Đức và Thụy Sĩ thông báo mở cửa biên giới từ 15/6
Phát biểu ngày 27/5, Ngoại trưởng Đức Heiko Maas cho biết thêm Berlin cũng sẽ sớm đưa ra các hướng dẫn đi lại đối với các nước khác.
Một nguồn tin chính phủ cho biết quyết định trên cũng được áp dụng với các nước ngoài EU như Anh, Iceland, Na Uy, Thụy Sĩ và Leichtenstein.
Chính phủ Đức sẽ chính thức thông qua các hướng dẫn về nới lỏng đi lại với các nước EU vào tuần tới, trong bối cảnh nền kinh tế lớn nhất châu Âu này đang từng bước dỡ bỏ các biện pháp chống dịch.
Cùng ngày, Bộ trưởng Y tế Anh Matt Hancock cho biết trong thời gian tới, Anh sẽ thận trọng dỡ bỏ lệnh phong tỏa toàn quốc và bắt đầu hướng tới một hệ thống tập trung hơn vào hành động địa phương để dập dịch.
Theo ông, giải pháp này sẽ giúp khôi phục một số quyền cơ bản của người dân, đồng thời nhấn mạnh "đây là một thay đổi rất rõ rệt trong cách tiếp cận của chúng tôi".
Về phần mình, Chính phủ Thụy Sĩ thông báo sẽ chính thức dỡ bỏ mức cảnh báo cao nhất vào ngày 19/6 tới và sẽ tiếp tục nới lỏng các biện pháp chống dịch. Sau một cuộc họp ngày 27/5, Hội đồng Liên bang Thụy Sĩ ra thông cáo báo chí cho biết từ ngày 15/6, nước này sẽ mở cửa trở lại biên giới với Đức, Áo và Pháp cho hoạt động du lịch và các chuyến công tác.
Trong khi đó, từ ngày 30/5, lệnh cấm các cuộc tụ tập tối đa 30 người được dỡ bỏ và các sự kiện có 300 người dự sẽ được phép tổ chức sau ngày 6/6. Ngoài ra, các sở thú, rạp hát, rạp chiếu phim, các sự kiện thể thao và cắm trại sẽ được nối lại từ ngày 6/6.
Trong khi đó, Chính phủ Ba Lan cùng ngày cho biết từ ngày 30/5 tới, người dân sẽ không bắt buộc phải đeo khẩu trang khi đi ra ngoài hoặc ở trong phòng kín nếu đảm bảo quy định giãn cách xã hội. Tuy nhiên, đeo khẩu trang vẫn là bắt buộc với các hành khách sử dụng phương tiện giao thông công cộng.
Cũng từ ngày 30/5, các hạn chế về số lượng khách hàng trong các cửa hiệu và nhà hàng sẽ được dỡ bỏ, và khách được yêu cầu đeo khẩu trang nếu không ngồi cùng một bàn. Trong khi đó, các phòng tập thể thao, rạp chiếu phim, rạp hát và khu vui chơi giải trí sẽ được mở cửa từ 6/6, song phải tuân thủ các quy định vệ sinh nghiêm ngặt.
Tại Nga, Thị trưởng thủ đô Moskva, ông Sergei (Xéc-gây Xô-bi-a-nin) đã ký quyết định kéo dài các quy định tự cách ly, hướng dẫn về đi lại và các biện pháp hạn chế khác đến ngày 14/6, song cũng nới lỏng một số hạn chế từ ngày 1/6.
Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, quyết định của Thị trưởng Sobyanin nêu rõ: “Cấm tổ chức các hoạt động thể thao, giải trí và các sự kiện công cộng khác ở Moskva đến ngày 14/6”. Tuy nhiên, giai đoạn hai nới lỏng các hạn chế sẽ bắt đầu từ ngày 1/6, khi nhiều doanh nghiệp thương mại và dịch vụ khôi phục hoạt động.
Cùng với Nga, Chính phủ Lítva cũng thông báo kéo dài thời gian giãn cách xã hội đến 16/6, song cho phép các biện pháp nới lỏng mới liên quan đến đi lại, biên giới, kinh doanh và các sự kiện công cộng.
