Dùng dằng câu chuyện hạ lãi suất của Fed
Sau khi khiến dư luận xôn xao với phát biểu cho rằng Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) nên tiến hành giảm lãi suất khẩn cấp 0,75 điểm phần trăm và tiếp tục giảm lãi suất vào tháng 9/2024 vào ngày 5/8 vừa qua, Giáo sư Jeremy Siegel của Trường Wharton thuộc Đại học Pennsylvania đã không còn cho rằng Fed cần giảm lãi suất khẩn cấp.
Tuy vậy, Giáo sư Jeremy Siegel vẫn mong muốn các nhà hoạch định chính sách của Fed cắt giảm lãi suất nhanh chóng và quyết liệt trong thời gian tới.
Bình luận trên được đưa ra trong bối cảnh thị trường đang lao dốc khi những lo ngại về nguy cơ suy thoái kinh tế Mỹ và các ý kiến cho rằng Fed đang quá chậm chạp trong việc nới lỏng chính sách khi lạm phát đã hạ nhiệt. Tuy nhiên, kể từ sau đó tình hình có sự cải thiện và sự phục hồi mạnh mẽ của thị trường vào ngày 8/8 dường như đã làm giảm bớt những quan ngại nói trên. Ngày 31/7 vừa qua, Fed đã giữ nguyên lãi suất lần thứ 8 liên tiếp ở mức 5,25% -5,5%. Quyết định này nhanh chóng vấp phải những ý kiến trái chiều khi một báo cáo sau đó cho thấy số đơn xin trợ cấp thất nghiệp hàng tuần của Mỹ gia tăng và hoạt động sản xuất của Mỹ bị thu hẹp.Tuy nhiên, dữ liệu công bố ngày 8/8 cho thấy số đơn xin trợ cấp thất nghiệp ban đầu của Mỹ giảm mạnh hơn dự kiến trong tuần trước, cho thấy lo ngại về thị trường lao động đang suy yếu là quá mức. Ngoài ra, một chỉ số của lĩnh vực dịch vụ Mỹ được công bố vào đầu tuần này cũng tốt hơn dự kiến.
Thị trường dự đoán Fed sẽ cắt giảm lãi suất ít nhất 0,25 điểm phần trăm vào tháng 9/2024 và có thể tiếp tục cắt giảm 1 điểm phần trăm vào cuối năm 2024. Tuy nhiên, những dự báo đó vẫn tiếp tục thay đổi khi các nhà đầu tư chờ xem Fed quyết định tốc độ nới lỏng chính sách tiền tệ ở mức nào. Sự suy giảm mạnh của thị trường việc làm ở Mỹ dẫn tới những phiên hỗn loạn trên thị trường chứng khoán toàn cầu cũng làm dấy lên suy đoán rằng Fed có thể cắt giảm lãi suất mà không đợi đến cuộc họp dự kiến tiếp theo vào tháng 9/2024. Ngày càng nhiều nhà phân tích đang dự đoán Fed cắt giảm lãi suất 0,5 điểm phần trăm vào cuộc họp tháng 9/2024. Nhưng rất ít người tin rằng Fed sẽ hành động sớm hơn. Nhà kinh tế Kathy Bostjancic của tổ chức bảo hiểm tương hỗ Nationwide cho rằng dữ liệu kinh tế hiện tại không đảm bảo cho việc cắt giảm lãi suất khẩn cấp giữa các cuộc họp và điều này sẽ chỉ gây ra một đợt hoảng loạn mới trên thị trường. Ngay cả cựu Chủ tịch chi nhánh Fed tại New York Bill Dudley, người đã kêu gọi ngân hàng trung ương Mỹ cắt giảm lãi suất vào tuần qua trước cả khi dữ liệu mới nhất cho thấy tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ tăng lên 4,3% trong tháng 7/2024, đã cho rằng việc cắt giảm lãi suất giữa các cuộc họp là “rất khó xảy ra”. Trong những ngày kể từ khi tình trạng hỗn loạn bắt đầu, thị trường chứng khoán toàn cầu đã phần nào phục hồi. Một