Đức công bố gói an ninh năng lượng mới
Bộ trưởng Kinh tế và Bảo vệ khí hậu liên bang Đức Robert Habeck ngày 21/7 đã công bố gói an ninh năng lượng mới nhằm chống lại cuộc khủng hoảng năng lượng, trong đó có các quy định khắt khe hơn đối với việc tích trữ khí và kích hoạt dự trữ than non.
Theo phóng viên TTXVN tại Đức, để phản ứng với tình trạng thiếu khí đốt và năng lượng sắp xảy ra trong mùa Thu và mùa Đông tới, Chính phủ liên bang Đức đã công bố gói biện pháp đảm bảo an ninh năng lượng mới, trong đó quy định rõ việc tăng mức tích trữ đối với các cơ sở dự trữ khí đốt của Đức.
Cụ thể, các cơ sở tích trữ khí đốt phải được lấp đầy 75% vào ngày 1/9, tăng lên 85% vào ngày 1/10 và lên 95% vào ngày 1/11. Mức quy định lấp đầy cho tới nay chỉ là 80% tới ngày 1/10 và 90% tới ngày 1/11.
Ngoài nguồn dự trữ than cứng cho các nhà máy điện than đã được kích hoạt, việc dự trữ than non cũng sẽ được kích hoạch trở lại kể từ ngày 1/10 tới.
Khí đốt bổ sung sẽ tiếp tục được tích trữ khi nguồn điện được tạo ra từ than non. Việc vận chuyển than và dầu sẽ được ưu tiên trong ngành vận tải đường sắt, và sẽ được quy định cụ thể.
Ngoài ra, Bộ Kinh tế cũng công bố những sửa đổi có thể ảnh hưởng đến người tiêu dùng tư nhân, chẳng hạn các hợp đồng thuê nhà quy định duy trì nhiệt độ tối thiểu trong các gian phòng, điều có nghĩa nếu những người thuê muốn tiết kiệm khí đốt, muốn sưởi ấm ít hơn, thì vô hình trung họ vi phạm hợp đồng cho thuê.
Quy định mới sẽ được sửa đổi để người thuê có thể điều chỉnh mức nhiệt nếu họ muốn tiết kiệm năng lượng và giảm độ nóng thiết bị sưởi trong phòng (trong mùa Đông).
Quy định cũng khuyến nghị không nên làm nóng các phòng hoặc những không gian không được sử dụng thường xuyên, chẳng hạn như hành lang, các sảnh lớn, tiền sảnh hoặc phòng kỹ thuật - trừ khi có các yêu cầu về an toàn. Đối với các cơ sở công cộng và cao ốc văn phòng, điều này sẽ được quy định cụ thể.
Việc sử dụng văn phòng làm việc tại nhà cũng cần được mở rộng với sự đồng thuận của người sử dụng lao động và người lao động.
Liên quan tới đường ống Nord Stream 1, báo Spiegel của Đức dẫn các nguồn thạo tin cho biết, mặc dù đường ống dẫn khí đốt này đã vận hành trở lại từ ngày 21/7 sau thời gian bảo trì kéo dài 10 ngày, song công suất vận chuyển vẫn bị hạn chế do tuabin nén khí bảo dưỡng ở Canada chưa được đưa trở lại Nga.
Theo nguồn tin, tuabin nêu trên vốn được lắp đặt tại trạm máy nén khí Portovaya của Nga đã được công ty Challenge Group đưa từ thành phố Motreal (Canada) trở lại thành phố Köln (Đức) từ ngày 17/7, song hiện vẫn chưa rõ khi nào tuabin có thể vận hành trở lại và việc này có thể mất vài ngày hoặc thậm chí vài tuần.
Việc đưa thiết bị trở lại Đức diễn ra sau nhiều tuần tham vấn giữa Berlin và Chính phủ Canada về việc liệu biện pháp như vậy có vi phạm các lệnh trừng phạt của phương Tây áp đặt đối với Nga hay không.
Có thông tin cho rằng Mosvka vẫn chưa cung cấp thông tin cho quá trình nhập khẩu tuabin trở lại, như nơi tiếp nhận hay trạm hải quan,... trong khi phía Moskva cho rằng việc đưa tuabin vận hành trở lại có tác động trực tiếp tới hoạt động an toàn của đường ống, nói thêm rằng vẫn còn thiếu các tài liệu của Siemens Energy để cài đặt lại thiết bị này.
