EU chia rẽ về thỏa thuận Mercosur sau vụ cháy rừng ở Amazon
Sau phản ứng của Pháp, Ireland và Luxembourg - những nước muốn ngưng thỏa thuận vì các vụ cháy rừng xảy ra ở Brazil, nhiều quốc gia khác đã thể hiện ý kiến không đồng tình với quan điểm trên.
Ignácio Ybáñez, Đại sứ mới của Liên minh châu Âu (EU) tại Brazil, tin rằng thỏa thuận thương mại giữa EU và các nước Mercosur là một cam kết rõ ràng hỗ trợ cho Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu. Điều này cho thấy các vụ cháy rừng ở Amazon không thể gây nguy hiểm cho thỏa thuận giữa EU và các quốc gia Mercosur.Ông Ybáñez cho biết, hai bên đã đàm phán thỏa thuận thương mại trong 20 năm, đây là cam kết cho tương lai giữa hai bên, vì vậy thật sai lầm khi nghĩ rằng nghị viện các nước sẽ có phản ứng tiêu cực chỉ vì một số tình huống cụ thể.Đề cập tới những vụ cháy rừng tồi tệ nhất trong lịch sử của Amazon, một trong những bể chứa carbon lớn nhất thế giới, ông Ybáñez nói: "Thỏa thuận Mercosur có một số cam kết về quan hệ của chúng tôi trong tương lai. Ví dụ, về vấn đề môi trường, Brazil và Mercosur rõ ràng cam kết tôn trọng Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu và các thỏa thuận quốc tế".Sự chậm trễ trong hành động của Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro trước tình hình nghiêm trọng ở Amazon là nguyên nhân gây ra những phản ứng mạnh mẽ từ một số quốc gia thành viên EU. Pháp, Ireland và Luxembourg đang đe dọa ngăn chặn thỏa thuận với Mercosur, trong khi Tổng thống Brazil đã kêu gọi Tổng thống Pháp Emmanuel Macron không can thiệp vào các vấn đề của nước Nam Mỹ này.Amazon đã trở thành một chủ đề nóng thực sự ở Pháp, nơi nhiều chính trị gia nhấn mạnh tới mối đe dọa của một thảm kịch môi trường mới. Chủ tịch Nhóm các thành phố dẫn đầu về sáng kiến khí hậu (C40) Anne Hidalgo đánh giá thảm họa cháy rừng xảy ra ở Amazon là tội ác chống lại loài người và những người liên đới cần phải chịu trách nhiệm.Tại Biarritz, Tổng thống Macron cho biết các thành viên G7 đã đồng ý giúp các quốc gia bị ảnh hưởng bởi hỏa hoạn ở Amazon càng sớm càng tốt và nhắc lại rằng Vùng hải ngoại Guiana của Pháp có biên giới 700 km với Brazil, nằm ở trung tâm của rừng nhiệt đới.Về phần mình, Tây Ban Nha phản đối việc ngăn chặn thỏa thuận thương mại với khẳng định rằng thỏa thuận sẽ mở ra "cơ hội lớn" cho cả hai khối. Tương tự, phản ứng của Hà Lan đã ít nhiều mềm mỏng hơn, vì nước này ít có lợi ích trong những vấn đề đang gây nhiều tranh cãi trong dự thảo thỏa thuận, ví dụ như vấn đề nhập khẩu thịt bò.
Nữ Bộ trưởng Thương mại Hà Lan Sigrid Kaag nói rằng thỏa thuận này sẽ giúp cải thiện những tiêu chuẩn môi trường ở các quốc gia như Brazil. Việc Chính phủ Hà Lan có quan điểm như trên cho thấy Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Ireland Leo Varadkar sẽ phải tìm tiếng nói ủng hộ khác để có thể tạo được một nhóm thiểu số có quyền ngăn chặn khi thỏa thuận được đưa ra bỏ phiếu.Trong khi đó, liên minh đa số tại Berlin cũng chưa đưa ra quan điểm rõ ràng về chủ đề này. Bộ trưởng Ngoại giao Đức Heiko Mass cảnh báo Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro về những hậu quả kinh tế do các vụ cháy rừng gây ra. Ông nói với tờ báo Bild am Sonntag rằng chính sách môi trường và khí hậu là trung tâm của thỏa thuận EU-Mercosur. Về phần mình, Bộ trưởng Bộ hợp tác kinh tế và phát triển Đức Gerd Müller bày tỏ phản đối những phản ứng chính trị quá mức. Vị quan chức nói với tờ báo Berliner Morgenpost của Đức: "Chúng tôi sẽ không thể cứu các cánh rừng nhiệt đới nếu phá hủy các cầu nối với Chính phủ Brazil và từ bỏ Quỹ Amazon".Đề cập đến thỏa thuận Mercosur, Đại sứ EU Ignácio Ybáñez cho biết điều thực sự quan trọng là các chính phủ phải thông báo chính xác cho nghị viện của họ về các vấn đề bảo hộ đang gia tăng tại Mỹ và Trung Quốc. Bên cạnh đó, cam kết mà EU cần bảo vệ là các giá trị chung như nhà nước pháp quyền, nhân quyền, phát triển bền vững và tự do hóa kinh tế. Ông Ybáñez cũng không hài lòng về thái độ tấn công của Tổng thống Brazil đối với Chính phủ Na Uy và Đức sau khi các nước này đình chỉ hoạt động đóng góp cho Quỹ Amazon, vốn có trọng trách bảo tồn cánh rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới./.- Từ khóa :
- eu
- brazil
- quỹ amazon
- cháy rừng amazon
- mercosur
- g7
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Ngày 6/9, các nước Nam Mỹ nhóm họp cứu rừng Amazon
07:57' - 29/08/2019
Ngày 28/8, Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro thông báo các nước Nam Mỹ sẽ nhóm họp tại thành phố Leticia của Colombia vào ngày 6/9 tới nhằm vạch ra một chính sách chung để bảo vệ rừng Amazon.
