EU không thay đổi lập trường trong đàm phán Brexit với Anh
Sau khi Thủ tướng Anh Theresa May thông báo sẽ từ chức vào ngày 7/6 tới, Liên minh châu Âu (EU) ngày 24/5 cho biết việc từ chức của Thủ tướng Anh sẽ không làm thay đổi lập trường của EU về thỏa thuận Brexit (Anh rời EU) mà khối này đã đạt được với Thủ tướng May hồi cuối năm ngoái.
Người phát ngôn của Ủy ban châu Âu (EC) Mina Andreeva cho biết lập trường của EU về thời hạn nước Anh rời khỏi khối này (còn gọi là Brexit) là không thay đổi.
Phát biểu tại buổi họp báo, bà Andreeva nêu rõ: "Cá nhân Chủ tịch EC Jean-Claude Juncker không thấy vui khi nghe Thủ tướng Anh Theresa May thông báo từ chức vào sáng nay. Ngài Chủ tịch đánh giá cao thời gian làm việc với Thủ tướng May.
Ông sẽ trân trọng hiết lập quan hệ cộng tác một cách bình đẳng với bất cứ tân Thủ tướng nào, dù đó là ai đi chăng nữa. Lập trường của chúng tôi về thỏa thuận ly hôn là không có gì thay đổi cả".
Bà Andreeva cũng nhắc lại rằng khối này sẽ không thay đổi thỏa thuận Brexit hiện bị đình trệ, song có thể tạm dừng đưa ra tuyên bố chính trị đi kèm về quan hệ EU-Anh sau Brexit.
Phản ứng về quyết định từ chức của Thủ tướng May, Điện Elysee cho biết lập trường của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron là sẵn sàng làm việc với tân Thủ tướng Anh về mọi vấn đề song phương và trong EU, song muốn Anh làm rõ các bước đi tiếp theo liên quan tới thỏa thuận Brexit.Trong tuyên bố, Điện Elysee cho biết Tổng thống Macron hoan nghênh "việc làm dũng cảm" của Thủ tướng May trong nỗ lực thực hiện Brexit vì lợi ích của đất nước và với sự tôn trọng các đối tác châu Âu của Anh.
Tuy nhiên, tuyên bố nêu rõ : "Nguyên tắc của EU sẽ tiếp tục được thực hiện với ưu tiên hàng đầu là chức năng hoạt động suôn sẻ của EU, và điều này cần phía Anh nhanh chóng làm rõ các bước đi tiếp theo liên quan tới Brexit".
Cùng ngày, người phát ngôn của Thủ tướng Đức Angela Merkel, Martina Fietz cho biết nhà lãnh đạo Đức đã bày tỏ sự tôn trọng quyết định từ chức của Thủ tướng Anh, đồng thời cho rằng bà và Thủ tướng Anh đã có quan hệ hợp tác tin cậy và tốt đẹp.
Theo bà Fietz, Thủ tướng Merkel cũng cam kết tiếp tục làm việc với Thủ tướng May trên tinh thần như vậy cho đến khi nhà lãnh đạo Anh từ chức. Bà Merkel nhấn mạnh: "Berlin mong muốn duy trì sự hợp tác chặt chẽ và quan hệ mật thiết với Chính phủ Anh".
Trong khi đó, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết Nga đang theo dõi sát sao tiến trình liên quan tới vấn đề Brexit ở Anh, đồng thời bày tỏ mong muốn một EU ổn định.
Phát biểu với báo giới, ông Peskov nêu rõ: "Chúng tôi đang theo dõi sát tiến trình liên quan Brexit, bởi vấn đề này chắc chắn gây ảnh hưởng tới cả nước Anh và EU. Lý do là vì EU là đối tác kinh tế và thương mại lớn của chúng tôi, và chúng tôi muốn một đối tác có thể dự đoán được, ổn định và phát triển".
Bình luận về quyết định từ chức của Thủ tướng Theresa May, đại diện Điện Kremlin cho rằng, bà May giữ chức Thủ tướng Anh đúng vào thời điểm mối quan hệ Anh-Nga đầy khó khăn.
Trước đó, cùng ngày, Thủ tướng May thông báo bà sẽ từ chức Chủ tịch đảng Bảo thủ vào ngày 7/6 tới sau khi không thể thuyết phục các nghị sỹ ủng hộ thỏa thuận Brexit mà bà đạt được với EU hồi cuối năm ngoái.
Quyết định của bà May sẽ mở đường cho đảng Bảo thủ bầu lãnh đạo mời và nước Anh sẽ có một Thủ tướng mới. Người kế nhiệm Thủ tướng May sẽ được lựa chọn theo tiến trình gồm hai giai đoạn, theo đó hai ứng cử viên cuối cùng sẽ đối mặt với một cuộc bỏ phiếu kín của 125.000 thành viên đảng Bảo thủ.
