ECB liệu có thắng trong cuộc chiến chống lạm phát?
Theo tạp chí La Tribune, tại Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone), lạm phát đã giảm xuống 4,3%, mức thấp nhất kể từ tháng 10/2021. Đây là tin tốt lành có thể mang lại hy vọng về việc Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) chấm dứt tiến trình tăng lãi suất, hoặc thậm chí sớm hạ thấp các tỷ lệ này. Tuy nhiên, kịch bản này vẫn còn rất mong manh.
Liệu chỉ số lạm phát đã bị chinh phục? Chỉ số giá tiêu dùng ở Eurozone đã giảm xuống 4,3% trong tháng 9/2023 (theo số liệu công bố ngày 29/9 của Eurostat – Cơ quan thống kê châu Âu). Đây là kết quả rất đáng chú ý vì tốt hơn nhiều so với Chỉ số giá tiêu dùng của tháng 8 là 5,2%, và khác xa mức đỉnh 10,6% hồi tháng 10/2022, cũng là đỉnh điểm của khủng hoảng năng lượng. Đây là mức thấp nhất kể từ tháng 10/2021.Điều này cho thấy những dấu hiệu về tác động tích cực của việc thắt chặt tiền tệ do ECB thực hiện kể từ tháng 7/2022 đã xuất hiện. Để đạt được mục tiêu lạm phát 2%, thể chế này đã nhiều lần liên tiếp tăng lãi suất cơ bản. Đây là mức cao nhất kể từ khi có đồng tiền chung châu Âu hồi năm 1999.Jack Allen-Reynolds, chuyên gia của Capital Economics, cho biết cuối năm nay, “lạm phát sẽ tiếp tục giảm” xuống “khoảng 3,5%” nhờ tốc độ tăng giá thực phẩm, công nghiệp và hàng hóa dịch vụ tiếp tục chậm lại.Alexandre Baradez, người đứng đầu bộ phận phân tích thị trường tại IG France, xác nhận với tạp chí La Tribune: “Chúng tôi bắt đầu thấy tác động của việc ECB tăng lãi suất và hoạt động kinh tế chậm lại”.Bởi ngoài tác động đến việc tăng giá, động thái thắt chặt tiền tệ còn tác động đến tăng trưởng của khu vực Eurozone (hiện có 20 quốc gia thành viên), vốn đã lo ngại về nguy cơ suy thoái từ nhiều tháng qua. Ngày 11/ 9 vừa qua, Ủy ban châu Âu (EC) đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2023 và 2024 của khu vực xuống còn lần lượt là 0,8% và 1,3%.Ngoài ra, việc tăng lãi suất hơn nữa để kiềm chế lạm phát thậm chí có thể gây ra những hậu quả rất tiêu cực đối với hoạt động kinh tế ở khu vực Eurozone. Trên thực tế, lãi suất cơ bản ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí nợ của các hộ gia đình, doanh nghiệp và quốc gia châu Âu. Theo số liệu từ Ngân hàng Trung ương Pháp, mức cho vay bất động sản ở nước này trong tháng 7/2023 đã giảm 40% so với cùng kỳ năm ngoái.Điều gì thuyết phục ECB ngừng điều chỉnh chính sách tiền tệ? Chuyên gia Jack Allen-Reynolds khẳng định: “Điều này củng cố ý tưởng của chúng tôi rằng ECB đã hoàn tất việc tăng lãi suất”. Nhìn nhận này cũng nhận được sự tán thành của François Villeroy de Galhau, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Pháp: “Dữ liệu có được đã củng cố niềm tin của chúng tôi rằng lạm phát ở khu vực đồng euro và Pháp sẽ quay trở lại mục tiêu 2% vào năm 2025, cho thấy mức lãi suất cơ bản hiện tại của chúng tôi là phù hợp”.Niềm tin được củng cố đến mức một số người đã suy đoán về một mức lãi suất thấp hơn. Đối với Fabio Balboni, nhà kinh tế học tại HSBC, đợt cắt giảm lãi suất đầu tiên thậm chí có thể diễn ra ở Mỹ “vào quý III/2024” và ở phần còn lại của thế giới vào năm 2025. Theo chuyên gia này, “trong bối cảnh tăng trưởng yếu, việc giảm lãi suất sẽ rất phức tạp trong khi lạm phát vẫn quá cao”.Về phần mình, Jennifer McKeown, chuyên gia kinh tế tại cơ quan nghiên cứu Capital Economics, đánh giá rằng “khi năm 2024 đến gần, chu kỳ nới lỏng sẽ bắt đầu” và dự đoán “21 trong số 30 ngân hàng trung ương lớn trên thế giới sẽ giảm lãi suất trong năm tới”.Đầu tuần trước, Chủ tịch ECB Christine Lagarde đã khẳng định rằng lãi suất cao khiến các hộ gia đình đi vay phải chịu “đau khổ” và cho biết bà muốn giảm những tác động này càng nhiều càng tốt. Tuy nhiên, ECB sẽ giữ lãi suất ở mức cao trong thời gian cần thiết. Do đó, phần lớn các nhà kinh tế và phân tích chỉ nhận thấy lãi suất ở châu Âu sẽ giảm trong khoảng thời gian từ quý II đến quý III/2024.Tuy nhiên, cũng có một số chuyên gia cho biết không loại trừ khả năng lãi suất sẽ tăng thêm. Ngày 18/9, Peter Kazimir, Thống đốc Ngân hàng Slovakia, đã đề cập đến khả năng này: “Chỉ những dự báo tháng 3/2024 mới có thể khẳng định liệu Eurozone có tiến dần tới mục tiêu lạm phát được mong đợi hay không. Đây là lý do tại sao hiện tại tôi không thể loại trừ khả năng lãi suất sẽ tăng hơn nữa”. Tương tự, ngày 25/9, Isabel Schnabel, thành viên Hội đồng thống đốc khu vực Eurozone, khẳng định “vấn đề lạm phát vẫn chưa được giải quyết”.
