Dù vất vả nhưng nếu đồng lòng, Việt Nam sẽ chiến thắng dịch bệnh
Tại cuộc họp, các bộ, ngành, địa phương đã thảo luận, góp ý dự thảo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới; nêu rõ sự cần thiết phải ban hành Chỉ thị mới, đồng thời góp ý một số nội dung cụ thể để hoàn thiện dự thảo.
Tiếp tục thực hiện nghiêm các chỉ đạo
Kết luận hội nghị, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định: Dịch COVID-19 chắc chắn còn kéo dài, dù sẽ có từng nơi, từng thời điểm lắng xuống nhưng chỉ tới khi nào có thuốc đặc trị hoặc có vaccine mới có thể coi là cơ bản hết dịch.
Thời gian đó chắc chắn không tính bằng tuần, phải tính ít nhất bằng tháng.Vì vậy, cả nước phải tiếp tục chống dịch, tuyệt đối không được chủ quan, không để dịch lan rộng nhưng đồng thời cũng phải ổn định để phát triển kinh tế.
Quá trình thực hiện mục tiêu kép vẫn phải quán triệt tuyệt đối việc kiểm soát được dịch bệnh, không để lây lan, để tử vong.
Ở một nước đang phát triển như Việt Nam, nếu để nhiều người lây nhiễm như một số nước, chắc chắn tỷ lệ tử vong sẽ cao hơn.
Hiện chỉ có một số bệnh nhân nặng, các chuyên gia hàng đầu đều dồn trí lực, sức lực cứu chữa.
Trên thế giới, rất nhiều nước có nền y tế phát triển hơn Việt Nam, giàu có hơn Việt Nam nhưng có tới hàng chục ngàn, hàng trăm ngàn người nhiễm bệnh và hàng ngàn, hàng chục ngàn người tử vong, dẫn đến không chỉ thiệt hại về tính mạng con người, về xã hội, thiệt hại kinh tế cũng lớn hơn rất nhiều.
Do đó, Việt Nam vẫn phải quán triệt mục tiêu kép đồng thời hướng tới kiểm soát dịch bệnh, tiến tới chung sống an toàn, thúc đẩy sự điều chỉnh tích cực của xã hội.
Kiểm soát được dịch bệnh ở đây cần đặt trong bối cảnh dịch bệnh còn kéo dài và hoàn toàn có thể sẽ có những ca bệnh mới.
Vấn đề là cần kiểm soát được ngay, không để lây lan rộng, thành những ổ dịch lớn, vượt khả năng kiểm soát, điều trị của nước ta.
Vì vậy, toàn dân phải tiếp tục kiên định, quyết liệt tiếp tục thực hiện thật nghiêm, thật tốt Lời kêu gọi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ, Thường trực Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, hướng dẫn của Bộ Y tế; luôn bám sát nguyên tắc "Ngăn chặn – Phát hiện – Cách ly – Khoanh vùng – Dập dịch" - Phó Thủ tướng nói.
Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, đối với biện pháp đầu tiên: Ngăn chặn, cần tiếp tục kiểm soát chặt chẽ việc xuất, nhập cảnh ở đường hàng không, đường thủy, đường bộ.
Tuy nhiên, kiểm soát chặt chẽ không đơn giản là đóng hết; vẫn phải tiếp nhận người nhập cảnh vì mục đích ngoại giao, công vụ và thực hiện các dự án lớn, hợp tác đầu tư, sản xuất kinh doanh và những người Việt Nam có nguyện vọng chính đáng từ nước ngoài về.
Tinh thần chung là phải kiểm soát chặt chẽ để chủ động điều phối, đảm bảo an toàn. Không chỉ lực lượng Công an, Biên phòng, chính quyền các địa phương phải vào cuộc, sát sao tới từng doanh nghiệp, từng cơ sở cách ly, từng cơ sở điều trị sao cho việc nhập cảnh, cách ly, theo dõi y tế từ sức khỏe, đi lại, ăn ở, làm việc, tiếp xúc được tuyệt đối an toàn.
Điều quan trọng nhất khi phát hiện ra người mắc bệnh là cần lập tức tiến hành điều tra dịch tễ, xác định cách ly và khoanh vùng ngay.
Đây là năng lực rất quan trọng với các địa phương, nhất là những địa phương chưa có người nhiễm bệnh.