Bà May sẽ là Thủ tướng tạm quyền của Anh trong suốt cuộc bầu cử lãnh đạo đảng Bảo thủ kéo dài khoảng 6 tuần. Quá trình này có thể sẽ bắt đầu sau chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Donald Trump tới London./.
- Từ khóa :
- brexit
- thỏa thuận brexit
- anh rời eu
- anh
- eu
- thủ tướng theresa may
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Anh hoãn kế hoạch tổ chức bỏ phiếu liên quan tới tiến trình Brexit
19:28' - 23/05/2019
Chính phủ Anh quyết định hoãn kế hoạch tổ chức cuộc bỏ phiếu quan trọng tại quốc hội nước này liên quan tới tiến trình đưa Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) hay còn gọi là Brexit
-
Kinh tế Thế giới
Bất đồng về quyền đấu thầu các hợp đồng quốc phòng hậu Brexit
05:30' - 23/05/2019
Các quan chức quốc phòng Mỹ và các nhà ngoại giao EU đã lên tiếng cảnh báo rằng lập trường cứng rắn của Pháp có nguy cơ gây chia rẽ trong nội bộ các nước thành viên NATO.
-
Kinh tế Thế giới
EU đưa ra quan điểm rõ ràng về Brexit
08:02' - 21/05/2019
EU cảnh báo rằng với bất cứ thay đổi chính trị nào ở Anh, các phương án của họ bị giới hạn và không thay đổi - đó là đạt được thỏa thuận, không thỏa thuận hoặc không có Brexit.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
UNIDO, WTO và IMF lo ngại về tác động tiêu cực của thuế quan Mỹ
16:23'
Nhiều tổ chức quốc tế như UNIDO, WTO và IMF đã bày tỏ lo ngại về các tác động tiêu cực của thuế quan Mỹ với tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc ứng phó với lệnh kiểm soát xuất khẩu đất hiếm của Trung Quốc
16:07'
Các doanh nghiệp Hàn Quốc như LS và POSCO đang nhanh chóng có biện pháp sau khi Trung Quốc áp đặt lệnh hạn chế xuất khẩu đất hiếm để đáp trả đòn thuế quan của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Hệ thống điện Indonesia sẽ được bổ sung thêm hơn 2GW trong năm nay
15:37'
Indonesia đặt mục tiêu tăng công suất thêm hơn 2.000 MW, tương đương 2 Gigawatt (GW) điện năng trong năm 2025, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng và hướng đến mục tiêu tự chủ năng lượng quốc gia.
-
Kinh tế Thế giới
LNG- giải pháp mới của Trung Quốc trong câu chuyện thuế quan với Mỹ
12:25'
Trung Quốc đã dừng hoàn toàn việc nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ Mỹ trong hơn 10 tuần qua.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan có thể tác động tiêu cực đến trung tâm tài chính hàng đầu châu Âu
08:16'
Kết quả khảo sát cũng cho thấy có sự sụt giảm về lòng tin sau khi Mỹ thông báo kế hoạch thuế quan mới.
-
Kinh tế Thế giới
Tuyến vận tải biển quan trọng của thế giới đứng trước nhiều nguy cơ
08:15'
Mức thuế quan mới nhất do Mỹ áp đặt đối với hàng hóa Trung Quốc có thể ảnh hưởng đến hoạt động thương mại toàn cầu, qua đó tác động tiêu cực đến Kênh đào Suez.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia tăng nhập khẩu từ Mỹ, giảm đơn hàng từ các nước khác
21:37' - 18/04/2025
Indonesia sẽ tăng nhập khẩu thực phẩm và hàng hóa của Mỹ, đồng thời giảm đơn đặt hàng từ các nước khác. Đây là tuyên bố của Bộ trưởng Kinh tế Indonesia Airlangga Hartarto tại Washington ngày 18/4.
-
Kinh tế Thế giới
Thúc đẩy Hiệp định khung kinh tế số ASEAN hướng tới mục tiêu 2 nghìn tỷ USD
16:21' - 18/04/2025
Với tiềm năng nền kinh tế số ASEAN có thể đạt 2.000 tỷ USD vào năm 2030, Malaysia với tư cách Chủ tịch ASEAN năm 2025 đang nỗ lực thúc đẩy triển khai Hiệp định khung kinh tế số ASESAN.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản lo ngại thuế quan Mỹ tác động tiêu cực tới xuất khẩu nông sản
15:11' - 18/04/2025
Chính sách thuế đối ứng mà Tổng thống Mỹ Donald Trump đang theo đuổi khiến giới chức Nhật Bản lo ngại sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến nỗ lực mở rộng xuất khẩu nông sản và thực phẩm sang thị trường Mỹ.