Đức: Liệu thất nghiệp tràn lan có quay trở lại?
Các chuyên gia kinh tế cho rằng, Chính phủ vẫn có thể lật ngược lại tình hình nếu biết khéo léo kế thừa những kinh nghiệm vượt qua khó khăn này cách đây hơn 20 năm.
Lần cuối cùng diễn ra một cuộc khủng hoảng việc làm là cách đây hơn 20 năm. Năm 2024, nền kinh tế Đức tiếp tục suy giảm năm thứ hai liên tiếp. Sự tăng trưởng mà người Đức vốn đã quá quen thuộc, giờ đây đã lùi xa trong quá khứ.
Trong một thời gian dài, hiện trạng nền kinh tế không ảnh hưởng nhiều đến việc làm của từng cá nhân. Tình trạng thất nghiệp hàng loạt dường như đã được khắc phục và người ta chủ yếu chỉ lo ngại về tình trạng thiếu công nhân lành nghề và thiếu nhân viên. Ai sẽ đảm nhiệm tất cả các công việc hiện có khi hàng trăm nghìn người thuộc thế hệ bùng nổ dân số nghỉ hưu mỗi năm? Dường như không có nỗi lo sợ thất nghiệp và có vẻ như cả đất nước đã bị ru ngủ trong một cảm giác an toàn giả tạo. Trên thực tế, số người thất nghiệp ngày càng tăng, tuy ở mức thấp nhưng thấy rõ. Năm 2022, tỷ lệ thất nghiệp là 5,3%, năm nay sẽ tăng lên 5,9% và sẽ còn tiếp tục tăng. Về con số tuyệt đối, số người thất nghiệp đang sắp đạt 3 triệu người, một tình trạng đáng báo động. * Thay đổi nhân khẩu học khỏa lấp vấn đề Hầu như mỗi ngày, tin xấu về các công ty truyền thống và các ngành công nghiệp hàng đầu làm lung lay niềm tin vào nền kinh tế Đức. Các công ty lớn có tiếng của Đức như Thyssenkrupp, BASF và Miele thông báo muốn cắt giảm hàng nghìn việc làm.Các công ty ô tô và nhà cung cấp đang lên kế hoạch sa thải quy mô lớn. Trên thực tế, các chuyên gia được đào tạo bài bản tại các công ty này có thể dễ dàng lấp đầy nhiều vị trí việc làm còn trống, nhưng số lao động phổ thông cần tìm việc làm sẽ ngày càng tăng.
Có thể những yêu cầu tuyển dụng và kỹ năng của người tìm việc không phù hợp, có thể là do sự khác biệt về địa điểm hay thời gian. Những người lạc quan chỉ ra rằng số lượng người được tuyển dụng tiếp tục tăng trong những năm gần đây mặc dù tỷ lệ thất nghiệp cũng tăng. Vậy thì mọi chuyện liệu có quá xấu? Tỷ lệ thất nghiệp đang gia tăng mặc dù những người thuộc thế hệ bùng nổ dân số bắt đầu nghỉ hưu hàng loạt cho thấy những vấn đề của nền kinh tế Đức lớn đến mức nào. Sự thay đổi về nhân khẩu học che giấu bi kịch thực tế trên thị trường lao động. Nếu số người gia nhập lực lượng lao động nhiều hơn số người nghỉ hưu hàng năm, như vốn thấy trong nhiều thập kỷ qua, tỷ lệ thất nghiệp sẽ cao hơn nhiều đáng kể. * Con số vị trí tuyển dụng chỉ là nhất thờiKinh tế Đức không phát triển đủ để kiểm soát được vấn đề. Nếu nền kinh tế trì trệ nhưng năng suất tiếp tục tăng, việc làm sẽ tự động trở nên dư thừa vì chỉ cần ít người để sản xuất cùng một số hàng.
Số việc làm còn trống chưa tuyển dụng được ở thời điểm này chỉ là con số nhất thời. Hiện tại, các công ty đang cần tuyển thêm nhân viên nhưng quý tới có thể sẽ khác. Các nhà thống kê đã ghi nhận số việc làm cần tuyển dụng giảm đáng kể trong một khoảng thời gian gần đây. Điều này một phần là do nền kinh tế suy yếu hơn. Khi triển vọng kinh doanh trở nên ảm đạm, sự sẵn lòng thuê người mới sẽ giảm. Tình trạng thiếu đơn đặt hàng, lãi suất cao và chi phí năng lượng tăng mạnh đã dẫn đến làn sóng vỡ nợ ở Đức. Công ty bảo hiểm tín dụng Allianz Trade dự đoán sẽ có 22.200 vụ phá sản trong năm nay, nhiều hơn gần 25% so với năm ngoái. Còn trong năm tới, dự báo cũng có khoảng 23.000 công ty nữa nộp đơn xin phá sản.Ông Milo Bogaerts, Giám đốc điều hành của Allianz Trade ở Đức cho biết: “Các công ty yếu kém về tài chính như đang đi trên dây. Rất có thể sẽ xảy ra những rung chuyển thị trường đáng kể”.