Việt Nam đã trải qua mấy tháng chống dịch, các tổ chức, cá nhân đã hiểu hơn về dịch bệnh, cơ chế lây nhiễm, biện pháp phòng dịch.
Năng lực đảm bảo từ khẩu trang, sinh phẩm xét nghiệm tới đội ngũ đã được nâng lên. Có thể nói, mức độ sẵn sàng của cả hệ thống, của cộng đồng đã được nâng cao rất nhiều.
Tinh thần cơ bản trong thời gian tới là cần có giải pháp phù hợp với từng địa bàn, từng nhóm đối tượng, từng nhóm ngành nghề để đảm bảo vừa kiểm soát được dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội.
Việt Nam đã hình thành được mô hình dự báo nguy cơ theo địa bàn từng tỉnh, thành phố để phân ra làm 3 nhóm: Nguy cơ cao, có nguy cơ và nguy cơ thấp. Mức độ nguy cơ được xác định thông qua các nhóm chỉ số có tính khách quan (như giao thông, mật độ dân cư, giao lưu quốc tế)… và nhóm chỉ số có tính chủ quan (như năng lực tổ chức thực hiện các Chỉ thị của Đảng, chính quyền, hướng dẫn của ngành Y tế; năng lực sẵn sàng phát hiện, rà soát khi có người mắc, nghi mắc; năng lực của y tế cơ sở trong quản lý sức khỏe, thăm khám tại nhà nhất là với nhóm người cao tuổi người có bệnh nền...).
Phó Thủ tướng nhấn mạnh: Phải tiếp tục chia được nhóm đến cấp huyện, cấp xã, thậm chí đến cấp thôn… để có thể điều hành sát sao, linh hoạt, kịp thời và trên hết là hiệu quả hơn trong thực hiện mục tiêu kép. Vì vậy, các địa phương phải có bộ phận cập nhật số liệu, theo dõi hàng ngày.
Chung sống và bảo đảm các nguyên tắc về an toàn, không chủ quan
Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, do dịch COVID -19 còn dài nên cần xác định chung sống nhưng nhất thiết phải đảm bảo an toàn, tuyệt đối không được chủ quan.
Muốn chung sống an toàn, cần hiểu về dịch bệnh này, sự nguy hiểm và cơ chế lây lan, từ đó quán triệt thực hiện thật tốt tất cả các quy định, hướng dẫn liên quan đến cơ chế lây lan của virus SARS-CoV-2.
Cụ thể như: Người dân cần đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà, giữ khoảng cách, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, dung dịch sát khuẩn, không tập trung đông người…
Những giải pháp này hết sức quan trọng vì cơ chế lây lan của virus chủ yếu qua đường giọt bắn từ nước bọt hoặc trực tiếp vào mắt, mũi, miệng người tiếp xúc gần hoặc nước bọt dính trên bề mặt rồi dính vào tay, từ tay lên miệng, mũi, mắt.
Chung sống an toàn phải đi vào từng lĩnh vực cụ thể. Đầu tiên, trong lĩnh vực chăm sóc và bảo vệ sức khỏe, mỗi người cần lưu ý từ việc ăn, ở hợp vệ sinh, lau chùi, giữ nhà cửa thông thoáng, luyện tập thể dục thể thao, tinh thần… đến việc đảm bảo an toàn trong khám chữa bệnh.
Người dân chỉ tới cơ sở y tế khám, chữa bệnh khi thực sự cần thiết, sau khi đã liên hệ với bác sĩ hoặc cơ sở y tế.
Các cơ sở y tế phải quán triệt tinh thần coi người đến khám là người có nguy cơ lây nhiễm (F1) để có giải pháp đảm bảo an toàn cho người khám, người tới khám và tất cả mọi bệnh nhân, nhân viên trong cơ sở y tế.
Điểm thứ hai là học tập an toàn. Bộ Giáo dục và Đào tạo, các địa phương cần chuẩn bị kỹ lưỡng việc học tập an toàn với các giải pháp rất cụ thể cho từng vùng, từng cấp học, từng loại hình trường lớp.
Mấy tháng qua, Bộ đã có các hướng dẫn, chuẩn bị, hiện giờ cần rà soát, bổ sung, thực hiện phù hợp để khi dịch bệnh kiểm soát, để an toàn khi đi học trở lại.
Thứ ba là đi lại phải an toàn. Người dân cần hạn chế ra ngoài, đi lại khi không thật sự cần thiết nhưng khi cần thiết phải đi lại phải an toàn.
