EU cải cách thuế: Khi các đại gia công nghệ bị “sờ gáy” (Phần 2)
Pháp đề xuất việc đánh thuế các “gã khổng lồ” công nghệ của Mỹ dựa trên doanh thu mà họ thu được ở mỗi quốc gia châu Âu, chứ không phải là lợi nhuận tập trung tại các nước có mức thuế thấp.
Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire hồi tháng 9 năm ngoái đã công bố ý tưởng này và nhận được sự ủng hộ của khoảng 20 nước, bao gồm Đức, Italy và Tây Ban Nha.
Tuy nhiên, sáng kiến trên vấp phải sự phản đối gay gắt từ các quốc gia như CH Cyprus, Malta, Ireland hay Luxembourg. Các nước này đã tận dụng được vai trò thành viên Liên minh châu Âu (EU) cùng với thuế doanh nghiệp thấp để từ đó chuyển đổi nền kinh tế thành các trung tâm tài chính trong một thế giới toàn cầu hóa.Các quốc gia thành viên EU giờ đây nhất trí rằng vấn nạn “né thuế” trên sẽ được giải quyết tốt nhất ở cấp độ quốc tế, trong các hội nghị của Nhóm 20 nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) hoặc bởi OECD, để ngăn chặn một cuộc di cư công nghệ cao khỏi EU. Ủy ban châu Âu (EC) đã thừa nhận rằng luật thuế quốc tế cần một sự cải cách lớn.Một mặt không loại bỏ đề xuất của Pháp, mặt khác EC muốn thúc đẩy một dự án cũ, vốn được bắt đầu từ năm 2011 song bị đình trệ do sự khác biệt giữa 28 quốc gia thành viên. Được khởi động lại vào tháng 10/2016, dự luật này có tên là Cơ sở Thuế Hợp nhất Chung (CCCTB) - một nỗ lực của Brussels nhằm củng cố cơ sở thuế của các công ty trên khắp EU.Các nước thành viên EU đang xem xét và đánh giá dự thảo luật trên. Việc đánh thuế “nền kinh tế kỹ thuật số” được dự đoán sẽ nằm trong phạm vi của các quy tắc có thể được thông qua. Theo dự kiến, những “người khổng lồ” công nghệ lớn có thể đối mặt với mức thuế 3% trên tổng doanh thu, theo đề xuất mới đây của EC. Đề xuất này có thể sớm được thông qua. Nếu nhận được sự hậu thuẫn của các nghị sĩ và các nước thành viên EU, luật thuế mới sẽ được áp dụng đối với các doanh nghiệp có doanh thu toàn cầu trên 750 triệu euro (924 triệu USD) và doanh thu để đóng thuế tại châu Âu trên 50 triệu euro. Ngoài Google, Facebook, các tập đoàn công nghệ lớn khác như Uber, Airbnb và Amazon cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi luật thuế mới.Ngoài ra, trong thời gian tới các doanh nghiệp công nghệ cũng sẽ phải đối mặt với quy định mới của EU về hoạt động kinh doanh với các công ty nhỏ hơn sử dụng dịch vụ của họ trong bối cảnh Brussels tìm cách giảm bớt sức mạnh chi phối thị trường của các doanh nghiệp này.EC đang soạn thảo một quy định mới nhắm tới các doanh nghiệp công nghệ như các trang web thương mại điện tử, cửa hàng ứng dụng trực tuyến và công cụ tìm kiếm, theo đó sẽ yêu cầu các doanh nghiệp này phải minh bạch hơn trong việc họ xếp hạng kết quả tìm kiếm và loại khỏi danh sách một số dịch vụ.Tuy nhiên, vấn đề thuế doanh nghiệp này được cho là ngày càng trở nên phức tạp bởi một dự luật thuế của châu Âu chỉ được thông qua khi có sự nhất trí của tất cả các nước thành viên EU hiện tại.Bên cạnh các đề xuất của châu Âu nói trên, OECD đang nghiên cứu một giải pháp toàn cầu, dự kiến sẽ được trình bày tại hội nghị Bộ trưởng tài chính G20 tiếp theo vào tháng 4/2018 ở Washington. Sáng kiến này sẽ có ý nghĩa đối với các nước châu Âu cũng như Mỹ, Nhật Bản và các nền kinh tế mới nổi.- Từ khóa :
- eu
- liên minh châu âu
- cải cách thuế
- apple
- công nghệ
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
EU sẽ siết chặt luật bảo vệ người tiêu dùng sau vụ bê bối Facebook
15:34' - 23/03/2018
Trước vụ bê bối gần đây của Facebook, Liên minh châu Âu (EU) đang lên kế hoạch siết chặt hơn nữa luật bảo vệ người tiêu dùng.