báo cáo ngày 8/8 cho thấy ít người Mỹ nộp đơn yêu cầu bảo hiểm thất nghiệp hơn đã làm giảm bớt phần nào sự quan ngại của thị trường. Vào cuối tháng 8/2024, Chủ tịch Fed Jerome Powell dự kiến sẽ có cơ hội đưa ra lộ trình cụ thể mà ông cho là cần thiết khi lãnh đạo các ngân hàng trung ương toàn cầu tham gia hội nghị chuyên đề kinh tế hàng năm của Fed tại thành phố Kansas ở Jackson Hole, Wyoming. Hiện tại, nhiều ý kiến dự đoán ông Powell sẽ bỏ qua cú lao dốc vừa qua của thị trường chứng khoán và thực hiện theo những gì đã phát biểu tại cuộc họp chính sách tiền tệ diễn ra trong hai ngày 30-31/7. Trong những tuần tới, dữ liệu về việc làm, lạm phát, chi tiêu tiêu dùng và tăng trưởng kinh tế của Mỹ đều có thể ảnh hưởng đến mức độ cắt giảm lãi suất (0,25 điểm phần trăm hay lớn hơn) của Fed. Trong khi đó, Chủ tịch chi nhánh của Fed ở Kansas, Jeff Schmid, ngày 8/8 cho rằng dữ liệu “đáng khích lệ” gần đây khiến ông tin tưởng hơn rằng lạm phát của Mỹ đang hạ nhiệt và đặt ra tiền đề cho việc giảm lãi suất của Fed. Ông Schmid lưu ý rằng giá cả có thể biến động và Fed cần “thời gian dài hơn” để chắc chắn diễn biến tiếp theo của lạm phát. Tuy vậy, theo ông Schmid, nếu lạm phát tiếp tục ở mức thấp thì ông càng tin tưởng hơn về việc Fed đang đi đúng hướng để ổn định giá cả và khi đó là lúc thích hợp để cơ quan này điều chỉnh chính sách tiền tệ. Với lạm phát ở mức khoảng 2,5% và mục tiêu của Fed là 2%, Fed đã “gần đạt được mục tiêu”. Về phần mình, Chủ tịch chi nhánh Fed tại Richmond, Thomas Barkin ngày 8/8 cho biết các cuộc thảo luận của ông với những lãnh đạo doanh nghiệp cho thấy thị trường lao động Mỹ đang hạ nhiệt là do hoạt động tuyển dụng chậm hơn thay vì tăng cường sa thải nhân sự, giúp Fed có thời gian để cân nhắc lộ trình của chính sách tiền tệ trong thời gian tới. Phát biểu tại một sự kiện trực tuyến mới đây do Hiệp hội Kinh tế Kinh doanh Quốc gia tổ chức, ông Barkin tỏ ra khá lạc quan về khả năng lạm phát của Mỹ có diễn biến tích cực trong vài tháng tới. Ông Barkin lưu ý rằng giá cổ phiếu Mỹ sau đợt sụt giảm gần đây vẫn tăng khoảng 10% và diễn biến vừa qua của thị trường chứng khoán không quá nghiêm trọng. Vì vậy, ông Barkin cho biết hiện không thấy có nhiều khả năng Fed cắt giảm lãi suất ở thời điểm hiện tại.- Từ khóa :
- fed
- thị trường chứng khoán
- lãi suất ngân hàng
Tin liên quan
-
Giá vàng
Giá vàng thế giới tăng hơn 1% nhờ triển vọng Fed hạ lãi suất
07:21' - 09/08/2024
Theo công cụ FedWatch của CME, thị trường dự đoán 72% khả năng lãi suất sẽ được cắt giảm 50 điểm cơ bản trong tháng 9, tăng so với mức 70% hôm 5/8.
-
Giá vàng
Giá vàng chạm mức cao nhất hai tuần sau tín hiệu từ Fed
16:40' - 01/08/2024
Tại châu Á, các thị trường vàng và dầu đều đi lên trong phiên giao dịch chiều 1/8, khi Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ Jerome Powell mở ra khả năng cắt giảm lãi suất vào tháng Chín.