Cần có quy định thật cụ thể khi sử dụng phương tiện giao thông công cộng từ máy bay, tàu hỏa, tàu thủy, xe khách tới taxi, xe ôm...
Thứ tư là sản xuất, kinh doanh an toàn. Từ nhà máy, xí nghiệp lớn tới các tổ hợp tác, các cơ sở sản xuất kinh doanh gia đình, nhỏ lẻ, lao động tự do đều phải có các hướng dẫn rất cụ thể ở từng địa phương.
Đặc biệt, đối với các hộ kinh doanh cá thể, người hành nghề tự do cần có quy định hướng dẫn kể cả khi cầm tiền, thanh toán… thế nào cho an toàn.
Thứ năm là các hoạt động của các cơ quan công quyền an toàn; đặc biệt, việc tổ chức các sự kiện cần có nhiều người tham gia phải có phương án thật chi tiết đảm bảo đúng các hướng dẫn về phòng dịch.
Thứ sáu là sinh hoạt vui chơi, văn hóa, thể thao, du lịch: Trước mắt chúng ta chưa cho phép tập trung đông người.
Các hoạt động bắt buộc phải làm như hiếu, hỉ cần tuân thủ quy định về số người tham gia cùng các biện pháp đảm bảo an toàn.
Các cơ sở lưu trú không chỉ phải đáp ứng các yêu cầu về y tế thuần túy mà cả các yêu cầu về khai báo lưu trú… đáp ứng yêu cầu chống dịch.
Ngành Văn hóa, thể thao, du lịch cần chủ động hoàn thiện các quy định, hướng dẫn để sẵn sàng khi tình hình dịch được kiểm soát tốt sẽ từng bước mở lại các hoạt động trên tinh thần phải đảm bảo an toàn.
Tinh thần chung là phải chung sống an toàn trên từng lĩnh vực, từng ngõ ngách, từng cấp độ nhưng tuyệt đối không chủ quan - Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Cần những thay đổi tích cực
Phó Thủ tướng cho rằng Việt Nam hiện đã, đang có những điều chỉnh, thay đổi ở các cấp độ, lĩnh vực đời sống xã hội, từ trong các cơ quan Đảng, công quyền ra ngoài xã hội; từ cấp độ toàn xã hội đến tập thể nhỏ, gia đình, cá nhân.
Điều dễ nhận thấy trong phòng, chống dịch thời gian qua, bên cạnh những vất vả trong công tác phòng, chống dịch, nhiều thay đổi tích cực đã diễn ra, mang lại những hiệu quả và cả những giá trị rất đáng trân trọng.
Đó là lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, tinh thần dân tộc, ý thức cộng đồng, cống hiến, hy sinh, tương trợ lẫn nhau… đã được khơi dậy, nhân lên.
Đó là hình ảnh, uy tín của hệ thống chính trị, của đất nước trong kiểm soát dịch bệnh, trong hợp tác quốc tế; đặc biệt dù còn nghèo, Việt Nam cũng sẵn sàng chia sẻ, hợp tác, hỗ trợ các nước.
Thời gian tới, cần tiếp tục đề cao tinh thần kỷ luật, kỷ cương, ý thức trách nhiệm của mỗi tổ chức, cá nhân. Bên cạnh những gói hỗ trợ của nhà nước, cần tiếp tục khơi dậy, nhân lên mạnh mẽ truyền thống tương thân tương ái.
Đặc biệt, cần thúc đẩy những thay đổi tích cực đã được nhận ra từ lâu và cũng đã có thay đổi nhưng chậm khi không có dịch nhưng trong điều kiện dịch bệnh đã thay đổi nhanh hơn, tích cực hơn.
Trước hết, là các giải pháp thực hiện chuyển đổi số để tận dụng thời cơ của thời đại số hóa, của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Từ việc hội họp trực tuyến, dịch vụ công trực tuyến, học trực tuyến đến tư vấn khám bệnh trực tuyến, thanh toán điện tử... sẽ được thúc đẩy mạnh mẽ hơn.
Hay, lâu nay người Việt rất khó hình thành thói quen cập nhật, ý thức chia sẻ dữ liệu nhưng tới đây phải tiếp tục làm mạnh.