-
Kinh tế Thế giới
Brazil sẵn sàng tiếp nhận trợ giúp nước ngoài cứu rừng Amazon
07:12' - 28/08/2019
Chính phủ Brazil khẳng định sẽ chấp nhận viện trợ nước ngoài giúp cứu rừng mưa Amazon khỏi các đám cháy đang hoành hành hiện nay.
-
Kinh tế & Xã hội
Các nhà lãnh đạo G7 nhất trí chi 20 triệu euro bảo vệ rừng Amazon
21:47' - 26/08/2019
Ngày 26/8, Hội nghị thượng đỉnh Nhóm 7 nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) đã nhất trí chi 20 triệu euro (tương đương 22 triệu USD) cho rừng Amazon.
-
Kinh tế Thế giới
Cháy rừng Amazon: Lãnh đạo G7 nhất trí hỗ trợ khẩn cấp
20:21' - 25/08/2019
Các nhà lãnh đạo Nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G7) đã nhất trí hỗ trợ "càng nhanh càng tốt" cho các nước bị ảnh hưởng do những trận cháy lan rộng tại rừng Amazon.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Tăng cường kết nối ASEAN - Mỹ Latinh
09:49'
Theo Đại sứ Việt Nam được bổ nhiệm tại Mexico Nguyễn Văn Hải, tăng cường kết nối hạ tầng logistics, kết nối công nghệ số và thương mại điện tử là chìa khóa đưa quan hệ ASEAN - Mexico đi vào thực chất.
-
Kinh tế Thế giới
Tuyên bố chung giữa Thủ tướng Việt Nam và Tổng thống nước Cộng hòa Dominicana
08:10'
Từ ngày 19-21/11, Tổng thống Luis Rodolfo Abinader Corona cùng các quan chức cấp cao của Chính phủ Cộng hòa Dominicana đã đón Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm chính thức nước Cộng hòa Dominicana.
-
Kinh tế Thế giới
Cảnh báo dư thừa công suất pin năng lượng Mặt Trời tại Trung Quốc
21:17' - 21/11/2024
Trung Quốc đang thắt chặt các tiêu chí đầu tư cho sản xuất pin năng lượng Mặt Trời nhằm hạn chế tình trạng dư thừa công suất đã gây khó khăn cho lĩnh vực này trong những tháng gần đây.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Mỹ đề nghị Google bán trình duyệt Chrome
17:09' - 21/11/2024
Ngày 20/11, Chính phủ Mỹ đã yêu cầu một thẩm phán ra lệnh cho Google bán trình duyệt Chrome – một trong những trình duyệt Internet phổ biến nhất trên thế giới hiện nay.
-
Kinh tế Thế giới
Nga trở lại vị trí nhà cung cấp khí đốt chính cho EU
15:54' - 21/11/2024
Tháng 9/2024 ghi dấu lần đầu tiên kể từ năm 2022, Nga trở lại vị trí nhà cung cấp khí đốt chính cho Liên minh châu Âu (EU).
-
Kinh tế Thế giới
Philippines xây dựng trang trại điện Mặt Trời lớn nhất từ trước tới nay
15:35' - 21/11/2024
Bộ Năng lượng Philippines ngày 21/11 thông báo nước này bắt đầu xây dựng cơ sở lưu trữ năng lượng pin và Mặt Trời lớn nhất từ trước đến nay ở nước này.
-
Kinh tế Thế giới
COP29: Đàm phán tài chính khí hậu trước nhiều rào cản
14:40' - 21/11/2024
COP29 đang bước vào giai đoạn quyết định, với những cảnh báo về những thách thức lớn trong việc đạt được thỏa thuận hỗ trợ tài chính cho các nước đang phát triển ứng phó với biến đổi khí hậu.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẽ tiếp tục kích thích kinh tế
09:14' - 21/11/2024
Trung Quốc sẽ tăng cường nỗ lực thúc đẩy nâng cấp thiết bị quy mô lớn và giao dịch hàng tiêu dùng, với các kế hoạch tăng cường giám sát các quỹ và những biện pháp kích thích chi tiêu tiêu dùng.
-
Kinh tế Thế giới
Khủng hoảng ngành thép ở nền kinh tế lớn thứ tư châu Á
08:35' - 21/11/2024
Chỉ trong vòng 4 tháng đã có tới 3 nhà máy sản xuất thép lớn tại Pohang công bố đóng cửa gồm Pohang 2 của Hyundai Steel, Pohang Steel 1 và Pohang 1 của POSCO đóng cửa hồi tháng 7.