Dữ liệu ước tính của Văn phòng Thống kê Liên bang (Destatis) và dự báo của Viện Nghiên cứu Kinh tế Halle (IWH) cũng xác nhận xu hướng này. Destatis tính toán số doanh nghiệp mất khả năng thanh toán trong nửa đầu năm 2024 cao hơn 25% so với cùng kỳ năm ngoái, còn IWH ghi nhận số công ty phá sản trong quý III vừa qua là cao nhất kể từ mùa Xuân năm 2010. * Sự bi quan nguy hiểm Sự bi quan của doanh nghiệp là rất nguy hiểm. Trên thực tế, nguồn cung lao động có thể giảm vĩnh viễn do các công ty bỏ cuộc chơi". Vì không tìm được nhân sự phù hợp nên họ giảm bớt hoặc từ bỏ tham gia vào các lĩnh vực kinh doanh bị ảnh hưởng, dẫn đến việc làm sẽ vĩnh viễn mất đi. Một vòng xoáy đi xuống đang dần hiện ra: Việc làm giảm sút, thu nhập không còn và kéo theo đó là nhu cầu cũng sẽ giảm. Điều này có nghĩa là sẽ có thêm nhiều việc làm bị mất. Khủng hoảng nuôi dưỡng khủng hoảng, thất nghiệp trở thành bệnh mãn tính. Sự cách biệt giữa yêu cầu tuyển dụng và kỹ năng của người tìm việc lớn đến mức nào phụ thuộc nhiều vào số việc làm mà các công ty cung cấp hơn là số người đang tìm việc làm. Nếu khủng hoảng ngày càng trầm trọng, số việc làm được cung cấp có thể giảm xuống dưới mức cầu, bất chấp sự thay đổi về nhân khẩu học. Kết quả là việc làm sẽ mất đi vĩnh viễn, có khả năng dẫn tới gia tăng tình trạng thất nghiệp tràn lan. * Phía Tây xám xịtCác thành phố của khu vực Ruhr, khu vực đô thị đa trung tâm lớn nhất Đức ở bang North Rhine-Westphalia (Nordrhein-Westfalen), phía Tây nước Đức, với mật độ dân số là 2.800 người/km², cho thấy bức tranh rõ ràng hơn về tình hình việc làm. Essen, thành phố lớn thứ hai vùng Ruhr, có tỷ lệ thất nghiệp hơn 10%; Dortmund (thành phố lớn thứ nhất), hơn 11%; và ở Gelsenkirchen, là gần 13%.
Không có quy luật tự nhiên nào ngăn cản vấn đề tiến triển theo chiều hướng tương tự ở cấp liên bang. Hậu quả hoàn toàn có thể tính toán được. Nếu tỷ lệ thất nghiệp tăng gấp đôi, số người thất nghiệp sẽ tăng lên hơn 5 triệu người và nước Đức lại trở lại với tình trạng việc làm tồi tệ như cách đây hơn 20 năm. Xu hướng này là không thể tránh khỏi. Trong những năm đầu thập niên 2000, liên minh cầm quyền giữa đảng Dân chủ Xã hội (SPD) và đảng Xanh đã chứng minh thành công về cách chính phủ có thể tự bảo vệ mình trước một cuộc suy thoái tương tự bằng Chương trình nghị sự 2010. Chính phủ đương nhiệm và muộn nhất là chính phủ liên bang tiếp theo đây nên lấy những cải cách này làm hình mẫu và thay đổi cho phù hợp với tình hình thực tế, tức là loại bỏ những thứ cản trở tăng trưởng thân thiện với môi trường. Chính phủ có thể xóa bỏ bớt các quy định đang trói buộc các công ty. Cải cách thuế đáng lẽ cũng phải làm từ lâu. Do chính sách tài chính bế tắc trong nhiều năm, Đức đã phát triển thành một quốc gia đánh thuế cao đối với các công ty và người lao động. Nếu các chính trị gia giảm bớt gánh nặng cho nền kinh tế và người tiêu dùng, nước Đức sẽ lại trở nên hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài mà không cần phải bỏ hàng tỷ euro trợ cấp để thu hút đầu tư. Ngoài ra, các chính trị gia phải làm mọi thứ trong khả năng của mình để giảm bớt thay đổi về nhân khẩu học. Càng nhiều chuyên gia được đào tạo bài bản tiếp tục làm việc càng tốt, ngay cả khi đã đến tuổi nghỉ hưu. Điều này có vẻ nghịch lý khi tỷ lệ thất nghiệp ngày càng tăng, nhưng cách làm này mới thật khôn ngoan. Vòng xoáy đi xuống có thể được đảo ngược: Càng giữ được nhiều việc làm thì càng có thể tạo ra nhiều việc làm mới.Tin liên quan
-
Chính sách mới
Linh hoạt mức đóng bảo hiểm thất nghiệp
17:33' - 03/11/2024
Chiều 3/11, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến (lần 2) về Dự án Luật Việc làm (sửa đổi).
