địa phương chưa phù hợp với đặc điểm, tính chất của một đô thị loại đặc biệt.
Việc ban hành Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh là cần thiết để tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, năng lực quản lý, điều hành của chính quyền địa phương phù hợp với đặc điểm đô thị và điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân nhấn mạnh.
Trình bày Báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng cho biết: Ủy ban Pháp luật tán thành sự cần thiết ban hành nghị quyết để quy định về tổ chức chính quyền đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của thành phố.
Việc đổi mới mô hình chính quyền đô thị tại Thành phố là vấn đề quan trọng và cấp bách, là yếu tố có thể thúc đẩy, tạo bước chuyển lớn cho sự tăng trưởng kinh tế và phát triển nói chung của thành phố.
Nhấn mạnh dù Nghị quyết của Quốc hội cho phép Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện chính thức hay thí điểm, đều là cơ sở pháp lý cần thiết để thành phố có thể triển khai ngay mô hình chính quyền đô thị từ nhiệm kỳ sắp tới, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng đề nghị Chính phủ cần nghiên cứu, đề xuất cụ thể việc đổi mới tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân thành phố để nâng cao hiệu lực, hiệu quả, bảo đảm thực hiện tốt chức năng đại diện của người dân và việc kiểm soát quyền lực đối với chính quyền ở quận, phường.
Thảo luận trực tuyến về dự thảo Nghị quyết, đại biểu Huỳnh Thành Chung (Bình Phước) cho rằng: Thành phố Hồ Chí Minh được xem là một đại đô thị hết sức năng động của nước ta với hơn 10 triệu người cư trú và khách vãng lai. Thành phố là 1/10 tỉnh, thành trên cả nước thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường và đã có những kết quả tốt.
Việc Hội đồng nhân dân thành phố tiếp quản nhiệm vụ của Hội đồng nhân dân cấp phường, cấp quận vẫn đảm bảo tính hiệu lực, hiệu quả trong cung cấp dịch vụ và giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền lợi của người dân. Những vấn đề của người dân sẽ được chú trọng giải quyết và nâng cao hơn bởi Hội đồng nhân dân cấp thành phố. Qua nghị quyết này, Thành phố sẽ tinh gọn được bộ máy cấp phường, quận.
Cho rằng Thành phố Hồ Chí Minh có mật độ dân số lớn, các vấn đề phát sinh lớn, đòi hỏi phải xử lý nhanh, nếu chậm sẽ gây thiệt hại cho người dân và nền kinh tế, khi thực hiện mô hình chính quyền đô thị giúp cho quyết định nhanh hơn, đại biểu Nguyễn Thiện Nhân (Thành phố Hồ Chí Minh) cho biết, Thành phố đã có hơn 6 năm thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân ở 24 quận, huyện; 259 phường, xã, nên những vấn đề lo lắng có thể phát sinh thì thực tế chứng minh không phát sinh vấn đề lớn. Thành phố theo kinh nghiệm Trung ương hướng dẫn, có đủ năng lực để khắc phục.
Cũng theo đại biểu Nguyễn Thiện Nhân, Thành phố đã có phương thức thực hiện đô thị thông minh. Thông qua điện thoại di động, nhắn tin, email, người dân có thể báo cho chính quyền các cấp xử lý các vấn đề hàng ngày liên quan đến người dân.
“Mỗi quận, huyện tiếp thu mỗi tháng hàng nghìn thông tin như vậy”, đại biểu cho biết./.
>>Tham nhũng có chiều hướng thuyên giảm, nhưng có biểu hiện tinh vi hơn
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội: Làm rõ trách nhiệm chi trả đền bù cho người dân Nam Sơn
13:16' - 26/10/2020
Trao đổi về việc chi trả đền bù cho người dân bãi rác Nam Sơn, đại biểu Trần Thị Quốc Khánh (Đoàn thành phố Hà Nội)đề nghị làm rõ trách nhiệm của các ngành, cấp trong công tác giải quyết vấn đề này.
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội: Số tiền thu hồi từ các vụ án kinh tế, tham nhũng còn “khiêm tốn”
12:12' - 26/10/2020
Đối với các khoản bị chiếm đoạt trong vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế, số tiền thu được hơn 15.417 tỷ đồng, chỉ đạt tỷ lệ 38,43%. Con số này được cho là rất “khiêm tốn”.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Điều phối, liên kết vùng Nam Phú Yên – Bắc Khánh Hòa
21:59' - 06/07/2022
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành yêu cầu MPI khẩn trương trình Thủ tướng Chính phủ thành lập, ban hành quy chế hoạt động của Hội đồng điều phối vùng kinh tế - xã hội Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung.
-
Kinh tế Việt Nam
Cắt giảm, đơn giản hóa quy định 10 ngành nghề kinh doanh liên quan đến giáo dục
21:52' - 06/07/2022
Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong 10 ngành nghề kinh doanh.
-
Kinh tế Việt Nam
Lập dự án khôi phục đường sắt Tháp Chàm - Đà Lạt theo hình thức PPP
21:39' - 06/07/2022
Bộ Giao thông Vận tải vừa có văn bản chấp thuận giao nhà đầu tư chủ trì lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án khôi phục tuyến đường sắt Tháp Chàm - Đà Lạt theo phương thức PPP (hợp tác công tư).
-
Kinh tế Việt Nam
Kiểm soát đầu mối giao thông chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả
21:34' - 06/07/2022
Bộ Giao thông Vận tải vừa có văn bản gửi các cơ quan, đơn vị trực thuộc và Sở GTVT các địa phương về việc tiếp tục tăng cường công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
-
Kinh tế Việt Nam
Phê chuẩn miễn nhiệm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên
21:20' - 06/07/2022
Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh vừa ký Quyết định số 798/QĐ-TTg ngày 6/7/2022 phê chuẩn miễn nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên nhiệm kỳ 2021 - 2026.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Tài chính cùng bàn cách gỡ vướng mua sắm thuốc, vật tư y tế
20:21' - 06/07/2022
Chiều 6/7, Bộ Tài chính đã làm việc với Bộ Y tế, các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Y tế; Bảo hiểm xã hội Việt Nam; một số bệnh viện Trung ương, địa phương bàn cách gỡ vướng mua sắm thuốc, vật tư y tế
-
Kinh tế Việt Nam
Tận dụng hiệu quả Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á - Âu
20:03' - 06/07/2022
Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành hai bên sớm tháo gỡ khó khăn trong lĩnh vực thương mại, đầu tư, vận tải…,tận dụng hiệu quả Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á - Âu.
-
Kinh tế Việt Nam
Hỗ trợ lãi suất 2%: Đảm bảo thực hiện đúng quy định, đối tượng, mục đích
20:02' - 06/07/2022
Việc triển khai chính sách phải đảm bảo nguyên tắc công bằng, công khai, minh bạch, xác định đúng đối tượng cần hỗ trợ, tạo điều kiện tối đa cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội ra nghị quyết về mức trần học phí với cơ sở giáo dục công lập chất lượng cao
19:12' - 06/07/2022
Chiều 6/7, các đại biểu HĐND TP Hà Nội đã nhất trí thông qua nghị quyết quy định về mức trần học phí đối với cơ sở giáo dục công lập chất lượng cao trên địa bàn Thủ đô năm học 2022-2023.