EU đạt thỏa thuận cắt giảm lượng khí đốt tiêu thụ
Theo phóng viên TTXVN tại Praha, trên mạng xã hội Twitter, CH Séc, nước hiện giữ chức Chủ tịch luân phiên của EU, viết: "Đây không phải là nhiệm vụ bất khả thi! Các bộ trưởng đã đạt được một thỏa thuận chính trị về cắt giảm nhu cầu khí đốt trước thềm mùa Đông sắp tới".
Trước đó cùng ngày, Bộ trưởng Công Thương Séc Jozef Sikela, người chủ trì Hội nghị bộ trưởng năng lượng Liên minh châu Âu (EU) diễn ra tại Brussels, tuyên bố kế hoạch của Tập đoàn khí đốt Nga Gazprom cắt giảm nguồn cung khí đốt cho châu Âu cho thấy các nước EU cần phải đồng ý giảm sử dụng khí đốt của Nga trong mùa Đông này.
Theo ông, việc Gazprom cắt giảm nguồn cung là "bằng chứng bổ sung cho thấy chúng tôi phải nắm thế chủ động và phải giảm sự phụ thuộc vào nguồn cung cấp của Nga càng sớm càng tốt".
Trong khi đó, Đức, cường quốc kinh tế của EU, phụ thuộc rất lớn vào khí đốt của Nga cũng như nguồn cung từ tập đoàn năng lượng Gazprom trong nhiều năm, hiện cũng đang gấp rút tìm kiếm các nguồn thay thế.Trao đổi với báo giới, Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck thừa nhận việc Đức phụ thuộc vào khí đốt của Nga là "một sai lầm chiến lược" và chính phủ đang nỗ lực khắc phục điều này.
Ông nhấn mạnh đây "không chỉ là vấn đề của Đức , mà là vấn đề của Trung-Đông Âu" và các nước "phải cùng nhau giải quyết vấn đề này".
Trước đó, các nước thành viên EU đã thẳng thừng từ chối đề xuất của Ủy ban châu Âu (EC) về việc trao quyền cho Brussels áp đặt việc cắt giảm lượng khí đốt tiêu thụ trong trường hợp khẩn cấp.
Họ muốn chính 27 quốc gia thành viên - chứ không phải cơ quan điều hành EU có trụ sở tại Brussels - quyết định thời điểm và cách thức thực hiện các mục tiêu ràng buộc.
Bên cạnh đó, mục tiêu cắt giảm 15% lượng khí đốt tiêu thụ cũng sẽ được điều chỉnh cho phù hợp với tình hình của mỗi quốc gia thông qua một loạt các trường hợp miễn trừ, có tính đến mức dự trữ khí đốt của mỗi nước cũng như liệu họ có đường ống dẫn khí đốt hay không.
Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, trước khi leo thang căng thẳng vì chiến dịch quân sự đặc biệt của Moskva tại Ukraine, Nga cung cấp khoảng 40% khí đốt tiêu thụ tại EU.
Hồi tháng 6, Moskva đã giảm lượng khí đốt vận chuyển qua Dòng chảy phương Bắc 1 xuống còn 40%, với lý do 1 tuabin được sửa chữa ở Canada chưa được đưa trở lại Nga.
Tập đoàn Gazprom ngày 25/7 thông báo tiếp tục cắt giảm lượng khí đốt chuyển qua đường ống này. Cụ thể, kể từ sáng 27/7, công suất qua đường ống Dòng chảy phương Bắc 1 sẽ giảm xuống chỉ còn 20%, tương đương 33 triệu m3 khí/ngày và lý do là tập đoàn phải sửa chữa 1 tua-bin khác.
Giá khí đốt tại châu Âu đã tăng vọt sau khi Gazprom tuyên bố giảm nguồn cung. Theo dữ liệu từ sàn giao dịch London ICE ngày 26/7, giá khí đốt ở châu Âu đã tăng lên mức hơn 2.000 USD/1.000m3 lần đầu tiên kể từ tháng 3.
Các giao dịch trong kỳ hạn tháng 8 mở cửa ở mức 1.891,4 USD/1.000m3 so với mức đóng cửa ngày 25/7 là 1.852 USD.
Hiện giá giao kỳ hạn tháng 8 trên TTF ở mức 2010 USD/1.000m3. Kể từ đầu phiên giao dịch ngày 26/7, giá đã tăng 7%./.