Bên cạnh đó, trong cuộc sống, trong sinh hoạt có rất nhiều lề thói, phong tục không còn phù hợp dù đã cố gắng yêu cầu, kêu gọi thay đổi nhưng vẫn còn chậm, như: chen lấn, không xếp hàng, ồn ào nơi công cộng; tình trạng xô bồ, thiếu văn minh, không đúng với các lễ tiết tôn giáo, tín ngưỡng, truyền thống ở các lễ hội...
Thậm chí, không ít thói quen có tính gia đình, cá nhân cũng nên được thay đổi, như: bắt tay nhau khi đang ăn uống, dùng chung bát, đĩa… không phù hợp với nếp sống văn minh, hiện đại.
Chính trong lúc dịch bệnh này, cần bình tĩnh nhìn lại để thúc đẩy những điều chỉnh tích cực ở mọi tầng, từng nấc, từng quy mô từ trong cơ quan công quyền ra doanh nghiệp, cộng đồng; từ quy mô toàn xã hội, tập thể, gia đình tới từng cá nhân.
Kiểm soát được dịch bệnh, chung sống an toàn, điều chỉnh tích cực - làm được điều này, Việt Nam sẽ chống dịch thành công, vẫn phát triển kinh tế-xã hội trong điều kiện có dịch bệnh, đồng thời thúc đẩy những sự thay đổi, sự điều chỉnh tích cực, nhanh hơn theo hướng đúng đắn.
Mong rằng các bộ ngành, địa phương cùng nhau thống nhất hành động. Mặc dù còn khó khăn, vất vả nhưng chắc chắn sẽ thành công - Phó Thủ tướng đúc kết./.
Tin liên quan
-
Tin ảnh
“Cây ATM” gạo - sáng kiến độc đáo trong mùa dịch COVID-19 ở Việt Nam
09:20' - 17/04/2020
Dịch COVID-19 khiến nhiều người yếu thế đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội lâm vào hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn. Việc ra đời các "ATM gạo" này, phần nào giúp họ vượt qua khó khăn đó.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam có 177/268 bệnh nhân mắc COVID-19 được công bố khỏi bệnh
19:23' - 16/04/2020
Việt Nam đã có tổng số 177/268 bệnh nhân mắc COVID-19 được công bố khỏi bệnh. 91 bệnh nhân còn lại đang được điều trị tại các cơ sở khám chữa bệnh.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam – Bí quyết thành công của một chiến lược chi phí thấp
15:58' - 15/04/2020
Trang Asialyst, báo mạng chuyên về châu Á của Pháp, mới đây đăng bài cho rằng Việt Nam đã tạo nhiều ngạc nhiên khi là nước chỉ chịu tác động “nhẹ” của dịch COVID-19.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội chủ trì Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW
20:42' - 25/11/2024
Chiều tối 25/11, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn - Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”
20:41' - 25/11/2024
Giáo sư, Tiến sỹ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
-
Kinh tế Việt Nam
Phân công thành viên Tổ công tác tháo gỡ vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai
20:27' - 25/11/2024
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 128/QĐ-TCT ngày 25/11/2024 về phân công thành viên Tổ công tác tháo gỡ vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Tập đoàn Ericsson
19:46' - 25/11/2024
Chiều 25/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Borje Ekholm, Chủ tịch, Tổng Giám đốc Tập đoàn Ericsson (Thụy Điển) đang có chuyến thăm, làm việc tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Tổng thống Bulgari Rumen Radev
19:40' - 25/11/2024
Chiều 25/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Tổng thống Bulgaria Rumen Radev nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Tạo hành lang pháp lý mạnh mẽ cho hoạt động quảng cáo trên mạng internet
19:18' - 25/11/2024
Chiều 25/11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh quản lý nhà nước về thương mại điện tử
17:52' - 25/11/2024
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 119/CĐ-TTg ngày 25/11/2024 yêu cầu một số bộ liên quan và các địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử.
-
Kinh tế Việt Nam
Quảng bá du lịch nông nghiệp, nông thôn Việt Nam
17:41' - 25/11/2024
Dưới bàn tay khéo léo của các nghệ nhân tại các làng nghề trong cả nước đã sáng tạo nên nhiều sản phẩm OCOP, sản phẩm thủ công truyền thống, góp phần quảng bá du lịch nông nghiệp, nông thôn Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Điều chỉnh quy định chữa bệnh thông tuyến trong khám bảo hiểm y tế
17:24' - 25/11/2024
Chính phủ đang trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế nhằm bảo đảm đồng bộ với Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023.