Đưa công nghệ mới vào khai thác than hầm lò
Khai thác ngày càng xuống sâu, nguy cơ về bục nước, khí, hệ số bóc đất, cung độ vận tải, các loại thuế, phí tăng… dẫn đến giá thành sản xuất than tăng cao, trong khi giá than, khoáng sản trên thị trường giảm mạnh là những khó khăn đối với ngành than hiện nay.
Ứng phó với điều này, Công ty Than Thống Nhất thuộc Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV - Tp. Cẩm Phả, Quảng Ninh) đã tập trung đổi mới khoa học công nghệ để phù hợp với điều kiện thực tế, đảm bảo năng suất lao động, giữ chân thợ lò và an toàn lao động trong khai thác than hầm lò khi ngày càng xuống sâu.
Vừa tan ca sau đêm lao động mệt nhọc, đưa tay quệt những giọt mồ hôi lẫn bụi than trên trán, anh Hoàng Phó Vấn, công nhân phân xưởng khai thác 6 của công ty cho biết, điều kiện khai thác hiện nay của công nhân mỏ đã được công ty cũng như Tập đoàn TKV đầu tư cải thiện rất nhiều so với trước đây, giúp công nhân đỡ vất vả và an toàn hơn nhiều.
Cụ thể là việc đưa giá thủy lực vào khai thác. Công nghệ này giúp cho việc khai thác của đơn vị rất ổn định và giúp công nhân tránh được áp lực cao ở gương lò và nóc lò chợ gây mất an toàn. Đơn vị anh đang tiếp quản loại giá ZH với công nghệ hiện đại. Sau khi bắn mìn, tải than ra, công nhân dùng cần điều khiển di giá vào đường lò mới.
“Vì là giá đỡ thủy lực có cần điều khiển nên công nhân có thể rút cột và chốt hãm bên trên chứ không phải dùng tay như trước đây. Điều này giúp cho hệ số an toàn của công nhân rất cao và đồng thời, giúp tăng năng suất lao động với lượng than khai thác tăng gấp 3 lần so với khi sử dụng giá đỡ hầm lò đơn truyền thống.” - anh Vấn nói.
Theo Phó Giám đốc Công ty Nguyễn Mạnh Toán, với mục tiêu vừa bảo đảm an toàn sản xuất, vừa nâng cao sản lượng khai thác than, công ty đã đầu tư, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, từng bước đưa công nghệ mới vào khai thác than hầm lò.
Theo đó, công ty đã thay thế toàn bộ giá đỡ hầm lò đơn truyền thống sang công nghệ giá thủy lực di động ở tất cả 12 lò chợ với tổng đầu tư trên 2 tỷ đồng. Với công nghệ chống này, năng suất lao động bình quân của người lao động đã tăng đáng kể so với công nghệ cũ, đặc biệt, hệ số an toàn cũng được nâng lên rõ rệt. Hiệu quả sản xuất của công nhân cũng được nâng lên.
Trước đây mỗi lò chợ bình quân chỉ khai thác được từ 130.000-160.000 tấn than/năm. Nhưng từ khi đưa hệ thống giá thủy lực vào khai thác, năng suất của mỗi lò chợ đã đạt 243.000 tấn/năm.
Thu nhập thợ lò cũng từ đó tăng lên, bình quân đạt 11 triệu đồng/người (cao hơn mức bình quân chung của Tập đoàn hơn 2 triệu đồng/tháng); cá biệt có thợ lò đạt thu nhập cao kỷ lục là 26 triệu đồng/người.
Tuy nhiên, theo Phó Giám đốc Công ty Nguyễn Mạnh Toán, với những giá đỡ thủy lực di động đã hỏng sẽ phải bỏ đi và nếu đầu tư mua mới sẽ rất tốn kém. Để tiết kiệm chi phí sản xuất, công ty khuyến khích xưởng cơ điện, bộ phận thủy lực nghiên cứu và sửa chữa lại các loại giá này. Nhờ đó, đã tiết kiệm cho công ty hàng tỷ đồng nếu như phải tái đầu tư mua sắm mới.
Ngoài ra, trong công tác đào lò, một số đường lò có khả năng thi công bằng máy xúc, công ty đã chủ động chọn tiết diện và vận tải phù hợp để đưa máy xúc vào một số gương lò hoạt động nhằm tăng tốc độ đào lò, nâng cao năng suất lao động và giảm sức lao động bằng cơ bắp cho công nhân.
Đồng thời, lắp đặt các trạm khí nén cố định có năng suất lưu lượng khí nén cao ở khu vực sản xuất cũng như bổ sung các thiết bị khai thác có tính năng kỹ thuật cao, phù hợp điều kiện khai thác than hầm lò ở độ sâu như máy khấu than combai, xe khoan tự hành, vận chuyển than bằng băng tải.
Để bảo đảm an toàn cho người lao động trong quá trình sản xuất, công ty cũng đưa công nghệ thông tin liên lạc vào trong hầm lò và trang bị hệ thống dẫn hướng bằng laze thay cho máy thủy chuẩn, vừa thuận lợi cho công tác chỉ đạo, điều hành sát, đúng, bảo đảm chính xác cao trong kỹ thuật, vừa giảm thiểu các chi phí phát sinh.
Hiện nay, công ty đầu tư hệ thống kiểm soát khí mỏ bằng máy đo quang học; trang bị máy đo khí cho tất cả các công trường. Toàn bộ các khai trường của công ty đều được trang bị hệ thống camera giám sát mọi hoạt động của công nhân trong hầm lò.
Mới đây, công ty cho triển khai thêm hệ thống định vị nhân sự để có thể xác định vị trí của từng công nhân trong suốt quá trình làm việc, đáp ứng việc cứu hộ một cách nhanh chóng, hiệu quả nhất trong trường hợp xảy ra sự cố.