- Từ khóa :
- EU
- châu Âu
- Tập đoàn Gazprom
- Gazprom
- khí đốt
- giá khí đốt
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Châu Âu lo không đạt được mục tiêu lấp đầy kho dự trữ khí đốt
14:56' - 26/07/2022
Các chính trị gia ở châu Âu đã nhiều lần nói rằng Nga có thể cắt nguồn cung khí đốt vào mùa Đông, qua đó đẩy nước Đức và rộng hơn là châu Âu rơi vào suy thoái.
-
Ý kiến và Bình luận
Pháp phản đối kế hoạch cắt giảm lượng khí đốt của EC
20:17' - 25/07/2022
Các quan chức thuộc Bộ Năng lượng Pháp cho biết nước này phản đối việc Ủy ban châu Âu (EC) áp đặt mức giảm đồng bộ 15% lượng tiêu thụ khí đốt đối với mỗi quốc gia thành viên EU.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia tăng nhập khẩu từ Mỹ, giảm đơn hàng từ các nước khác
21:37' - 18/04/2025
Indonesia sẽ tăng nhập khẩu thực phẩm và hàng hóa của Mỹ, đồng thời giảm đơn đặt hàng từ các nước khác. Đây là tuyên bố của Bộ trưởng Kinh tế Indonesia Airlangga Hartarto tại Washington ngày 18/4.
-
Kinh tế Thế giới
Thúc đẩy Hiệp định khung kinh tế số ASEAN hướng tới mục tiêu 2 nghìn tỷ USD
16:21' - 18/04/2025
Với tiềm năng nền kinh tế số ASEAN có thể đạt 2.000 tỷ USD vào năm 2030, Malaysia với tư cách Chủ tịch ASEAN năm 2025 đang nỗ lực thúc đẩy triển khai Hiệp định khung kinh tế số ASESAN.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản lo ngại thuế quan Mỹ tác động tiêu cực tới xuất khẩu nông sản
15:11' - 18/04/2025
Chính sách thuế đối ứng mà Tổng thống Mỹ Donald Trump đang theo đuổi khiến giới chức Nhật Bản lo ngại sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến nỗ lực mở rộng xuất khẩu nông sản và thực phẩm sang thị trường Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thúc đẩy sử dụng dịch vụ nội địa
14:35' - 18/04/2025
Nhằm kích thích mạnh mẽ nhu cầu trong nước, Trung Quốc công bố nhiều biện pháp mới và toàn diện, tập trung vào việc mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng tiêu dùng trong lĩnh vực dịch vụ nội địa.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ giảm phí cảng cho tàu Trung Quốc sau phản ứng của ngành hàng hải
14:24' - 18/04/2025
Mỹ vừa công bố các khoản phí cảng sửa đổi đối với tàu do Trung Quốc đóng và vận hành đã được giảm nhẹ đáng kể so với đề xuất hồi tháng Hai.
-
Kinh tế Thế giới
USTR đề xuất áp thuế mới với thiết bị hàng hải Trung Quốc
11:05' - 18/04/2025
Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) đề xuất áp thuế bổ sung lên tới 100% với cần cẩu STS và các thiết bị bốc dỡ hàng hóa Trung Quốc hoặc từ nước thứ ba nhưng do doanh nghiệp Trung Quốc sở hữu.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ D. Trump tự tin sẽ sớm có thoả thuận thương mại với EU
10:25' - 18/04/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump tự tin về việc đạt được một thỏa thuận thương mại với Liên minh châu Âu (EU), khi cho rằng “sẽ có thỏa thuận thương mại, 100%” trước khi kết thúc thời hạn 90 ngày.
-
Kinh tế Thế giới
Điện đàm giữa Tổng thống Mexico và Tổng thống Mỹ đạt hiệu quả
10:05' - 18/04/2025
Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum cho biết đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Mỹ Donald Trump nhằm thúc đẩy khả năng đạt thỏa thuận song phương hai nước.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ lạc quan về thỏa thuận thương mại với Trung Quốc
09:26' - 18/04/2025
Tổng thống Donald Trump kỳ vọng Mỹ và Trung Quốc có thể đạt được thỏa thuận tích cực nhằm giảm nhiệt cuộc chiến thương mại kéo dài.