Việt Nam – Bí quyết thành công của một chiến lược chi phí thấp
Đâu là lý do Việt Nam thành công chống dịch bệnh, trong khi hệ thống y tế không tốt bằng các nước như Pháp, Anh, Mỹ, phương tiện tài chính lại hạn hẹp so với các nước đã phát triển?
Trong bài viết, chuyên gia người Pháp Jean-Raphaël Chaponnière đã ca ngợi Việt Nam là một điển hình thành công của một chiến lược chống dịch “chi phí thấp” và đã nêu lên một số yếu tố được ông cho là bí quyết giúp Việt Nam chống dịch có hiệu quả.
Theo tác giả, quy mô dịch bệnh tại Việt Nam thấp một cách đáng ngạc nhiên khi đất nước có 96 triệu dân này không đầu tư nhiều vào y tế.
Ông nêu ví dụ tại Thành phố Hồ Chí Minh, chỉ có 900 giường bệnh được trang bị các phương tiện điều trị đặc biệt, với tỷ lệ chỉ là 1 giường bệnh cho mỗi 9.000 dân.
Giải thích về quy mô hạn chế của dịch COVID-19 tại Việt Nam, chuyên gia Chaponnière nêu bật vai trò năng động của Chính phủ Việt Nam khi đã lập tức có phản ứng quyết liệt ngay khi có những ca đầu tiên ở thành phố Vũ Hán của Trung Quốc.
Ông cho rằng Việt Nam đã đúc rút được bài học kinh nghiệm từ khi phải ứng phó Hội chứng Viêm đường hô hấp cấp SARS vào năm 2003, cụ thể là nhanh chóng cách ly tất cả những người nhiễm bệnh, qua đó ngăn chặn được dịch bệnh. Thành công của Việt Nam vào thời điểm đó đã được một bài báo khoa học nêu thành điển hình.
Với dịch COVID-19 hiện nay, ngay khi dịch bệnh bùng phát ở Vũ Hán vào tháng 12/2019 và xuất hiện ca bệnh đầu tiên ở Việt Nam ngày 23/1, Việt Nam đã quyết định đình chỉ tất cả các chuyến bay giữa Việt Nam và Trung Quốc từ ngày 1/2, đóng cửa biên giới trên bộ với Trung Quốc và cho học sinh tiếp tục nghỉ học sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán.
Theo ông Chaponnière, 30 năm chiến tranh (1945-1975) cũng rèn luyện khả năng huy động toàn xã hội Việt Nam. Sinh viên y khoa, bác sĩ và y tá đã nghỉ hưu đã được nhà nước kêu gọi tham gia chống đại dịch COVID-19.
Trong cuộc chiến chống COVID-19, Việt Nam đã ưu tiên cho một chiến lược “chi phí thấp”, bằng cách truy tìm một cách có hệ thống những ai đã tiếp xúc với bệnh nhân bị phát hiện cho đến lớp thứ 4 (F4) và tiến hành cách ly toàn bộ những người này để kiểm soát nguy cơ lây nhiễm.
Việt Nam đã có thể dễ dàng thực hiện chiến lược này nhờ vào cách tổ chức và giám sát xã hội, trên nền tảng các tổ dân phố, gồm khoảng 200 dân, đứng đầu là một tổ trưởng. Vai trò của những người này không chỉ là nắm bắt cộng đồng nơi họ sống, cảnh báo về những nguy cơ, còn là khuyên nhủ và làm trung gian hòa giải.
Chuyên gia Chaponnière nhấn mạnh mặc dù là quốc gia có chung đường biên giới hơn 1.000 km với Trung Quốc - nơi khởi phát dịch COVID-19, đồng thời là một trong số những quốc gia đầu tiên bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh này, nhưng tỷ lệ lây nhiễm ở Việt Nam lại thấp hơn bất kỳ nơi nào khác trên thế giới.