Công ty cũng giám sát quản lý tốt công tác thông gió, thoát nước, khoan thăm dò và phòng ngừa sự cố bục nước trong hầm lò; xây dựng phương án sửa chữa, thay mới các hạng mục công trình phục vụ công tác thông gió, thoát nước, chống ngập úng mỏ.
Bên cạnh đó, thực hiện các giải pháp thông gió hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả công tác này phục vụ khai thác; duy trì cải tạo mở rộng hệ thống đường nước cứu hỏa trong mỏ hầm lò và khảo sát, lập phương án khoan thăm dò nhằm phòng ngừa sự cố bục nước.
Phó Giám đốc Công ty Nguyễn Mạnh Toán cũng chia sẻ, trong điều kiện sản xuất không được thuận lợi, người lao động của công ty vẫn phấn đấu hoàn thành kế hoạch sản xuất hơn 1,6 triệu tấn than trong năm nay và đạt doanh thu gần 2.000 tỷ đồng.
Theo đó, công ty tập trung đẩy nhanh tiến độ ra than của dự án khai thác hầm lò xuống sâu dưới mức âm 35m. Đây là dự án lâu dài của Công ty trong giai đoạn từ 2009-2032 có công suất 2 triệu tấn/năm, trữ lượng than 48 triệu tấn, diện tích khai thác hầm lò khoảng 2,9 km2.
Với dự án này, công ty kỳ vọng sẽ nâng cao tay nghề cho thợ lò, nhất là thợ bậc cao và sẽ đồng bộ dây chuyền công nghệ hiện đại phục vụ đào lò phù hợp, góp phần đẩy nhanh tốc độ đào lò của đơn vị trong thời gian tới.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam ký hợp đồng thăm dò khai thác than tại Lào
22:22' - 27/04/2016
Đại diện Chính phủ CHDCND Lào và ông Phạm Ngọc Long, Giám đốc Công ty TNHH Long Vân của Việt Nam, đã ký kết Hợp đồng tìm kiếm, thăm dò và khai thác than đá tại huyện Sầm Nưa, tỉnh Hủa Phăn của Lào.
-
Doanh nghiệp
Peabody phá sản - hồi chuông cảnh báo đối với ngành khai thác than tại Mỹ
12:50' - 14/04/2016
Nhà khai thác than đá lớn nhất nước Mỹ, Peabody Energy Corp vừa buộc phải nộp đơn xin bảo hộ phá sản theo chương 11 trong Luật bảo lãnh phá sản của Mỹ.
Tin cùng chuyên mục
-
Chuyển động DN
Apple đẩy mạnh chuyển hoạt động sản xuất iPhone sang Ấn Độ
14:36'
Tờ Financial Times đưa tin hôm 25/4 cho hay Apple dự định chuyển hoạt động lắp ráp toàn bộ iPhone bán tại thị trường Mỹ sang Ấn Độ ngay trong năm tới.
-
Chuyển động DN
EVN triển khai Chương trình “10 nghìn sáng kiến” giai đoạn 2025 - 2028
11:25'
Với 12.931 sáng kiến đăng ký tham gia đã góp phần tiết giảm chi phí, tăng năng suất lao động, tối ưu hóa vận hành và nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng.
-
Chuyển động DN
Các nhà xuất khẩu Trung Quốc tìm cách tránh “bão” thuế quan
07:38'
Các công ty Trung Quốc vẫn đang cố gắng đa dạng hóa thị trường để giảm bớt phụ thuộc vào Mỹ.
-
Chuyển động DN
VinFast ghi nhận tăng trưởng vượt bậc về sản lượng lẫn doanh thu
20:03' - 24/04/2025
Công ty VinFast công bố báo cáo tài chính chưa kiểm toán quý 4 và cả năm 2024, ghi nhận sự tăng trưởng vượt bậc cả về sản lượng tiêu thụ lẫn doanh thu.
-
Chuyển động DN
PC Lạng Sơn chủ động nhiều giải pháp hữu hiệu trước mùa nắng nóng 2025
16:20' - 24/04/2025
Mùa Hè 2025 đang đến gần mang theo những đợt nắng nóng gay gắt và nhu cầu sử dụng điện tăng cao đột biến.
-
Chuyển động DN
Vingroup đặt mục tiêu 300.000 tỷ đồng doanh thu năm 2025
15:43' - 24/04/2025
Ngày 24/4, Tập đoàn Vingroup - Công ty CP (mã chứng khoán VIC) đã tổ chức thành công Đại hội đồng Cổ đông thường niên 2025.
-
Chuyển động DN
Boeing "mắc kẹt" giữa cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung
15:26' - 24/04/2025
Dự kiến Boeing sẽ bàn giao khoảng 50 máy bay cho những hãng hàng không Trung Quốc. Nếu Trung Quốc từ chối tiếp nhận, công ty này sẽ không chờ đợi lâu và tìm cách chuyển lô hàng cho khách hàng khác.
-
Chuyển động DN
Central Retail Việt Nam nhận Giải thưởng Rồng Vàng 2025
17:42' - 23/04/2025
Central Retail Việt Nam đã vinh dự đón nhận Giải thưởng Rồng Vàng từ Ban tổ chức trao tặng.
-
Chuyển động DN
Fujifilm giành được hợp đồng dược phẩm sinh học 3 tỷ USD
07:43' - 23/04/2025
Ngày 22/4, Tập đoàn Fujifilm Holdings của Nhật Bản thông báo đã ký hợp đồng trị giá hơn 3 tỷ USD để sản xuất thuốc sinh học có nguồn gốc từ sinh vật sống tại Mỹ cho một công ty dược phẩm lớn của Mỹ.