Do vậy, đang có những ý kiến khác nhau về tương lai chính sách tiền tệ của ECB, bởi cuộc chiến giá cả vẫn chưa đạt được thắng lợi và vẫn còn nhiều mơ hồ. Sự chậm lại của giá một phần được giải thích bởi hiệu ứng cơ bản. Nói cách khác, lạm phát giảm không có nghĩa là giá giảm mà đúng hơn là giá đang tăng chậm hơn. Trong khi giá cả đã đạt đỉnh vào mùa Hè và mùa Thu năm 2022 (so với năm 2021), nên tốc độ tăng hiện nay có vẻ ít mạnh mẽ hơn. Tóm lại, khó có thể tuyên bố chiến thắng ở thời điểm hiện tại. Đặc biệt là vì mức này vẫn còn cách xa mục tiêu đưa lạm phát về 2% của ECB.Ngoài ra, Alexandre Hezez, Giám đốc công ty Quản lý Tài chính của tập đoàn Richelieu có trụ sở tại Paris, cảnh báo: “Có hai vấn đề làm dấy lên lo ngại về lạm phát cao kéo dài: Giá dầu và tiền lương”. Sau khi giảm xuống 72 USD/thùng (68 euro) vào cuối tháng Sáu, giá dầu thô Brent đã lại tăng lên 95 USD/thùng vào cuối tháng Chín. Như vậy, giá dầu đã tăng 32% trong ba tháng và hiện có nguy cơ giữ ở mức cao, trong khi nhiều quốc gia sản xuất dầu muốn duy trì sản lượng ở mức thấp.Theo Alexandre Hezez, “việc tăng giá năng lượng có thể làm giảm tỷ suất lợi nhuận của công ty vào thời điểm tiền lương đang bắt đầu tăng đáng kể ở Mỹ và châu Âu”. Trong trường hợp xấu nhất, lạm phát đình trệ (tức là lạm phát kết hợp với suy thoái kinh tế) có thể xảy ra và lãi suất trung tâm sẽ được giữ ở mức cao trong một thời gian dài, bởi “đây sẽ là cách duy nhất để đưa nền kinh tế vận động trở lại (bằng cách hạ thấp chúng khi lạm phát được kiềm chế). Nếu vậy, cần hy vọng rằng các nhà sản xuất dầu mỏ sẽ chấp nhận tăng sản lượng./.Tin liên quan
-
Phân tích - Dự báo
Điều gì xảy ra khi mỏ khí đốt lớn nhất châu Âu bị đóng cửa?
06:30' - 03/10/2023
Lịch sử ngành năng lượng của châu Âu đang chuyển sang một trang mới, khi mỏ khí đốt tự nhiên Groningen của Hà Lan – mỏ khí lớn nhất châu Âu – đóng cửa kể từ ngày 1/10.
-
Tài chính & Ngân hàng
Lạm phát tại Eurozone giảm xuống mức thấp nhất trong gần hai năm
06:30' - 01/10/2023
Theo số liệu sơ bộ do Cơ quan Thống kê Liên minh châu Âu (Eurostat) mới công bố, lạm phát tại Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) trong tháng 9/2023 giảm xuống mức thấp nhất trong gần hai năm.
-
Ý kiến và Bình luận
FT: Châu Âu vẫn phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu thô từ Nga
08:10' - 27/09/2023
Tờ Thời báo Tài chính (FT) của Anh cho biết nguồn cung cấp qua các nước thứ ba đã che giấu sự phụ thuộc thực sự của Liên minh châu Âu (EU) vào nguyên liệu thô từ Nga.
