Đưa dòng vốn luân chuyển vào nền kinh tế để xử lý nợ xấu
Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng của Quốc hội đã tạo hành lang pháp lý xử lý nợ xấu hiệu quả trong 5 năm qua. Tuy nhiên, liên tiếp trong 2 năm 2020-2021, dịch COVID-19 đã ảnh hưởng nặng nề tới cộng đồng doanh nghiệp cộng với việc huy động vốn trái phiếu doanh nghiệp thiếu kiểm soát chặt chẽ dự báo nợ xấu ngân hàng gia tăng. Trong khi đó, ngày 15/8/2022 Nghị quyết 42 sẽ chính thức hết hiệu lực thi hành.
TTXVN thực hiện chùm bài viết về xử lý nợ xấu nhằm phản ánh những kết quả đã đạt được trong quá trình thí điểm xử lý nợ xấu và những giải pháp chính sách tiếp theo để đưa dòng vốn vào nền kinh tế trong thời gian tới.
Giới chuyên gia cũng cảnh báo, trong 2-3 năm tới, riêng khoản nợ 138.000 tỷ đồng trái phiếu bất động sản đến hạn trả nợ trong khi khó khăn do ảnh hưởng dịch COVID-19 và các xung đột chính trị đang bủa vây doanh nghiệp có khả năng gây ra các khoản nợ xấu.
Đặc biệt, mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 47/NQ-CP thông qua đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về việc kéo dài thời hạn áp dụng Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21/6/2017 (Nghị quyết số 42) của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng theo đề nghị của Ngân hàng Nhà nước là một tín hiệu tích cực cho việc tiếp tục duy trì cơ sở pháp lý đủ mạnh để thực hiện việc xử lý nợ xấu trong giai đoạn tới.
Theo đánh giá của Ngân hàng Nhà nước, từ khi Nghị quyết 42 có hiệu lực, hơn 70% các khoản nợ xấu được xử lý; tỷ lệ nợ xấu nội bảng của hệ thống tổ chức tín dụng trong giai đoạn 2016-2020 được duy trì dưới mức 3% và giảm liên tục qua các năm. Đặc biệt, Nghị quyết còn có tác động rất tích cực tới thái độ và trách nhiệm của khách hàng trong việc trả nợ hoặc hợp tác thu giữ, phát mại tài sản đảm bảo.
Song, việc triển khai Nghị quyết 42 còn rất nhiều vướng mắc, bất cập như thu giữ tài sản bảo đảm, xác định thứ tự ưu tiên thanh toán từ tiền bán/phát mại tài sản bảo đảm, nguyên tắc áp dụng pháp luật về xử lý nợ xấu, xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu…Các khó khăn, vướng mắc chủ yếu do bất cập, xung đột pháp lý giữa các văn bản quy phạm pháp luật ngành ngân hàng với các văn bản quy phạm pháp luật khác và xuất phát từ quá trình thực thi, dẫn đến một số quy định tại Nghị quyết 42 không thể áp dụng được trên thực tế.
Do đó, ông Nguyễn Quốc Hùng Tổng Thư ký Hiệp hội ngân hàng cho rằng cần luật hoá Nghị quyết 42 để xử lý vấn đề nợ xấu một cách triệt để, với thời gian và tiến độ nhanh hơn. Việc các ngân hàng thực hiện xử lý nợ xấu và xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu dựa trên quy định của luật về xử lý nợ xấu sẽ đảm bảo cơ sở pháp lý có hiệu lực cao tương ứng với các luật khác để khắc phục được những hạn chế, rào cản pháp lý trong thực tiễn thực hiện Nghị quyết 42 hiện nay.Ông Nguyễn Quốc Hùng cho rằng cần rà soát toàn diện các luật khác có liên quan đến xử lý nợ xấu và xử lý tài sản đảm bảo của khoản nợ xấu của tổ chức tín dụng như các luật về thuế, Bộ luật Dân sự, Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Phá sản, Luật Thi hành án dân sự, Luật Xử lý vi phạm hành chính… để phân tích, đánh giá những điểm chưa thống nhất, còn mâu thuẫn, đảm bảo hài hòa, kết nối với các quy định của pháp luật khác có liên quan.Phó Thống đốc Đào Minh Tú cũng cho biết, Ngân hàng Nhà nước đã đề xuất báo cáo Chính phủ nghiên cứu ban hành Luật Xử lý nợ xấu trong thời gian tới. Tuy nhiên, để có Luật Xử lý nợ xấu phải có thời gian nghiên cứu, khảo sát, đánh giá, tác động ban hành Luật. Nếu không kéo dài thời hạn áp dụng Nghị quyết 42 thì sẽ có một số khoản nợ thuộc đối tượng trong Nghị quyết 42 mà không có cơ sở pháp lý để triển khai, đây sẽ là khó khăn cho những khoản nợ đó.Bên cạnh xây dựng Luật Xử lý nợ xấu, các chuyên gia cũng cho rằng, cần sớm có giải pháp thúc đẩy thị trường mua bán nợ phát triển và coi đây là kênh chính để xử lý nợ xấu, chứ không cần các cơ chế đặc thù.Sàn giao dịch nợ VAMC đã được thành lập gần nửa năm nay và nguồn nợ xấu đã sẵn sàng để giao dịch nhưng các tổ chức tín dụng và VAMC vẫn chưa thể hiện thực hóa mua bán trên sàn.Theo các chuyên gia kinh tế, để thị trường giao dịch sôi động cần có thêm nhiều người mua. Hiện pháp luật chưa có quy định cụ thể về mua bán nợ xấu đối với nhà đầu tư nước ngoài, do đó cần hoàn thiện chính sách để mở rộng chủ thể tham gia thị trường. Đồng thời cần luật hóa quy định về xử lý nợ xấu để tạo hành lang pháp lý trong việc xử lý tài sản bảo đảm.Chính phủ đã trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm thủ tục cũng như nghiên cứu đánh giá cho phép kéo dài Nghị quyết 42 thời gian tới. Hy vọng một hành lang pháp lý về xử lý nợ xấu sẽ được định hình ngay giúp hỗ trợ các tổ chức tín dụng xử lý "cục máu đông", đưa nguồn vốn kịp thời phục hồi nền kinh tế./.