Bộ trưởng Tài chính Đức Robert Habeck cho biết, Chính phủ Đức đang liên hệ chặt chẽ với Siemens Energy và sẽ cung cấp thông tin khi tuabin được đưa đến Nga và bàn giao cho chủ sở hữu của Nord Stream 1 là tập đoàn Gazprom./.
- Từ khóa :
- Đức
- kinh tế Đức
- chính phủ Đức
Tin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
Kinh tế Đức sẽ ảnh hưởng nặng nề nếu Nga ngừng cung cấp khí đốt
07:43' - 21/07/2022
Việc Nga dừng nguồn cung khí đốt tới Đức có thể khiến nền kinh tế lớn nhất châu Âu thiệt hại 1,5% GDP trong năm 2022.
-
Thị trường
Đa số người Đức lo ngại thiếu khí đốt vào mùa Đông
09:27' - 15/07/2022
Gần 2/3 số người Đức được hỏi bày tỏ lo ngại nguy cơ thiếu khí đốt vào mùa Đông có thể ảnh hưởng đến các hộ gia đình.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Đàm phán Nga-Mỹ đạt kết quả tích cực
21:48'
Bộ Ngoại giao Mỹ thông báo nước này và Nga ngày 18/2 đã nhất trí giải quyết các vấn đề gây cản trở trong quan hệ Mỹ-Nga và bắt đầu xây dựng lộ trình chấm dứt xung đột Nga-Ukraine.
-
Kinh tế Thế giới
Nhà Trắng làm rõ vai trò của tỷ phú E.Musk trong Chính phủ Mỹ
21:18'
Nhà Trắng đã làm rõ vai trò của ông chủ Tesla Elon Musk trong chính phủ Mỹ, khẳng định rằng vị tỷ phú công nghệ này không có thẩm quyền ra quyết định sau nhiều tranh cãi về quyền lực của ông.
-
Kinh tế Thế giới
Đàm phán Nga - Mỹ về kinh tế có thể đạt được trong 2-3 tháng tới?
19:23'
CEO Quỹ Đầu tư trực tiếp Nga Kirill Dmitriev cho biết tiến triển các cuộc đàm phán Nga – Mỹ về kinh tế có thể đạt được trong 2-3 tháng tới.
-
Kinh tế Thế giới
EU khẳng định không dỡ bỏ trừng phạt Nga - Trung Quốc
19:12'
Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, ngày 18/2, một quan chức cấp cao của Liên minh châu Âu (EU) khẳng định khối này sẽ không dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với Nga ngay cả khi Mỹ làm như vậy.
-
Kinh tế Thế giới
Xu hướng mới của ngành đóng tàu Hàn Quốc
10:43'
Các công ty đóng tàu Hàn Quốc đang cân nhắc kế hoạch sản xuất ở nước ngoài khi các xưởng đóng tàu trong nước hoạt động hết công suất.
-
Kinh tế Thế giới
Nga chấm dứt thỏa thuận với Ukraine về an toàn hàng hải ở Biển Azov
10:00'
Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin ngày 17/2 đã ký văn bản chấm dứt thỏa thuận với Ukraine về các biện pháp đảm bảo an toàn hàng hải ở Biển Azov và Eo biển Kerch.
-
Kinh tế Thế giới
Vì sao chương trình chế tạo chuyên cơ Air Force One cho Tổng thống Mỹ bị trì hoãn?
08:35'
Chương trình chế tạo chuyên cơ phục vụ Tổng thống Mỹ “Không lực Một” (Air Force one) có thể bị trì hoãn thêm cho đến năm 2027 hoặc nhiều năm sau đó vì nhiều nguyên nhân.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ đặt mục tiêu sản xuất 300 triệu tấn thép vào năm 2030
08:15'
Để hiện thực hóa mục tiêu sản xuất 300 triệu tấn thép vào năm 2030 của Chính phủ Ấn Độ, công suất sản xuất thép thô của nước này phải tăng trưởng 8%/năm .
-
Kinh tế Thế giới
Xuất khẩu công nghệ cao của Mexico sang Mỹ đạt mức kỷ lục
08:01'
Mexico đã lập kỷ lục mới trong quan hệ thương mại với Mỹ khi kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm công nghệ cao sang thị trường này vượt ngưỡng 100 tỷ USD trong năm 2024.