Duy trì vị thế ngành tôm trên thị trường toàn cầu
Đây là nhận định của bà Lê Hằng - Phó Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) tại hội thảo Phát triển xanh hóa ngành tôm Việt Nam do Cục Thủy sản và Kiểm ngư (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) phối hợp Hội Thủy sản Việt Nam tổ chức ngày 26/3 tại thành phố Cần Thơ.
Để ngành tôm Việt Nam phát triển xanh, theo bà Lê Hằng, ngành tôm phải phát triển theo hướng kinh tế tuần hoàn (tái sử dụng phụ phẩm, xây dựng khu công nghiệp xanh); hình thành mô hình nuôi tôm bền vững (nuôi tôm sinh thái, nuôi tôm tuần hoàn và không xả thải); tăng cường chuyển đổi sản phẩm "xanh" được cấp chứng nhận bền vững ASC, MSC; tăng cường truy xuất nguồn gốc bằng công nghệ blockchain, theo dõi sản phẩm;...
Qua theo dõi thị trường ngành tôm của Ecuador cho thấy, Việt Nam có thể áp dụng bài học từ Ecuador để nâng cao năng lực cạnh tranh, đảm bảo sự phát triển bền vững của ngành tôm trong tương lai. Đó là việc chọn lọc và cải thiện di truyền tôm nội địa; áp dụng mô hình nuôi bền vững, ít thâm canh; tăng cường tích hợp chuỗi cung ứng; chuyển đổi sản phẩm theo nhu cầu thị trường... Cụ thể, Việt Nam có thể giảm phụ thuộc vào giống nhập khẩu thay vào đó là đầu tư nghiên cứu và lai tạo chọn lọc để có nguồn giống chất lượng cao, phù hợp với điều kiện nuôi trong nước. Cùng đó, xem xét giảm mật độ nuôi tại các khu vực phù hợp, kết hợp với giải pháp sinh học để duy trì chất lượng nước và sức khỏe tôm. Việt Nam cần tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ nuôi để tạo ra chuỗi cung ứng đồng bộ, nâng cao năng lực cạnh tranh. "Thay vì chỉ tập trung vào xuất khẩu tôm nguyên liệu, ngành nên chuyển đổi sản phẩm theo nhu cầu thị trường, linh hoạt hơn trong chiến lược sản phẩm đẩy mạnh chế biến sâu" - Phó Tổng thư ký VASEP gợi ý. Từ thực tế doanh nghiệp nuôi tôm với quy mô lớn trên 2.000 ao nuôi với số lượng 200 triệu con tôm, đại diện Công ty CP Thủy sản Minh Phú chia sẻ, thành công trong nuôi tôm được học từ Ecuador là không đặt mật độ lên hàng đầu mà giảm mật độ ao nuôi để hướng đến bền vững. Các ao nuôi duy trì sức tải không vượt quá 2 kg tôm/m2 ao nuôi. Đại diện Minh Phú cũng cho biết: Tôm nuôi thường mắc phải những bệnh lặp lại nhưng giải pháp của các trang trại nuôi xử lý bệnh cho tôm không phải từ thuốc, chất hóa chất mà là giải pháp thích ứng, sống chung với mầm bệnh bằng cách trang bị y tế dự phòng (ứng dụng công nghệ sinh học, chế phẩm sinh học độc lực cao chống lại các mầm bệnh); nuôi tôm dưới sức tải của ao và tăng cường hệ miễn dịch. Để xanh hóa vùng nuôi, Minh Phú không sử dụng bất cứ hóa chất nào để xử lý nguồn nước. Thay vào đó, công ty tạo ra nguồn nước cân bằng sinh học từ nhiều vi khuẩn có lợi, giàu khoáng chất, không sử dụng bất kỳ chất diệt khuẩn nào trong nguồn nước (để tôm sống trong môi trường dù có mầm bệnh nhưng tôm vượt qua được).Khi thả tôm giống, Minh Phú tạo lượng tảo khuê dày để tôm không bị sốc khi được thả vào môi trường nuôi mới. Đặc biệt, là doanh nghiệp xuất khẩu, Minh Phú tuyệt đối "nói không" với kháng sinh trong nuôi tôm, thay vào đó là sử dụng các peptide kháng khuẩn nhân tạo và tự nhiên, đạm thủy phân để chiến đấu với các hại khuẩn.
Hướng đến mục tiêu bền vững ngành tôm, Cục Thủy sản và Kiểm ngư đang phối hợp với đối tác triển khai các dự án liên quan tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn trong nuôi tôm như: "Cải thiện hệ thống tuần hoàn nước phục vụ nuôi trồng thủy bền vững" (i4AG) được triển khai tại Sóc Trăng và Cà Mau; "Thúc đẩy thực hiện quản lý rừng bền vững và Bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam" triển khai tại Sóc Trăng, Cà Mau; “Cộng đồng ven biển thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu tại Việt Nam” tại một số địa điểm ở Huế, Bình Định, Sóc Trăng.
Theo số liệu thống kê, năm 2024, sản lượng tôm cả nước đạt 1,264 triệu tấn, (tăng 5,3% so với năm 2023). Việt Nam là một trong năm quốc gia xuất khẩu tôm lớn nhất thế giới (cùng Ecuador, Ấn Độ, Trung Quốc). Tôm Việt Nam được xuất khẩu tới hơn 100 thị trường trên thế giới; trong đó có những thị trường lớn và yêu cầu cao như Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, Canada.
