Đức xây dựng trạm LNG mới để thay thế Dòng chảy phương Bắc
Bắt đầu từ mùa Đông năm nay, trạm tiếp nhận LNG nằm gần cảng Wilhelmshaven sẽ có thể cung cấp lượng khí đốt tương đương 20% lượng khí đốt mà Đức nhập khẩu từ Nga.
Kể từ khi cuộc xung đột Nga-Ukraine bùng phát, Nga đã thắt chặt nguồn cung cấp khí đốt cho Đức, trong khi đường ống Dòng chảy phương Bắc 1 (Nord Stream 1) vốn vận chuyển lượng khí đốt khổng lồ dưới Biển Baltic đến châu Âu đã bị hư hại vào tuần trước.
Trong nỗ lực tìm kiếm các nguồn cung cấp thay thế, Chính phủ Đức đã đầu tư hàng tỷ USD vào 5 dự án tương tự như trạm tiếp nhận khí đốt ở Wilhelmshaven.Cả 6 cơ sở mới sẽ có thể xử lý khoảng 25 tỷ m3 khí đốt mỗi năm, gần tương đương với 50% công suất của đường ống Nord Stream 1.
Các trạm tiếp nhận LNG cho phép Đức nhập khẩu LNG bằng đường biển. Một tàu chuyên dụng, được gọi là FSRU, có thể dự trữ nhiên liệu và biến LNG trở lại thành khí để có thể đưa vào sử dụng, được nối với các đường ống kết nối với hệ thống khí đốt của đất nước. Không giống như các quốc gia khác ở châu Âu, Đức cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có trạm tiếp nhận và xử lý LNG, thay vào đó nước này đã luôn phải dựa vào nguồn cung cấp qua đường ống dẫn khí đốt tương đối rẻ từ Nga.Nhưng kể từ cuộc khủng hoảng Ukraine bùng nổ, Đức đã tìm cách giảm sự phụ thuộc vào khí đốt của Nga, vốn chiếm 55% nguồn cung khí đốt của quốc gia "đầu tàu" châu Âu này.
Để đa dạng hóa nguồn cung cấp, đảm bảo đủ nguồn cung nhiên liệu và duy trì hoạt động của các nhà máy, Đức đã tìm cách tăng nhập khẩu LNG để lấp đầy khoảng trống mà Nga để lại.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz tuần trước đã ký một thỏa thuận với Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất (UAE) để nhập khẩu thêm LNG, đồng thời đi thăm các quốc gia vùng Vịnh để tìm kiếm các nguồn cung mới. Đức đã phải chi 3 tỷ euro (2,9 tỷ USD) để thuê 5 tàu FSRU kết nối với các trạm tiếp nhận LNG mới. Đức đã thông qua luật đẩy nhanh quá trình phê duyệt xây dựng trạm tiếp nhận LNG. Ở Wilhelmshaven, công việc đang tiến triển nhanh chóng. Holger Kreetz, người đứng đầu dự án thuộc công ty năng lượng Uniper (Đức) cho biết, tầm quan trọng chiến lược của dự án đã giúp việc xây dựng được đẩy nhanh một cách đáng kinh ngạc. Thông thường, một dự án như thế này mất từ 5 đến 6 năm. Sự xuất hiện của trạm LNG mới đã được nhiều cư dân ở Wilhelmshaven hoan nghênh. Quá trình thu hẹp hoạt động công nghiệp hóa đã đẩy tỷ lệ thất nghiệp ở đây lên tới 10%, gần gấp đôi mức trung bình của cả nước. Một người dân kỳ vọng cơ sở khí đốt mới sẽ mang lại việc làm cho khu vực. Tuy nhiên, dự án này cũng vấp phải sự phản đối đến từ các nhóm hoạt động vì môi trường.Tổ chức môi trường DUH của Đức cho biết công trình này sẽ "phá hủy các hệ sinh thái nhạy cảm cũng như gây nguy hiểm cho không gian sống của các loài cá heo".
