Đức ủng hộ lập quỹ nhằm giảm sự mất cân bằng kinh tế trong EU
Sau một thời gian khá dài, Thủ tướng Đức Angela Merkel ngày 3/6 đã đáp lại lời kêu gọi cải cách Liên minh châu Âu (EU) mà Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đưa ra, với cam kết ủng hộ đầu tư và hỗ trợ các quốc gia đang ngập trong nợ nần của Khu vực sử dụng đồng tiền chung (Eurozone).
Trả lời phỏng vấn báo Đức "Frankfurter Allgemeine Sonntagszeitung", Thủ tướng Merkel cho biết Đức, với vai trò là nền kinh tế lớn nhất Eurozone, sẽ ủng hộ việc thành lập một quỹ đầu tư nhằm giảm sự mất cân bằng về kinh tế giữa các nước giàu hơn và các nước nghèo trong EU, đặc biệt liên quan các lĩnh vực khoa học, công nghệ và sáng tạo.
Theo bà Merkel, quỹ sẽ được giải ngân dần dần và sẽ được đánh giá dựa trên hiệu quả, với ngân sách ít nhất là hàng chục tỷ euro.
Ủng hộ đề xuất của Tổng thống Pháp về Quỹ Tiền tệ châu Âu (EMF), Thủ tướng Đức nhận định Cơ chế Ổn định châu Âu (ESM) - vốn chịu trách nhiệm giám sát các khoản cứu trợ tài chính cho các nước thành viên gặp vấn đề lớn về nợ công như Hy Lạp - là không đủ để bảo vệ Eurozone khỏi các cuộc khủng hoảng.Theo bà Merkel, ngoài liên minh về ngân hàng và thị thường vốn, Eurozone cần nâng cấp ESM thành EMF, có khả năng hỗ trợ quốc gia thành viên đang gặp khó khăn về nợ công với một loại tín dụng ngắn hạn, khoảng 5 năm.
Trong khi đó, nếu cả khu vực gặp nguy hiểm, EMF phải có khả năng cung cấp tin dụng dài hạn với kỳ hạn 30 năm và là điều kiện để thực hiện các cải cách cơ cấu.
Tuyên bố của bà Merkel được cho là câu trả lời cho lời kêu gọi từ 1 năm trước của ông Macron khi nhậm chức Tổng thống Pháp với tham vọng tái cơ cấu EU và đưa khối này trở nên "trách nhiệm" hơn nữa đối với người dân.Câu trả lời của bà Merkel được đưa ra trong bối cảnh quan ngại về tương lai của EU đang gia tăng trước tình hình chính trị bất ổn tại Italy và Tây Ban Nha, cũng như căng thẳng với Mỹ.
Dự kiến, lãnh đạo Đức và Pháp sẽ có cuộc thảo luận trước thềm hội nghị thượng đỉnh EU sẽ diễn ra vào cuối tháng Sáu này nhằm phối hợp lập trường của mỗi bên về cải cách EU.
Hội nghị là cơ hội cuối cùng trước cuộc bầu cử nghị viện châu Âu diễn ra vào tháng 5/2019 để đưa ra các dự án khả thi và thuyết phục các cử tri châu Âu đang hoài nghi về khả năng thực hiện các cam kết của khối.
Các nhà lãnh đạo EU đang lo ngại trước việc lực lượng hoài nghi châu Âu lên nắm quyền tại Italy và Thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy phải từ chức do liên quan vụ bê bối tham nhũng.Trong khi đó, quan hệ giữa các nước châu Âu với đồng minh lâu năm bên kia Đại Tây Dương là Mỹ đang trở nên ngày càng khó khăn do bất đồng trong một loạt vấn đề, nhất là thỏa thuận hạt nhân Iran và nguy cơ chiến tranh thương mại sau quyết định của Washington tăng thuế nhập khẩu đối với sản phẩm thép và nhôm của EU.
