Đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông đang nghiệm thu từng phần
Ngày 20/12, đại diện Ban Quản lý dự án đường sắt (Bộ Giao thông Vận tải) cho biết, dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến Cát Linh - Hà Đông đã hoàn thành khối lượng xây dựng và đang trong quá trình nghiệm thu từng phần.
Để vận hành dự án, tổng thầu phải hoàn thiện đề cương, cũng như thực hiện vận hành thử toàn bộ hệ thống đường sắt Cát Linh - Hà Đông trong 20 ngày để đánh giá an toàn hệ thống và phục vụ nghiệm thu toàn bộ dự án.
Cũng theo đại diện Ban Quản lý dự án đường sắt, việc đánh giá an toàn hệ thống do tư vấn độc lập (Liên danh Apave-Certifier-Tricc) thực hiện. Sau khi dự án nghiệm thu toàn bộ, được cấp giấy chứng nhận an toàn hệ thống để khai thác sẽ được bàn giao cho thành phố Hà Nội, trực tiếp là Công ty TNHH Một thành viên Đường sắt Hà Nội khai thác, vận hành.
Trước đó, trong văn bản trả lời cử tri Hà Nội mới đây của Bộ Giao thông Vận tải về dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến Cát Linh – Hà Đông, Bộ Giao thông Vận tải thừa nhận một loạt vấn đề về dự án này, đặc biệt là các nguyên nhân khiến dự án chậm tiến độ, đội vốn…
Đánh giá về nguyên nhân chủ quan, Bộ Giao thông Vận tải cho hay, dự án có thiết kế cơ sở ban đầu sơ sài, chưa lường hết quy mô, tính chất, công năng, nên phải điều chỉnh tại bước thiết kế kỹ thuật; chờ Nhà tài trợ phê duyệt hợp đồng, cấp hiệu lực cho Hiệp định vay vốn bổ sung kéo dài.
Ngân hàng Xuất Nhập khẩu Trang Quốc (China Eximbank) là cơ quan quản lý, cung cấp nguồn vốn vay không thiết lập đại diện thường trú tại Việt Nam, làm ảnh hưởng đến hiệu quả điều hành cấp vốn thực hiện Dự án.
Trong khi đó, Tập đoàn Cục 6 Đường sắt Trung Quốc (Tổng thầu EPC) chưa có kinh nghiệm trong triển khai thực hiện Dự án tổng thể theo hình thức hợp đồng EPC, đồng thời chưa thực hiện theo đúng cam kết về tiến độ, thiếu kinh nghiệm trong việc thiết kế.
Bên cạnh đó, cách thức triển khai thực hiện Dự án ở mỗi nước có sự khác biệt, đặc biệt là cách thức lập Hồ sơ thiết kế, nghiệm thu thanh toán. Trong khi đây là lần đầu tiên Tổng thầu Trung Quốc thực hiện dự án tại Việt Nam, dẫn đến việc quản lý điều hành của Tổng thầu còn nhiều lúng túng và bất cập.
Đồng thời, việc giải ngân của Hiệp định vay bổ sung gặp nhiều vướng mắc do các bên chưa thống nhất được ý kiến pháp lý. Cụ thể, Hiệp định vay bổ sung được ký tháng 5/2017, nhưng phải tới tháng 12/2017 mới thống nhất được ý kiến pháp lý, tháng 4/2018 mới thống nhất được 13 điều kiện cho lần giải ngân đầu tiên của dự án.
Về nguyên nhân khách quan, Bộ Giao thông Vận tải cho rằng, việc giải phóng mặt bằng tại Hà Nội rất chậm và phức tạp, không đáp ứng được yêu cầu của khảo sát thiết kế kỹ thuật. Do yếu tố khác biệt về quy định giữa hai quốc gia về tiêu chuẩn kỹ thuật, quy trình, quy phạm trong bước thiết kế, thi công và dự toán gây khó khăn trong điều hành và tổ chức thực hiện.
Bên cạnh đó, hệ thống quy định của pháp luật hiện hành của Việt Nam về thực hiện hợp đồng EPC chưa đầy đủ, đồng bộ, đặc biệt là quy định về tính trọn gói giữa các yếu tố kỹ thuật, tài chính, thủ tục, thẩm quyền phê duyệt điều chỉnh Dự án. Ngoài ra, tổng lạm phát trong giai đoạn thực hiện (2008-2011) lên tới 49,83%, đã ảnh hưởng lớn đến giá nhân công, vật tư, vật liệu xây dựng.
Sau khi liệt kê các nguyên nhân trên, Bộ Giao thông Vận tải đã nhận trách nhiệm chỉ đạo về mình trên cương vị Chủ đầu tư, trách nhiệm trực tiếp là của Ban Quản lý dự án Đường sắt.