-
Thị trường
Triển vọng Fed hạ lãi suất tiếp sức cho các thị trường châu Á
10:49' - 01/08/2024
Sáng 1/8, hầu hết các TTCK châu Á đi lên theo đà phục hồi của các cổ phiếu công nghệ, trong khi triển vọng nới lỏng chính sách sắp tới ở Mỹ đã thúc đẩy các thị trường trái phiếu và hàng hóa toàn cầu.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Rơi trực thăng ở vùng Viễn Đông Nga, 3 người thiệt mạng
16:19' - 17/09/2024
Nhà chức trách Nga ngày 17/9 xác nhận 3 người trên chiếc máy bay trực thăng Robinson mất tích 1 ngày trước đó tại tỉnh Amur đã thiệt mạng.
-
Kinh tế Thế giới
Canada để ngỏ khả năng đẩy nhanh tốc độ cắt giảm lãi suất
12:30' - 17/09/2024
Ngân hàng trung ương Canada sẽ tăng tốc độ và biên độ cắt giảm lãi suất cơ bản nếu tình hình kinh tế tiếp tục xấu đi.
-
Kinh tế Thế giới
Thị phần ô tô điện tại châu Âu sẽ phục hồi mạnh vào năm 2025
12:12' - 17/09/2024
Dự kiến, doanh số bán EV sẽ tăng lên mức 24% thị phần vào năm 2025 nhờ việc mở rộng loạt sản phẩm EV được tung ra thị trường.
-
Kinh tế Thế giới
Thêm một ngân hàng trung ương lớn có thể giảm mạnh lãi suất
08:45' - 17/09/2024
Truyền thông Canada ngày 15/9 dẫn lời Thống đốc Ngân hàng trung ương nước này (BoC) Tiff Macklem nói rằng BoC sẽ tăng tốc độ và biên độ cắt giảm lãi suất cơ bản nếu tình hình kinh tế xấu hơn nữa.
-
Kinh tế Thế giới
Cái bắt tay chiến lược giữa hai cường quốc dầu mỏ
08:40' - 17/09/2024
Theo thông báo của Chính phủ Ai Cập, Thái tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman ngày 16/9 tuyên bố rằng Quỹ đầu tư công của Saudi Arabia (PIF) sẽ rót 5 tỷ USD đầu tiên vào quốc gia Bắc Phi này.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Thái Lan ước tính thiệt hại khoảng 811 triệu USD vì lũ lụt
08:36' - 17/09/2024
Theo Liên đoàn Công nghiệp Thái Lan (FTI), đợt lũ lụt ở miền Bắc Thái Lan là nghiêm trọng nhất trong 80 năm qua và gây thiệt hại tới 27 tỷ baht (khoảng 811 triệu USD) đối với nền kinh tế nước này.
-
Kinh tế Thế giới
Khai mạc Hội nghị Hội đồng Khu vực mậu dịch tự do ASEAN lần thứ 38
19:58' - 16/09/2024
Theo phóng viên TTXVN tại Lào, ngày 16/9 tại thủ đô Viêng Chăn, Hội nghị Hội đồng Khu vực mậu dịch tự do ASEAN lần thứ 38 đã khai mạc dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Thương mại Lào Malaythong Kommasith.
-
Kinh tế Thế giới
Nam Định thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư Thụy Sĩ
18:36' - 16/09/2024
Diễn đàn Kinh tế Thụy Sĩ - Việt Nam (SVEF) vừa hợp tác với Đại sứ quán Việt Nam tại Thụy Sĩ tổ chức hội thảo mang tên "Nam Định: Điểm đến tiếp theo cho đầu tư của Thụy Sĩ và châu Âu tại Việt Nam".
-
Kinh tế Thế giới
Các công ty khởi nghiệp Ấn Độ chạy đua IPO
15:12' - 16/09/2024
Một vài trong số các công ty này thậm chí định giá cổ phiếu chào bán ra công chúng lần đầu (IPO) thấp hơn so với vòng gọi vốn gần nhất để thu hút nhà đầu tư.