EU áp đặt tiêu chuẩn mới về môi trường với các nước xuất khẩu đang phát triển
Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, Ủy ban châu Âu (EC) ngày 22/9 đề xuất rằng các nước đang phát triển nếu muốn được hưởng lợi từ việc tiếp cận ưu đãi vào thị trường Liên minh châu Âu (EU) thì phải đáp ứng các tiêu chuẩn mới về môi trường và quản trị, đồng thời tuân thủ các cam kết bổ sung về nhân quyền và quyền lao động.
Với lần sửa đổi này của "Chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập" (GSP) sẽ được áp dụng vào năm 2024, EU mong muốn chú trọng hơn vào chiến lược môi trường của chính mình và mục tiêu trung hòa khí thải carbone vào năm 2050.
Do đó, EC đang đề xuất một "GSP xanh hơn" bằng cách mở rộng danh sách các công ước quốc tế mà các nước hưởng lợi GSP + phải phê chuẩn, bao gồm cả Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu năm 2015.
GSP, một công cụ của chính sách phát triển và thương mại của EU, được áp dụng từ năm 1971, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận thị trường cộng đồng cho các nước thu nhập thấp, bằng cách loại bỏ hoặc giảm thuế quan.
Hệ thống mới này vẫn bao gồm 3 cơ chế của hệ thống hiện tại với quyền tiếp cận thương mại ưu đãi dành cho 67 quốc gia mà không cần có đi có lại. Trong đó cơ chế “Mọi thứ trừ vũ khí” miễn thuế và hạn ngạch cho các nước kém phát triển nhất, ngoại trừ vũ khí và đạn dược.
Cơ chế thứ hai được gọi là tiêu chuẩn tập hợp các quốc gia có thu nhập thấp và thu nhập trung bình thấp hơn, chẳng hạn như Ấn Độ và Nigeria, được hưởng lợi từ việc giảm hoặc xóa bỏ hoàn toàn thuế đối với 2/3 sản phẩm.
GSP +, một "chế độ khuyến khích đặc biệt cho phát triển bền vững và quản trị tốt", giảm thuế quan xuống 0% đối với các sản phẩm giống như cơ chế tiêu chuẩn, được cung cấp cho nhóm nước thứ ba, bao gồm Pakistan và Philippines.
Là một phần của đề xuất mới từ EC, sẽ có hiệu lực trong 10 năm kể từ năm 2024, 6 công ước mới sẽ được bổ sung, bao gồm thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu và các công ước về quyền của người khuyết tật và tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia.
Với những thay đổi mới, đề xuất của EC tập trung GSP của EU nhiều hơn vào việc giảm nghèo và mở rộng cơ hội xuất khẩu cho các nước có thu nhập thấp.
EU có thể rút lại quyền tiếp cận ưu đãi vào thị trường của mình do vi phạm nhân quyền hoặc quyền lao động.Với đề xuất mới, các quyền này cũng có thể bị thu hồi trong trường hợp vi phạm các công ước liên quan đến môi trường và quản trị tốt.
Năm ngoái, EU đã khôi phục thuế quan đối với các sản phẩm của Campuchia, bao gồm quần áo và giày dép vì cho rằng quốc gia này vi phạm nhân quyền nghiêm trọng.
Các quốc gia muốn tiếp tục được hưởng lợi từ quyền truy cập GSP + sẽ cần phải đăng ký lại./.
- Từ khóa :
- eu
- liên minh châu âu
- eu
- ưu đãi thuế quan phổ cập
Tin liên quan
-
DN cần biết
EU cập nhập điều kiện hưởng cơ chế ưu đãi thuế
07:51' - 23/09/2021
Liên minh châu Âu (EU) đã cập nhật các điều kiện cho phép các quốc gia nghèo hơn tiếp cận thị trường châu Âu, yêu cầu các nước này tuân thủ các mục tiêu phát triển xanh của khối.