Mặc dù, tăng trưởng về năng suất và kim ngạch xuất khẩu nhưng theo đánh giá của các doanh nghiệp, hiệp hội, ngành tôm Việt Nam hiện đang đối mặt với nhiều thách thức như: yêu cầu và rào cản thị trường tăng, thời tiết và khí hậu bất lợi (lũ lụt, hạn hán, xâm nhập mặn); hạ tầng vùng nuôi quy mô nhỏ lẻ; biến động địa chính trị bất ổn làm thị trường xáo trộn; tình hình kinh tế khó khăn nên nhu cầu chi tiêu giảm; chi phí sản xuất cao và bị cạnh tranh từ các nước xuất khẩu tôm lớn (Ecuador, Ấn Độ); tỷ trọng và tiến độ cấp mã vùng trồng thấp nên truy xuất nguồn gốc gặp khó khăn.- Từ khóa :
- tôm
- tôm việt nam
- xuất khẩu tôm
- thủy sản việt nam
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Quy định về quản lý khai thác, đánh bắt thủy sản có tầm nhìn xa hơn, căn cơ hơn
18:30' - 25/03/2025
Theo Bộ Nông nghiệp và Môi trường, việc thực hiện quy định về kích thước tối thiểu được phép khai thác thủy sản đã gây khó khăn, bất cập cho ngư dân, doanh nghiệp trong việc thu mua nguyên liệu.
-
Kinh tế Thế giới
Canada kiện Trung Quốc lên WTO về thuế nông, thủy sản
09:36' - 25/03/2025
Ngày 24/3, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cho biết đã nhận được đơn kiện của Canada đối với Trung Quốc về việc Bắc Kinh áp thuế bổ sung đối với các mặt hàng nông, thủy sản của Canada.
-
DN cần biết
EU sẽ kiểm soát asen vô cơ trong nhiều loại thủy sản nhập khẩu
19:09' - 24/03/2025
EU bổ sung mức dư lượng tối đa (MRLs) asen vô cơ trong cá và các loại thủy sản khác từ 0,05 – 1,5 ppm.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Giá dầu vẫn dưới ngưỡng 70 USD/thùng khi thị trường dõi theo quyết định của OPEC+
14:49' - 01/07/2025
Giá dầu ổn định vào chiều 1/7, trong bối cảnh thị trường đánh giá khả năng các nhà sản xuất dầu lớn sẽ tăng sản lượng trong tháng Tám tại cuộc họp sắp tới.
-
Hàng hoá
Thị trường năng lượng và nguyên liệu công nghiệp đồng loạt giảm giá
10:16' - 01/07/2025
Chỉ số MXV-Index giảm hơn 0,6% xuống còn 2.198 điểm - mức thấp nhất trong vòng một tuần qua. Thị trường năng lượng và nguyên liệu công nghiệp gây chú ý với giới đầu tư khi nhiều mặt hàng giảm giá
-
Hàng hoá
Giá xăng dầu đồng loạt giảm từ hôm nay 1/7 nhờ giảm thuế giá trị gia tăng
08:25' - 01/07/2025
Kể từ hôm nay 1/7, giá bán các mặt hàng xăng dầu các đồng loạt giảm do Nghị quyết số 204/2025/QH15 của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng có hiệu lực thi hành.
-
Hàng hoá
Giá dầu thế giới ghi nhận tháng tăng thứ hai liên tiếp
06:53' - 01/07/2025
Giá dầu thế giới giảm nhẹ trong phiên giao dịch ngày 30/6, trong bối cảnh các nhà đầu tư cân nhắc giữa tình hình đang hạ nhiệt tại Trung Đông và khả năng OPEC+ sẽ tăng sản lượng vào tháng Tám.
-
Hàng hoá
Quảng Ninh thu giữ và tiêu hủy gần 17 tấn nhuyễn thể không rõ nguồn gốc
19:37' - 30/06/2025
Ngày 30/6, Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh vừa phát hiện, kiểm tra, thu giữ và xử lý tiêu hủy gần 17 tấn ngao và hàu sữa không rõ nguồn gốc, xuất xứ có tổng trị giá hơn 670 triệu đồng.
-
Hàng hoá
Giá gas bán lẻ trong nước tháng 7 tiếp tục giảm
17:47' - 30/06/2025
Cùng xu hướng biến động như tháng 6, giá gas bán lẻ trong nước tháng 7 tiếp tục giảm tháng thứ hai liên tiếp theo xu hướng giá gas thế giới.
-
Hàng hoá
Giá dầu giảm khi căng thẳng địa chính trị hạ nhiệt
16:51' - 30/06/2025
Những lo ngại dai dẳng về triển vọng nhu cầu vẫn là một yếu tố kìm hãm đà giảm sâu của giá dầu
-
Hàng hoá
Kim loại đồng loạt tăng giá
09:34' - 30/06/2025
Diễn biến trái chiều giữa thị trường năng lượng và kim loại. Trong khi 5 mặt hàng năng lượng khép tuần giao dịch trong sắc đỏ thì thị trường kim loại chứng kiến toàn bộ các mặt hàng đồng loạt tăng giá
-
Hàng hoá
Giá dầu châu Á kéo dài đà giảm do một loạt yếu tố bất lợi
07:51' - 30/06/2025
Giá dầu giảm trong sáng 30/6 trên thị trường châu Á, sau tuần thua lỗ nặng nề nhất trong hơn hai năm qua giữa lúc các quỹ phòng hộ bán tháo sau thỏa thuận ngừng bắn mong manh giữa Iran – Israel.