EU chia rẽ về cách ứng phó cuộc khủng hoảng năng lượng
Tại cuộc họp, 11 quốc gia đã bác đề xuất của Pháp và Tây Ban Nha về cải cách thị trường khí đốt.
Cuộc họp của các bộ trưởng năng lượng EU tại Luxembourg diễn ra sau hội nghị thượng đỉnh của EU hồi tuần trước về cuộc khủng hoảng khí đốt và trước thềm Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) diễn ra vào tuần tới tại Anh.
Các sự kiện này được tổ chức trong bối cảnh giá năng lượng tăng cao trên toàn cầu khi nhiều nền kinh tế bắt đầu tăng trưởng trở lại sau một thời gian dài đình trệ do tác động của đại dịch COVID-19.
Châu Âu, vốn phụ thuộc nhiều vào dầu mỏ và khí đốt nhập khẩu, đang chứng kiến giá bán buôn năng lượng tăng chóng mặt, chủ yếu do giá khí đốt giao ngay tăng cao.
Ủy ban châu Âu đã đưa ra một gói biện pháp nhằm làm chậm đà tăng giá khí đốt trong ngắn hạn, trong đó khuyến khích các quốc gia thành viên cắt giảm thuế và các khoản phụ thu vốn chiếm khoảng 30% hóa đơn năng lượng.
Tại cuộc họp, Bộ trưởng Năng lượng Tây Ban Nha Sara Aagesen cho rằng cần phải cải cách thị trường năng lượng EU và các quốc gia thành viên của khối nên có quyền lựa chọn mua khí đốt chung nhằm giải quyết tình trạng giá điện tăng cao kỷ lục.
Ông nêu rõ: "Chúng tôi đề xuất thêm lựa chọn là EU mua gom các hợp đồng. Điều này có thể được kích hoạt khi tình hình an ninh nguồn cung năng lượng gặp rủi ro".
Chung quan điểm với Tây Ban Nha, Pháp cũng mong muốn tái cơ cấu thị trường năng lượng của EU để giảm bớt tính chi phối của khí đốt đối với giá năng lượng.
Tuy nhiên, trong tuyên bố chung đưa ra trước thềm cuộc họp, 9 quốc gia trong đó có Áo, Đan Mạch, Phần Lan, Đức, Ireland và Hà Lan đã bày tỏ phản đối việc cải cách thị trường năng lượng EU.
Tuyên bố chung nhấn mạnh: "Thị trường khí đốt và điện nội khối của EU đã từng bước được thiết lập trong nhiều thập kỷ qua. Các thị trường cạnh tranh đóng góp cho sự đổi mới, an ninh nguồn cung và do đó là một yếu tố quan trọng tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chuyển đổi hướng tới tham vọng của EU về một tương lai ít thải khí carbon".
Luxembourg cho biết Thụy Điển và Bỉ sau đó cũng đã ký vào tuyên bố này, đưa tổng số quốc gia phản đối đề xuất cải cách thị trường EU lên 11 nước./.
- Từ khóa :
- eu
- liên minh châu âu
- giá khí đốt
Tin liên quan
-
Thị trường
Algeria ngừng cung cấp khí đốt cho Morocco kể từ tháng 11/2021
09:03' - 26/10/2021
Một số nguồn thạo tin tiết lộ kể từ ngày 1/11 tới, Algeria sẽ ngừng cung cấp khí đốt tự nhiên cho Morocco thông qua đường ống Maghreb-Europe nối Algeria với Tây Ban Nha.
-
Doanh nghiệp
Gazprom có thể ngừng cung cấp khí đốt cho Moldova từ tháng tới
12:15' - 24/10/2021
Tập đoàn khí đốt khổng lồ của Nga sẽ đình chỉ xuất khẩu khí đốt sang Moldova nếu họ không nhận được thanh toán cho các nguồn cung cấp trước đó và không có hợp đồng nào cho tháng 12/2021 được ký kết.
-
Tài chính
Tổng thống Ukraine đề xuất giảm phí chuyển tải khí đốt cho Gazprom
09:48' - 23/10/2021
Ukraine đề xuất giảm 50% phí chuyển tải khí đốt cho tập đoàn độc quyền khí đốt Nga Gazprom cho khối lượng khí đốt vận chuyển đến châu Âu vượt mức 40 tỷ m3/ngày theo quy định trong hợp đồng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Giảm kiểm tra hải quan với nhiều hàng hóa giữa Anh-EU
21:09'
Chính phủ Anh cho biết, thỏa thuận kinh tế mới với Liên minh châu Âu (EU) sẽ giảm bớt việc kiểm tra hải quan đối với các sản phẩm thực phẩm và thực vật để "cho phép hàng hóa lưu thông tự do trở lại".
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản sẽ áp dụng hệ thống sàng lọc du khách miễn thị thực từ năm 2028
20:25'
Chính phủ Nhật Bản sẽ áp dụng hệ thống sàng lọc trước khi nhập cảnh đối với du khách đến từ các quốc gia được miễn thị thực từ năm tài chính 2028 nhằm thúc đẩy ngành du lịch đang phát triển mạnh.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ-Hàn lên kế hoạch đàm phán thuế quan cấp chuyên viên lần hai
19:46'
Hàn Quốc và Mỹ sẽ thảo luận kỹ thuật lần thứ hai về chương trình thuế quan tại Washington trong tuần này.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc đưa vào hoạt động tuyến tàu chở hàng kết nối với ASEAN
19:45'
Chi nhánh Quảng Tây của Tập đoàn Bưu chính Trung Quốc vừa tổ chức chuyến tàu chuyên chở 700 tấn ván ép từ cảng đường sắt quốc tế Nam Ninh (Quảng Tây, Trung Quốc) đến ga An Viên của Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Trung Quốc đối mặt với thách thức
17:46'
Tăng trưởng sản lượng công nghiệp và doanh số bán lẻ của Trung Quốc chậm lại trong tháng Tư, giữa bối cảnh cuộc chiến thương mại đe dọa làm chậm đà phát triển của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan hạ dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2025
16:03'
Ngày 19/5, Thái Lan đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2025 do những biến động thương mại từ chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Dự luật cắt giảm thuế toàn diện của Mỹ vượt qua rào cản đầu tiên
12:29'
Tối 18/5 theo giờ Mỹ (tức sáng 19/5 theo giờ Việt Nam), Ủy ban Ngân sách Hạ viện Mỹ đã thông qua dự luật cắt giảm thuế toàn diện được Tổng thống Donald Trump đề xuất.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc áp thuế chống bán phá giá nhựa lên tới gần 75%
11:14'
Bộ Thương mại Trung Quốc thông báo nước này sẽ áp thuế chống bán phá giá đối với các mặt hàng nhựa kỹ thuật POM copolymer nhập khẩu từ Đài Loan (Trung Quốc), Liên minh châu Âu (EU), Mỹ và Nhật Bản.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh nghiệm đắt giá từ thành phố "ma"
09:20'
Trung Quốc xác định đô thị hóa là con đường tất yếu để hiện đại hóa đất nước và là động lực quan trọng để phát triển kinh tế trong tương lai.