Bên cạnh đó, nguồn nhiên liệu đầu vào cũng là một vấn đề nhức nhối, với những lo ngại rằng khí thiên nhiên được sản xuất từ quá trình nứt vỡ thủy lực (fracking) ở Mỹ có thể được nhập khẩu qua trạm LNG mới. Bộ trưởng Kinh tế Robert Habeck, một chính trị gia đảng Xanh, đã bác bỏ những lời chỉ trích về dự án, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của "an ninh năng lượng".Đến năm 2030, cơ sở này sẽ được chuyển đổi để nhập khẩu hydro xanh, được sản xuất bằng năng lượng tái tạo./.
- Từ khóa :
- Đức
- chính phủ Đức
- Dòng chảy phương Bắc
- trạm LNG
- LNG
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Đức chi 200 tỷ euro để hỗ trợ người dân vượt qua khủng hoảng năng lượng
15:50' - 30/09/2022
Ngày 29/9, Thủ tướng Đức Olaf Scholz tuyên bố nước này sẽ chi 200 tỷ euro (gần 196 tỷ USD) để hỗ trợ các hộ gia đình và doanh nghiệp chịu tác động bởi cuộc khủng hoảng năng lượng.
-
Ý kiến và Bình luận
Đức đang trong tình trạng “cực kỳ căng thẳng” về nguồn cung năng lượng
15:32' - 30/09/2022
Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck đánh giá trên ngày 30/9, chỉ 1 ngày sau khi chính phủ nước này công bố kế hoạch “lá chắn phòng thủ” để bảo vệ người dân trước tác động của giá năng lượng tăng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Bloomberg: Trung Quốc cân nhắc dừng áp thuế 125% đối với một số hàng nhập khẩu từ Mỹ
18:27'
Chính phủ Trung Quốc đang cân nhắc tạm dừng áp mức thuế 125% đối với một số mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Công suất điện gió, điện Mặt Trời của Trung Quốc lần đầu vượt nhiệt điện
18:11'
Công suất lắp đặt năng lượng gió và năng lượng Mặt Trời của nước này lần đầu tiên vượt tổng công suất nhiệt điện vốn được chuyển hóa chủ yếu từ nguồn than đá.
-
Kinh tế Thế giới
Tốc độ lạm phát ở thủ đô Tokyo đã tăng nhanh hơn
15:47'
Ngày 25/4, Bộ Nội vụ Nhật Bản công bố dữ liệu cho thấy tốc độ lạm phát ở thủ đô Tokyo đã tăng nhanh hơn so với tháng trước, đạt mức nhanh nhất trong hai năm qua.
-
Kinh tế Thế giới
Không chỉ Thủ tướng Ishiba, mà là Nhật Bản chọn Việt Nam làm điểm đến
15:31'
Chủ tịch Liên minh nghị sĩ hữu nghị Nhật Bản - Việt Nam, bà Obuchi Yuko cho biết, không phải chỉ là Thủ tướng Ishiba chọn Việt Nam làm điểm đến đầu tiên, mà là Nhật Bản chọn Việt Nam làm điểm đến.
-
Kinh tế Thế giới
Đức hạ dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2025 xuống 0
14:47'
Chính phủ Đức ngày 24/4 đã hạ mạnh triển vọng tăng trưởng kinh tế năm 2025 xuống bằng 0 do các tác động tiêu cực từ cuộc chiến thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Chính sách thuế quan tạo "cú hích ảo" cho ngành vận tải Mỹ
13:47'
Ngành vận tải đường bộ Mỹ đang chứng kiến khối lượng vận chuyển hàng hóa kỷ lục, đặc biệt là các mặt hàng như phụ tùng ô tô, thiết bị gia dụng và giày thể thao.
-
Kinh tế Thế giới
WB và IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế châu Á - TBD năm 2025
13:15'
Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đồng loạt hạ dự báo tăng trưởng kinh tế khu vực châu Á – Thái Bình Dương trong năm 2025, trong bối cảnh căng thẳng thương mại leo thang,
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói hỗ trợ kinh tế khẩn cấp
12:31'
Chính phủ Nhật Bản đã công bố gói biện pháp kinh tế khẩn cấp nhằm đối phó với tác động tiêu cực từ việc Mỹ tăng thuế nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ cho phép đẩy mạnh khai thác khoáng sản dưới đáy biển sâu
10:58'
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 24/4 đã ký một sắc lệnh hành pháp mới, mở đường cho việc đẩy mạnh khai thác khoáng sản dưới đáy biển sâu.