Bên cạnh đó, tư vấn thiết kế chịu trách nhiệm về chất lượng lập dự án đầu tư, tư vấn giám sát chịu trách nhiệm trong giám sát; UBND thành phố Hà Nội chịu trách nhiệm về giải phóng mặt bằng chậm…
Dự án đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông sử dụng vốn vay ODA Trung Quốc, với điều kiện chỉ định Tổng thầu EPC là Công ty Hữu hạn Tập đoàn Cục 6 đường sắt Trung Quốc thực hiện. Tư vấn giám sát là Công ty TNHH Giám sát xây dựng Viện nghiên cứu thiết kế công trình đường sắt Bắc Kinh (Trung Quốc). Chủ đầu tư là Bộ Giao thông Vận tải. Ban Quản lý dự án đường sắt được giao trực tiếp quản lý dự án, đại diện chủ đầu tư.
Đường sắt đô thị Hà Nội tuyến Cát Linh-Hà Đông có chiều dài tuyến đi trên cao là 13,5 km (từ Cát Linh đi Hà Đông), khổ đường 1.435 mm và 12 nhà ga trên cao. Đoàn tàu chạy với vận tốc thiết kế tối đa 80 km/giờ, vận tốc bình quân khai thác 35 km/giờ, khai thác với tần suất vận chuyển khoảng 2 phút/chuyến.
Dự án có tổng mức đầu tư sau điều chỉnh là 886 triệu USD (hơn 20.000 tỷ đồng). Dự kiến ban đầu đưa vào khai thác năm 2016 nhưng phải điều chỉnh lùi tiến độ nhưng đến nay vẫn chưa đưa vào khai thác thương mại./.
- Từ khóa :
- đường sắt trên cao
- cát linh
- Hà đông
- nghiệm thu
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Hà Nội điều chỉnh nhiều tuyến buýt để kết nối với ga đường sắt
09:48' - 21/11/2019
Trung tâm Quản lý và điều hành giao thông đô thị đã lên phương án điều chỉnh hàng chục tuyến buýt để kết nối với tuyến đường sắt đô thị.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng thầu chưa cung cấp đủ hồ sơ để đánh giá an toàn dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông
20:31' - 02/10/2019
Tại họp báo Chính phủ chiều tối 2/10, Bộ Giao thông vận tải cho biết, việc cung cấp hồ sơ của tổng thầu để đánh giá an toàn hệ thống với dự án đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông chưa đầy đủ.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Đồng Nai gia hạn cải tạo đất nông nghiệp phục vụ cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây
13:14'
UBND tỉnh Đồng Nai vừa chấp thuận gia hạn 4 dự án cải tạo đất nông nghiệp (thuộc huyện Xuân Lộc và Cẩm Mỹ) kết hợp thu hồi vật liệu san lấp chỉ để phục vụ xây dựng cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê: Kinh tế Việt Nam vẫn còn tồn tại những khó khăn, thách thức
13:10'
Trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới hiện nay, kinh tế quý II/2023 Việt Nam tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, chưa thể tăng trưởng bứt phá nhưng sẽ cải thiện hơn so với quý I/2023.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Thuận khai thác hải sản gắn với phòng, chống khai thác IUU
11:30'
Từ đầu năm đến nay, mặc dù đối mặt với nhiều khó khăn, nhất là tình hình thời tiết diễn biến không thuận lợi nhưng ngư dân Bình Thuận vẫn nỗ lực vươn khơi, bám biển.
-
Kinh tế Việt Nam
An Giang ước xuất siêu gần 237 triệu USD
11:16'
Giám đốc Sở Công Thương An Giang Nguyễn Minh Hùng cho biết, trong 3 tháng đầu năm 2023, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa của tỉnh ước đạt 333,6 triệu USD, tăng 7,78% so với cùng kỳ năm trước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hơn 600.000 m3 đất đắp còn thiếu tại cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây được khơi thông
10:41'
Chủ đầu tư kiến nghị cho phép nhà thầu được tiếp tục thực hiện cải tạo cao độ nền ngay tại các vị trí nhà thầu đề xuất gia hạn để lấy đất phục vụ dự án trong thời gian chờ thủ tục gia hạn mỏ đất.
-
Kinh tế Việt Nam
Quý I/2023, CPI của cả nước tăng 4,18%
10:39'
So với tháng 12/2022, CPI tháng Ba tăng 0,74% và so với cùng kỳ năm trước tăng 3,35%. Tính chung quý I/2023, CPI tăng 4,18% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 5,01%.
-
Kinh tế Việt Nam
Quý I/2023, GDP cả nước tăng trưởng 3,32%
09:59'
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2023 ước tính tăng 3,32% so với cùng kỳ năm trước, chỉ cao hơn tốc độ tăng 3,21% của quý I/2020 trong giai đoạn 2011-2023.
-
Kinh tế Việt Nam
Tăng cường công tác quản lý tài sản kết cấu hạ tầng do Nhà nước đầu tư
08:02'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành Chỉ thị số 09/CT-TTg về tăng cường công tác quản lý tài sản kết cấu hạ tầng do Nhà nước đầu tư, quản lý.
-
Kinh tế Việt Nam
Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược hợp tác đầu tư nước ngoài giai đoạn 2021 - 2030
07:57'
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Quyết định số 308/QĐ-TTg ngày 28/3/2023 phê duyệt Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược hợp tác đầu tư nước ngoài giai đoạn 2021 - 2030.