Bài 2: Ngân hàng "cầm đằng chuôi" nhưng vẫn gặp khó
- Từ khóa :
- ngân hàng nhà nước
- nợ xấu
- nghị quyết 42
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Cho ý kiến đối với báo cáo tổng kết thực hiện Nghị quyết về thí điểm về xử lý nợ xấu
15:39' - 14/04/2022
Tổng số nợ xấu xác định theo Nghị quyết số 42 được xử lý từ ngày 15/8/2017 đến 31/12/2021 đạt trung bình khoảng 5,67 nghìn tỷ đồng/tháng.
-
Kinh tế Việt Nam
Làm rõ các nội dung liên quan xử lý nợ xấu, bất động sản và đầu tư công
21:33' - 04/04/2022
Nhiều vấn đề được dư luận quan tâm như xử lý nợ xấu, kiểm soát giá nhà đất, giải ngân gói hỗ trợ 350 nghìn tỷ... đã được các bộ, ngành giải đáp tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 3 chiều 4/4.
-
DN cần biết
VCCI đồng thuận với đề xuất kéo dài Nghị quyết thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng
20:02' - 15/03/2022
VCCI đồng thuận với phương án ban hành Nghị quyết kéo dài thời hạn của chính sách này cho đến khi có Luật về xử lý nợ xấu.
Tin cùng chuyên mục
-
Ngân hàng
Lãi suất ngân hàng tiếp tục giảm nhẹ
07:42' - 06/04/2025
Trong tuần đầu tháng 4, lãi suất huy động tại một số ngân hàng thương mại như MB, VPBank... tiếp tục giảm nhẹ.
-
Ngân hàng
NHCSXH huy động trên 415.000 tỷ đồng, mở rộng tiếp cận vốn chính sách
07:30' - 06/04/2025
Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tiếp tục khẳng định vai trò trụ cột trong thực hiện các chính sách an sinh xã hội và hỗ trợ người dân vượt qua khó khăn, phát triển sản xuất kinh doanh.
-
Ngân hàng
Sacombank triển khai gói ưu đãi hơn 2,2 tỷ đồng, hoàn đến 50% khi nạp tiền điện thoại
10:13' - 05/04/2025
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) vừa triển khai chương trình khuyến mại "Kết nối mỗi ngày - Mở lối sống xanh", kéo dài đến hết ngày 30/9/2025 với tổng ngân sách ưu đãi hơn 2,2 tỷ đồng.
-
Ngân hàng
Đồng yen tăng lên mức cao nhất 6 tháng do lo ngại thuế quan
18:41' - 04/04/2025
Đồng yen Nhật Bản đã tăng giá mạnh so với đồng USD trong bối cảnh lo ngại về một cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu tiềm ẩn, xuất phát từ các chính sách thuế quan của Mỹ và nguy cơ trả đũa của các nước.
-
Ngân hàng
Agribank: Lợi nhuận tăng nhờ chi phí lãi vay giảm mạnh
13:45' - 04/04/2025
Kết thúc năm 2024, tổng tài sản của Agribank đạt hơn 2,2 triệu tỷ đồng, tăng 9,3% so với cuối năm 2023.
-
Ngân hàng
Đồng nội tệ của các nước phát triển lên giá sau thông báo thuế quan của Mỹ
11:22' - 04/04/2025
Đồng tiền của các quốc gia đang phát triển đã ghi nhận ngày tăng giá tốt nhất trong hơn hai tuần, giữa lúc đồng USD lao dốc sau thông báo thuế quan của Tổng thống Donald Trump.
-
Ngân hàng
Agribank công bố Quyết định bổ nhiệm nhân sự cấp cao
11:13' - 04/04/2025
Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng đã trao Quyết định điều động, bổ nhiệm ông Tô Huy Vũ - Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế NHNN giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Thành viên Agribank kể từ ngày 03/4/2025.
-
Ngân hàng
Tỷ giá hôm nay 4/4: Ngân hàng Nhà nước tăng mạnh tỷ giá trung tâm
08:52' - 04/04/2025
Tỷ giá trung tâm giữa Đồng Việt Nam (VND) so với Đô la Mỹ (USD) hôm nay 4/4 bật tăng mạnh.
-
Ngân hàng
Đồng USD giảm mạnh, nhà đầu tư đổ xô vào tài sản trú ẩn an toàn
21:22' - 03/04/2025
Chỉ số đồng USD - được coi là thước đo "sức khỏe" của đồng bạc xanh so với các đồng tiền chủ chốt khác - phiên này giảm 1,6% xuống 102,03 - mức thấp nhất kể từ đầu tháng 10/2024.