Đây là một thành công lớn khi điều kiện tài chính của Việt Nam hạn hẹp hơn nhiều so với các nước phát triển./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Mô hình chống dịch của Việt Nam được quốc tế đánh giá cao
10:03' - 15/04/2020
Những nỗ lực không ngừng nghỉ của Chính phủ và người dân Việt Nam chung tay đẩy lùi dịch COVID-19 trong thời gian qua đã thu hút sự quan tâm của giới chuyên gia và truyền thông quốc tế.
-
Kinh tế & Xã hội
Bộ Ngoại giao Đức ghi nhận sự hỗ trợ của chính phủ và nhân dân Việt Nam
09:20' - 15/04/2020
Ngày 14/4, Bộ Ngoại giao Đức đã ghi nhận và ca ngợi quan hệ hữu nghị hai nước Đức-Việt Nam trong cuộc khủng hoảng đại dịch COVID-19.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng Thư ký ASEAN đánh giá cao Việt Nam dẫn dắt khu vực ứng phó đại dịch COVID-19
21:08' - 14/04/2020
Tổng Thư ký ASEAN cũng cho rằng hai Hội nghị cấp cao đặc biệt đã tái khẳng định sự cần thiết của một kế hoạch phục hồi sau đại dịch.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Tạo thuận lợi cho việc phân cấp, phân quyền
19:06'
Chiều 29/11, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế Việt Nam qua góc nhìn quốc tế: Con đường dẫn đến tương lai thu nhập cao
18:51'
Theo chuyên gia, Việt Nam cần giải quyết những điểm nghẽn về hạ tầng, nguồn nhân lực và tăng cường chuyển đổi xanh để duy trì sức hút đối với dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
-
Kinh tế Việt Nam
Công bố Top 10 công ty uy tín ngành logistics năm 2024
17:46'
Khảo sát của Vietnam Report cho thấy cộng đồng doanh nghiệp logistics lạc quan về triển vọng năm 2025, tiếp tục đà phục hồi trong năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Đầu tư công (sửa đổi): Gỡ những ách tắc tồn tại trong thời gian dài
17:07'
Sửa luật lần này được thực hiện kỹ càng, tiếp thu hầu hết ý kiến của các tỉnh, thành phố, đáng chú ý là việc đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho địa phương, từ đó tháo gỡ được những ách tắc, khó khăn
-
Kinh tế Việt Nam
Giải pháp cắt giảm phát thải và sản xuất bền vững cho ngành gỗ
16:47'
Tín hiệu tích cực là trong ngành gỗ, nhiều doanh nghiệp đã chủ động triển khai kiểm kê khí nhà kính để sẵn sàng đáp ứng các tiêu chuẩn về môi trường trong ESG, hướng tới phát triển bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Phát triển điện hạt nhân: Đảm bảo nhiệm vụ kép
16:44'
Chính phủ nhận định việc phát triển nguồn điện hạt nhân ở Việt Nam mang lại nhiều tác dụng, giúp đa dạng hóa nguồn cung cấp điện, bảo đảm an ninh năng lượng.
-
Kinh tế Việt Nam
Cơ hội kết nối công nghệ số giữa các tỉnh vùng Tây Nguyên và Tp. Hồ Chí Minh
16:33'
Ngày 29/11, UBND Tp. Hồ Chí Minh phối hợp cùng UBND tỉnh Kon Tum tổ chức Hội thảo “Chuyển đổi số trong nông nghiệp – cơ hội kết nối công nghệ giữa Tây Nguyên và Tp. Hồ Chí Minh”.
-
Kinh tế Việt Nam
Nâng tầm hợp tác giữa Tp. Hồ Chí Minh với các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long
16:12'
Tiềm năng hợp tác giữa thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long là rất lớn và các địa phương cũng kỳ vọng rất nhiều.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất chính sách tài chính tạo động lực tăng trưởng mới cho kinh tế Việt Nam
16:11'
Sau gần 40 năm thực hiện công cuộc đổi mới, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, tạo nền tảng vững chắc để thúc đẩy sự phát triển bứt phá trong giai đoạn tới.