-
Kinh tế & Xã hội
Hầu hết các nước EU vi phạm giới hạn về ô nhiễm không khí
07:40' - 23/09/2021
Cơ quan Môi trường châu Âu (EEA) vừa công bố dữ liệu sơ bộ cho thấy hầu hết các nước EU đã vi phạm ít nhất 1 giới hạn về ô nhiễm không khí trong năm ngoái.
-
DN cần biết
EU sẽ nới lỏng các hạn chế nhập khẩu thực phẩm từ Nhật Bản
22:12' - 22/09/2021
EU sẽ nới lỏng các hạn chế nhập khẩu đối với một số sản phẩm thực phẩm của Nhật Bản được giới thiệu sau sự cố năm 2011 tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 của Công ty Điện lực Tokyo (TEPCO).
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Tổng Giám đốc WTO khẳng định thương mại tự do toàn cầu đang lâm vào khủng hoảng
17:03'
Thương mại tự do toàn cầu đang rơi vào khủng hoảng và các nước cần coi đây là cơ hội giải quyết các thách thức cũng như tận dụng các xu hướng mới trong thương mại.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ ưu tiên thúc đẩy thỏa thuận kinh tế trong chuyến thăm Vùng Vịnh
16:04'
Ngày 13/5, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đến Saudi Arabia để bắt đầu chuyến công du bốn ngày tới khu vực vùng Vịnh, với mục tiêu chủ yếu là thúc đẩy các thỏa thuận kinh tế.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sắp đầu tư hơn 4,7 tỷ USD vào Brazil
14:55'
Ngày 12/5, Tổng thống Brazil Lula da Silva cho biết các công ty Trung Quốc sẽ đầu tư 27 tỷ real (hơn 4,7 tỷ USD) vào nước này trong những tháng tới.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Hàn Quốc có dấu hiệu suy thoái
10:14'
Báo cáo xu hướng kinh tế tháng 5 của Hàn Quốc bắt đầu xuất hiện các chỉ số cho thấy sự suy thoái kinh tế ở nước này khi các điều kiện bên ngoài xấu đi nhanh chóng.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ D. Trump kỳ vọng đạt thỏa thuận thương mại với Trung Quốc
08:36'
Ngày 12/5, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông không cho rằng mức thuế quan đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc sẽ quay trở lại mức 145% sau thời hạn tạm hoãn 90 ngày.
-
Kinh tế Thế giới
Ukraine ký luật phê chuẩn thỏa thuận thành lập Quỹ Đầu tư tái thiết với Mỹ
07:44'
Tổng thống Volodymyr Zelensky ngày 12/5 đã ký luật phê chuẩn thỏa thuận giữa Kiev và Washington về việc thành lập Quỹ Đầu tư tái thiết Mỹ-Ukraine.
-
Kinh tế Thế giới
Những tín hiệu trái chiều của kinh tế Nhật Bản
20:56' - 12/05/2025
Theo báo cáo, thặng dư trong cán cân tài khoản vãng lai, chỉ số vĩ mô đánh giá kinh tế Nhật Bản, đã tăng 16,1% so với năm trước, đạt mức cao nhất kể từ khi có dữ liệu so sánh vào năm tài chính 1985.
-
Kinh tế Thế giới
Các điểm nhấn của thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung Quốc
20:15' - 12/05/2025
Trung Quốc và Mỹ đã tuyên bố tạm ngừng cuộc chiến thương mại sau cuộc đàm phán tại Geneva (Thụy Sỹ) ngày 12/5. Theo đó, hai bên sẽ dỡ bỏ phần lớn thuế quan và các biện pháp đối kháng khác vào 14/5.
-
Kinh tế Thế giới
Bước tiến nhỏ cho bài toán lớn
19:10' - 12/05/2025
Thế giới cuối tuần qua đổ dồn sự chú ý về thành phố Geneva của Thụy Sĩ, nơi diễn ra cuộc đàm phán thương mại mang tính quyết định được chờ đợi từ lâu giữa Mỹ và Trung Quốc.