-
Kinh tế Thế giới
EC đề xuất đánh thuế 3% doanh thu của các tập đoàn công nghệ lớn
19:53' - 21/03/2018
Ủy ban châu Âu (EC) ngày 21/3 đã đề xuất những quy định buộc các công ty công nghệ phải đóng thuế một cách công bằng, trong đó có những tập đoàn công nghệ lớn của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
G20 thống nhất thực hiện chính sách thuế linh hoạt
07:59' - 21/03/2018
G20 đã thống nhất thực hiện chính sách thuế một cách linh hoạt và thân thiện với sự tăng trưởng, đồng thời cam kết ưu tiên nguồn đầu tư có chất lượng để đạt được sức tăng trưởng mạnh mẽ.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Hàn Quốc lo ngại tác động từ thuế đối ứng sau ngày 9/7
17:59'
Hiện Hàn Quốc đang tiến hành đàm phán với Mỹ về chính sách thuế mới nhằm tránh mức thuế đối ứng 25% sẽ được áp dụng kể từ ngày 9/7, khi lệnh hoãn áp thuế hiện nay sẽ chính thức hết hạn sau 90 ngày.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia ưu tiên tăng sức đề kháng của nền kinh tế trong năm 2026
15:55'
Định hướng chính sách kinh tế và tài khóa của Indonesia trong năm 2026 sẽ tập trung vào việc xây dựng và củng cố khả năng phục hồi quốc gia trong bối cảnh bất định toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Nhóm Bộ tứ (Quad) thúc đẩy hợp tác chuỗi cung ứng khoáng sản
12:01'
Ngày 1/7, Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio đã tiếp đón những người đồng cấp từ Australia, Ấn Độ và Nhật Bản đến thủ đô Washington để họp nhóm Bộ tứ (Quad).
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ khẳng định không gia hạn thời gian tạm hoãn áp thuế
11:27'
Ngày 1/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố không gia hạn thời gian tạm hoãn áp thuế với các nước, trong đó có Nhật Bản.
-
Kinh tế Thế giới
Triều Tiên mở cửa khu du lịch ven biển để thu hút ngoại tệ
10:17'
Triều Tiên đã mở cửa khu du lịch Wonsan Kalma quy mô lớn ở bờ biển phía Đông nước này, một động thái được kỳ vọng sẽ vực dậy ngành du lịch và thu hút nguồn ngoại tệ.
-
Kinh tế Thế giới
Giảm phát thải carbon mở ra cơ hội đầu tư lớn cho ngành công nghiệp toàn cầu
09:56'
Giảm phát thải carbon và công nghệ lưu trữ carbon đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của các ngành công nghiệp, đặc biệt là lĩnh vực dầu khí.
-
Kinh tế Thế giới
Điện Mặt trời của Trung Quốc chiếm gần 30% cơ cấu nguồn điện cả nước
09:29'
Tổng công suất lắp đặt điện Mặt trời của Trung Quốc hiện tại đã vượt mốc 1 tỷ kW, chiếm gần 30% tổng công suất lắp đặt điện trên cả nước.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ có thể thiệt hại kinh tế lớn nếu đàm phán thuế quan thất bại
09:18'
Theo Báo cáo của Văn phòng Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BoK) tại New York, nếu các quốc gia trả đũa việc Mỹ tăng thuế quan thì rất có khả năng Washington sẽ trở thành bên chịu tổn thất lớn nhất.
-
Kinh tế Thế giới
Cựu Tổng thống Hàn Quốc bị triệu tập thẩm vấn lần cuối liên quan đến lệnh thiết quân luật
18:13' - 01/07/2025
Theo hãng tin Yonhap, Công tố viên đặc biệt Cho Eun Suk ngày 1/7 đã ra lệnh triệu tập cựu Tổng thống Yoon Suk Yeol để thẩm vấn liên quan đến việc ban bố thiết quân luật vào tháng 12 năm ngoái.