-
Đời sống
Tỷ lệ thất nghiệp của Nhật Bản tăng lần đầu tiên sau 5 tháng
06:30' - 31/08/2024
Tỷ lệ thất nghiệp của Nhật Bản đã tăng lên 2,7% vào tháng Bảy vừa qua, tăng so với mức 2,5% của tháng trước, đánh dấu lần đầu tiên tình hình việc làm xấu đi trong 5 tháng.
-
Tài chính & Ngân hàng
Số liệu thất nghiệp mới thúc đẩy Fed giảm lãi suất
10:21' - 23/08/2024
Số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu của Mỹ trong tuần trước dường như đang ổn định ở mức phù hợp, tạo tiền đề cho Cục Dự trữ liên bang (Fed) bắt đầu cắt giảm lãi suất vào tháng 9/2024.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Căng thẳng leo thang quanh vấn đề thuế quan xe điện của châu Âu
06:30'
Động thái của EC có thể làm trầm trọng xung đột thương mại giữa Trung Quốc và châu Âu và nhiều khả năng kích hoạt sự gia tăng của chủ nghĩa bảo hộ thương mại trong ngành công nghiệp ô tô toàn cầu.
-
Phân tích - Dự báo
Tương lai u ám của WTO
05:30'
Trang nationalpost.com (Canada) mới đây đăng bài viết của tác giả Derek H. Burney, nguyên Đại sứ Canada tại Mỹ, đề cập tới tương lai u ám của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
-
Phân tích - Dự báo
Trước thềm bầu cử Mỹ : Thách thức đối với khu vực Đông Nam Á
06:30' - 05/11/2024
Bất kể ai thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ sắp tới, những thay đổi về chính sách có thể viết lại các quy tắc về hợp tác kinh tế cho ASEAN (Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á).
-
Phân tích - Dự báo
Nợ của châu Phi và vai trò của các hãng xếp hạng tín nhiệm
05:30' - 05/11/2024
Trong những năm gần đây, các bộ trưởng tài chính châu Phi ngày càng lo ngại về xếp hạng tín nhiệm của nước họ và đã kêu gọi thành lập một tổ chức xếp hạng tín dụng của riêng châu lục này.
-
Phân tích - Dự báo
Siêu công ty của Saudi Arabia và cuộc chơi trên thị trường hydro xanh
06:30' - 04/11/2024
Saudi Arabia đang nuôi tham vọng trở thành một trong những nhà sản xuất hydro xanh lớn nhất thế giới với kế hoạch xây dựng một siêu công ty hydro, mang tên Neom.
-
Phân tích - Dự báo
Cuộc khủng hoảng xe điện châu Âu
05:30' - 04/11/2024
Nhu cầu ô tô của người tiêu dùng châu Âu đang giảm, trong khi các nhà sản xuất ô tô lại đang trải qua quá trình chuyển đổi đầy rủi ro và tốn kém từ động cơ đốt trong sang hệ thống truyền động điện.
-
Phân tích - Dự báo
Bầu cử Mỹ 2024: Đâu là "nơi trú ẩn an toàn"?
06:30' - 03/11/2024
Bất chấp sự suy yếu của đồng yen đang diễn ra, đồng nội tệ của Nhật Bản vẫn đang trên đà trở thành “nơi trú ẩn" của các nhà đầu tư tìm kiếm sự an toàn sau cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024.
-
Phân tích - Dự báo
“Vòng kim cô" đối với chính sách tiền tệ của Hàn Quốc
05:30' - 03/11/2024
Việc trì hoãn cắt giảm lãi suất có thể khiến ngân hàng trung ương Hàn Quốc chậm chân so với một số ngân hàng trung ương lớn khác và sẽ khiến BoK "tốn kém" hơn khi khắc phục những hậu quả sau này.
-
Phân tích - Dự báo
Nền kinh tế tầm thấp: “Cuộc đua” khai thác không gian mới
06:30' - 02/11/2024
Trên thế giới, “nền kinh tế tầm thấp” mới đang ở giai đoạn sơ khai và chưa có quốc gia nào có lợi thế vượt trội. Trung Quốc coi đây là một điểm tăng trưởng kinh tế mới cần tạo ra và nắm bắt kịp thời.