>>>Nguy cơ " chiến tranh lạnh" trong quan hệ thương mại Âu - Mỹ
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
EU cảnh báo sẵn sàng đáp trả Mỹ về thuế thép, nhôm
06:30' - 01/06/2018
Bộ trưởng Kinh tế Pháp Bruno Le Maire cảnh báo EU sẵn sàng thực hiện "tất cả các biện pháp cần thiết" để đáp trả nếu Mỹ áp mức thuế mới đối với các sản phẩm nhôm và thép nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Đức chi nhiều tỷ euro hỗ trợ người tị nạn
19:24' - 31/05/2018
Chính phủ Đức đã chi nhiều tỷ euro viện trợ cho người tị nạn trong năm 2017
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam ưu tiên hợp tác về kinh tế với Bỉ và EU
15:28' - 31/05/2018
Trong hai ngày 30 và 31/5, đoàn đại biểu cấp cao Đảng ta do Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình dẫn đầu đã thăm và làm việc tại Vương quốc Bỉ và Liên minh châu Âu.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Ngành rượu vang Đức lo ngại tác động tiêu cực từ thuế quan của Mỹ
21:56' - 11/07/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Đức, các nhà sản xuất rượu vang nước này dự đoán sẽ có nhiều hậu quả tiêu cực lớn nếu Mỹ quyết định áp thuế quan đối với rượu vang nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Nền kinh tế lớn thứ sáu thế giới tăng trưởng trì trệ
16:20' - 11/07/2025
Kinh tế Anh chỉ đạt mức tăng trưởng 0,1% trong tháng 5/2025 với sự sụt giảm cả trong hai lĩnh vực sản xuất và xây dựng.
-
Kinh tế Thế giới
Xuất khẩu của Trung Quốc có thể khởi sắc trước thời hạn Mỹ tái áp thuế
15:45' - 11/07/2025
Xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 6/2025 nhiều khả năng tăng nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái, khi các doanh nghiệp đẩy mạnh giao hàng trước thời hạn để tránh rủi ro thuế của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Cuba đẩy mạnh sử dụng năng lượng Mặt trời trong sản xuất xì gà
14:45' - 11/07/2025
Để duy trì sản xuất xì gà, nông dân ở tỉnh miền Tây Pinar del Río đã chuyển sang sử dụng tấm pin Mặt trời để vận hành hệ thống tưới tiêu giữa cuộc khủng hoảng năng lượng.
-
Kinh tế Thế giới
Bộ Ngoại giao Mỹ lên kế hoạch cắt giảm nhân sự quy mô lớn
12:50' - 11/07/2025
Ngày 10/7, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết sẽ sớm triển khai kế hoạch cắt giảm nhân sự, sau khi Tòa án Tối cao tạo điều kiện cho đợt tinh giản biên chế hàng loạt theo đề xuất của Tổng thống Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Brazil tuyên bố đáp trả tương xứng nếu Mỹ áp thuế 50%
11:33' - 11/07/2025
Tổng thống Brazil mong muốn tìm ra giải pháp ngoại giao nhưng cũng tuyên bố sẽ áp thuế đáp trả tương xứng nếu Mỹ áp thuế 50% với tất cả các mặt hàng nhập khẩu từ ngày 1/8 tới đây.
-
Kinh tế Thế giới
EU rút Panama khỏi danh sách các nước có nguy cơ cao về rửa tiền
10:49' - 11/07/2025
Chính phủ Panama mới đây tuyên bố nước này đã “khôi phục được niềm tin quốc tế” sau khi được Liên minh châu Âu (EU) rút khỏi danh sách các quốc gia có nguy cơ cao về rửa tiền và tài trợ khủng bố.
-
Kinh tế Thế giới
Canada đứng trước cơ hội trở thành siêu cường năng lượng của thế giới
10:34' - 11/07/2025
Ông Chris Cooper, Giám đốc điều hành Công ty LNG Canada, nhận định chuyến hàng đầu tiên của LNG Canada đã khẳng định được dấu mốc và cơ hội của ngành khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) trong tương lai.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc lập chiến lược thương mại – an ninh trong đàm phán
09:58' - 11/07/2025
Sau khi nhận được thư về thuế quan của Tổng thống Mỹ, Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc bắt đầu xem xét "gói an ninh" toàn diện để tìm bước đột phá trong các cuộc đàm phán thuế quan với Mỹ.