Theo sắc lệnh mới của chính phủ, người dân thuộc Khu vực Kinh tế châu Âu (EEA), Thụy Sĩ, Anh, và những người định cư hợp pháp tại các nước này sẽ được phép nhập cảnh Lítva và không phải cách ly 14 ngày nếu tỷ lệ nhiễm ở các nước đó không vượt quá 25 ca/100.000 dân trong 14 ngày trước khi nhập cảnh./.
>>>Cập nhật COVID-19 ngày 28/5: Mỹ Latinh ở giai đoạn đỉnh dịch, Việt Nam không ca nhiễm mới
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Italy nhận được hơn 172 tỷ euro từ quỹ phục hồi hậu COVID-19
08:24' - 28/05/2020
EC ngày 27/5 đã đề xuất dành cho Italy 172,7 tỷ euro trong số 750 tỷ euro của quỹ phục hồi kinh tế hậu COVID-19, bao gồm 81,8 tỷ euro dưới dạng viện trợ và 90,9 tỷ euro dưới dạng cho vay.
-
Đời sống
Anh triển khai chương trình "xét nghiệm và truy vết" COVID-19
08:23' - 28/05/2020
Anh đã bắt đầu triển khai hệ thống "xét nghiệm và truy vết” nhằm xác định và cách ly những người nhiễm virus SARS-CoV-2, đồng thời chuẩn bị cho việc nới lỏng các biện pháp phong tỏa trên toàn quốc.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Ukraine không có kế hoạch thúc đẩy gia nhập NATO trong tương lai gần
14:41'
Ukraine vừa cho biết nước này không có kế hoạch tiến hành bất kỳ điều gì liên quan đến tư cách thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) trong tương lai gần.
-
Kinh tế Thế giới
Các nhà lãnh đạo G7 tìm hướng giải quyết những vấn đề cấp bách
11:14'
Trưa 26/6 theo giờ Đức, Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) diễn ra trong các ngày 26-28/6 sẽ khai mạc tại lâu đài Elmau, bang Bayern, miền Nam nước Đức.
-
Kinh tế Thế giới
Hội nghị thượng đỉnh G7: Đức huy động 18.000 cảnh sát đảm bảo an ninh
10:08'
Để đảm bảo an toàn cho Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) diễn ra tại lâu đài Elmau, miền Nam nước Đức, hàng nghìn cảnh sát đã được huy động làm nhiệm vụ.
-
Kinh tế Thế giới
Lạm phát châm ngòi cho làn sóng lao động đòi tăng lương trên toàn cầu
07:45'
Trong bối cảnh chi phí thực phẩm và nhiên liệu tăng vọt mà tốc độ tăng lương không theo kịp, lạm phát đang làm dấy lên làn sóng phản đối và đình công của công nhân trên khắp thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ bắt đầu thăm chính thức Hungary
07:45'
Ngày 25/6, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã đến sân bay Budapest Liszt Ferenc, bắt đầu thăm Hungary theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội László Kövér.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ công du châu Âu
21:58' - 25/06/2022
Tổng thống Joe Biden đã rời Nhà Trắng lên đường tới châu Âu dự một loạt hội nghị quan trọng.
-
Kinh tế Thế giới
Hàng chục chuyến bay ở châu Âu bị hủy vì các cuộc đình công
20:55' - 25/06/2022
Các cuộc đình công của nhân viên hãng hàng không Ryanair và Brussels Airlines đòi tăng lương và cải thiện điều kiện làm việc đã buộc hàng chục chuyến bay ở châu Âu bị hủy trong ngày 24/6.
-
Kinh tế Thế giới
Triển vọng GDP của Pháp tiếp tục bị đè nặng vì lạm phát
16:42' - 25/06/2022
Theo báo cáo mới nhất do INSEE công bố, giá tiêu dùng ở Pháp dự kiến sẽ tăng lên 6,8% vào tháng Chín so với cùng kỳ năm ngoái, rồi duy trì ở gần mức đó trong thời gian còn lại của năm nay.
-
Kinh tế Thế giới
Thủ tướng Italy: Sẽ không xảy ra tình trạng khẩn cấp về khí đốt vào mùa Đông
16:33' - 25/06/2022
Thủ tướng Italy cho rằng các nhà cung cấp khí đốt khác đang bắt đầu thay thế nguồn cung khí đốt của Nga.