-
Tài chính & Ngân hàng
Các bộ trưởng tài chính Eurozone trước lựa chọn khó khăn
11:10' - 16/09/2023
Theo Ủy viên phụ trách các vấn đề kinh tế của EU, Paolo Gentiloni, các chính sách tài khóa nên tránh ảnh hưởng đến các quyết định của ECB.
-
Ý kiến và Bình luận
EC hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của Eurozone
06:38' - 12/09/2023
EC nhận định kinh tế của Eurozone nói riêng và Liên minh châu Âu (EU) nói chung sẽ tiếp tục tăng trưởng, song sẽ thấp hơn so với dự báo được đưa ra đầu năm nay.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Eurozone tăng trưởng 0,1% trong quý II/2023
05:30' - 08/09/2023
Dữ liệu chính thức vừa công bố cho thấy kinh tế Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) chỉ tăng trưởng 0,1% trong quý II/2023, thấp hơn so với ước tính trước đó.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Các nhà máy ô tô Mexico lo ngại chính sách thuế mới của Mỹ
06:30'
Theo tờ The New York Times bằng tiếng Tây Ban Nha, chính sách thuế quan trong nhiệm kỳ Tổng thống lần thứ hai của ông Donald Trump có thể giáng đòn mạnh vào các nhà máy sản xuất ô tô tại Mexico.
-
Phân tích - Dự báo
Chuyển đổi năng lượng - “thế khó” cuả Nhật Bản
05:30'
Nhật Bản đang cân nhắc đặt mục tiêu đưa năng lượng tái tạo trở thành nguồn năng lượng lớn nhất của đất nước vào năm tài chính bắt đầu từ tháng 4/2040.
-
Phân tích - Dự báo
Vàng sẽ tìm lại đỉnh cao?
15:26' - 25/11/2024
Giới phân tích dự đoán giá vàng sẽ phục hồi vào năm tới, do vàng vẫn giữ được sức hấp dẫn như một tài sản trú ẩn an toàn.
-
Phân tích - Dự báo
“Đế chế” Donald Trump 2.0 và những ảnh hưởng - Bài cuối: Tương lai thương mại toàn cầu
06:30' - 25/11/2024
Nhiệm kỳ Tổng thống thứ hai của ông Trump có thể ủng hộ lập trường thương mại "Nước Mỹ trên hết", do đó một số quốc gia sẽ phải đối mặt với một hành động cân bằng phức tạp.
-
Phân tích - Dự báo
“Đế chế” Donald Trump 2.0 và những ảnh hưởng - Bài 2: Viễn cảnh u ám tại châu Âu
05:30' - 25/11/2024
Chính sách của ông Trump đã được người kế nhiệm là ông Joe Biden tiếp tục duy trì. Tuy nhiên, lần này, quy mô của những gì ông dự định làm có thể sẽ lớn chưa từng có.
-
Phân tích - Dự báo
"Đế chế” Donald Trump 2.0 và những ảnh hưởng - Bài 1: Đông Nam Á vượt qua thế nào?
06:30' - 24/11/2024
Chênh lệch lớn về thuế suất sẽ tạo ra động lực mạnh mẽ cho "kỹ thuật áp thuế", nghĩa là sắp xếp lại chuỗi cung ứng với mục đích duy nhất là đủ điều kiện để được hưởng mức thuế suất thấp hơn.
-
Phân tích - Dự báo
Lý do Trung Quốc tăng cường đầu tư vào Nam Mỹ
05:30' - 24/11/2024
Theo tạp chí La Tribune, việc Chủ tịch Trung Quốc khánh thành một siêu cảng ở Chancay, miền Bắc Peru, cho thấy chính sách tăng cường đầu tư của Bắc Kinh vào khu vực Nam Mỹ.
-
Phân tích - Dự báo
Yếu tố quyết định sự phục hồi kinh tế Thái Lan
06:30' - 23/11/2024
Tăng trưởng kinh tế của Thái Lan có thể đối mặt với rủi ro suy giảm nếu Tổng thống đắc cử của Mỹ Donald Trump theo đuổi các chính sách thương mại quyết liệt mà ông đã đưa ra trong chiến dịch tranh cử.
-
Phân tích - Dự báo
"Chảy máu” vốn vì cơn sốt tiền điện tử và cổ phiếu Mỹ
05:30' - 23/11/2024
Thị trường tiền điện tử ở Hàn Quốc đã nổi lên như một kênh đầu tư thay thế hấp dẫn so với các sàn giao dịch chứng khoán nội địa đang đi xuống.